Thế giới 7 ngày:

“Cú hích” mới cho quan hệ đối tác chiến lược đặc biệt Nga-Ấn Độ

VOV.VN -Tổng thống Nga Putin thăm chính thức Ấn Độ, Mỹ tăng viện trợ cho Ukraine, biểu tình lan rộng tại Mỹ bảo vệ người da màu...

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin New Delhi ngày 11/12/2014 (Ảnh Reuters)
1. Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/12 tới thủ đô New Delhi bắt đầu  chuyến thăm chính thức 2 ngày tại Ấn Độ. Trong bối cảnh bị phương Tây trừng phạt kinh tế liên quan tới vấn đề Ukraine, sự xuống dốc của giá dầu mỏ trên thị trường thế giới và nguy cơ suy thoái kinh tế, Nga cần thúc đẩy quan hệ với Ấn Độ trên nhiều lĩnh vực, trong đó hợp tác năng lượng được xem là động lực mới trong quan hệ song phương.

Theo các nhà phân tích, chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Nga lần này là rất “đúng lúc”, bởi có thể nói chưa bao giờ Nga và Ấn Độ, lại cần nhau như lúc này. 

20 thỏa thuận hợp tác được ký kết sau cuộc gặp cấp cao giữa Tổng thống Putin và Thủ tướng Modi  là minh chứng rõ nhất cho quan hệ đối tác chiến lược đặc biệt giữa hai nước, tạo ra những “cú hích mới” cho cả Nga và Ấn Độ trong thời gian tới. Phát biểu tại cuộc họp báo chung sau cuộc gặp, Thủ tướng Ấn Độ Modi khẳng định: "Nga là đối tác quốc phòng hàng đầu của Ấn Độ".

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov (Ảnh Reuters)

2. Ngày 12/12, Ukraine xác nhận Mỹ công bố khoản viện trợ cho nước này trị giá 350 triệu USD (tương đương 280 triệu Euro), cùng “Đạo luật Hỗ trợ Tự do Ukraine 2014”, xác định Kiev là đồng minh của Mỹ cho dù chưa là thành viên của NATO.

Khoản viện trợ được thông qua trong bối cảnh phương Tây đang chuẩn bị một lệnh trừng phạt mới vào kinh tế Nga vốn đang bị ảnh hưởng do các lệnh trừng phạt trước và giá dầu sụt giảm.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov ngày 13/12 nhấn mạnh, Nga sẽ không thể ngồi yên nếu Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt mới. Thứ trưởng Rybakov cho rằng, việc Quốc hội Mỹ thông qua dự luật hỗ trợ vũ khí phi sát thương cho Ukraine và gia tăng cấm vận hơn nữa đối với ngành công nghiệp quân sự Nga là “không thể chấp nhận được” và thể hiện rõ “tư tưởng bài Nga” của nước này.

Ông Rybakov khẳng định, Nga sẽ đáp trả mọi lệnh trừng phạt mới của Mỹ nhằm vào nước này liên quan tới cuộc khủng hoảng tại Ukraine.

Ukraine hoan nghênh quyết định viện trợ của Mỹ cùng “Đạo luật Hỗ trợ Tự do Ukraine 2014” (Ảnh AFP)
 

3. Chính phủ Ukraine hôm 12/12 hoan nghênh "Đạo luật Hỗ trợ Tự do Ukraine 2014" của Mỹ, cho phép Washington cung cấp vũ khí sát thương cho chính quyền ở Kiev. Các nghị sỹ Ukraine gọi đây là “quyết định mang tính lịch sử” bởi lâu nay chính quyền ở Kiev đã hối thúc phương Tây hỗ trợ quân sự nhưng đến nay chỉ nhận được những thiết bị không sát thương. 

Phản ứng với sự kiện đó, Bộ Ngoại giao Nga cho rằng, “Đạo luật ủng hộ tự do Ukraine” của Mỹ thể hiện “sự đối đầu công khai” với Moscow và là một “quả bom” dội vào quan hệ song phương.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich nêu rõ, “Đạo luật ủng hộ tự do Ukraine của Mỹ” đã được 2 viện của Quốc hội thông qua “mà không thảo luận và bỏ phiếu theo đúng quy tắc” và điều đó “vô cùng đáng tiếc”.

Thượng nghị sĩ Mỹ Ted Cruz trao đổi với báo giới sau khi Thượng viện thông qua dự luật chi tiêu 1.100 tỷ USD cho năm tài chính 2015 tại Tòa nhà quốc hội ở Washington, ngày 13/12/2014 (Ảnh Reuters)
4. Quốc hội Mỹ đã thông qua dự thảo ngân sách trị giá 1.100 tỷ USD vào tối muộn hôm 13/12 (theo giờ Mỹ).  Như vậy chính phủ Mỹ đã thoát khỏi nguy cơ đóng cửa nhãn tiền sau khi dự luật mới được cả Thượng viện  và Hạ viện thông qua. Tỷ lệ phiếu bầu 56-40 nghiêng về gói đề xuất của Tổng thống Obama, theo đó ngân sách sẽ được cung cấp cho toàn bộ chính phủ Mỹ hoạt động đến hết ngày 30/9 của năm tài chính này. Nó cũng vạch ra một tiến trình mới cho các kế hoạch lương hưu liên quan tới hơn 1 triệu người hưu trí, bao gồm cả khả năng cắt giảm các phúc lợi.
Trước đó, ngày 12/12, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật chi tiêu quốc phòng trị giá 585 tỷ USD cho các hoạt động của Lầu Năm Góc trong năm tài chính 2015. Dự luật chi tiêu quốc phòng này sẽ cung cấp 521,3 tỷ USD cho ngân sách năm 2015 của Lầu Năm Góc và 63,7 tỷ USD cho các hoạt động quân sự ở Afghanistan và Iraq. Với số tiền này, chính quyền của Tổng thống Barack Obama có thể mở rộng chiến dịch chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS)  ở Iraq và Syria. 

Hàng ngàn người biểu tình ở nhiều thành phố của Mỹ để phản đối vụ giết hại người da màu không vũ trang của cảnh sát (Reuters)

 

5. Người biểu tình tại New York đã đổ ra đường vào đêm 5/12 để phản đối việc một cảnh sát da trắng bắn chết một người da màu tại đây vào tháng 11.

Việc cảnh sát da trắng bắn hạ anh Akai Gurley, một người da màu 28 tuổi trong một cầu thang vào ban đêm tại quận Brooklyn, New York, là vụ mới nhất trong hàng loạt các vụ cảnh sát da trắng bắn hạ người da đen tại Mỹ khiến cho người dân tại đây hết sức phẫn nộ.

Trước đó, làn sóng biểu tình nổ ra từ ngày 3/11 khi một bồi thẩm đoàn tại New York từ chối xét xử sĩ quan cảnh sát da trắng Daniel Pantaleo vì đã kẹp cổ đến chết ông Eric Garner, một người đàn ông da màu 43 tuổi có 6 con.

Những vụ việc như vậy xảy ra trong bối cảnh dư luận vẫn còn giận dữ sau vụ cảnh sát da trăng bắn chết một thiếu niên da màu tại Ferguson. Hôm 13/12, hàng ngàn người biểu tình đã đổ ra các đường phố tại nhiều thành phố lớn trên khắp nước Mỹ, tuần hành đòi công lý cho những người da màu tại Mỹ.

Tại thủ đô Washington, khoảng 50.000 người tuần hành tại đại lộ Pensylvania tới trung tâm thủ đô mang theo các băng rôn khẩu hiệu “Không có công lý thì cũng không có hòa bình”, “Hãy thực hiện công lý ngay lập tức”, hàng nghìn người biểu tình đã tràn ra các tuyến đường lớn, khiến giao thông tê liệt.

Cũng trong ngày 13/12 (giờ Mỹ), cảnh sát đã bắt giữ 45 người chỉ vài giờ sau khi hàng ngàn người xuống đường ở San Francisco và Oakland (Mỹ) để tham gia các cuộc biểu tình phần lớn là hòa bình. Các cuộc biểu tình này nằm trong một cuộc biểu tình chung toàn quốc chống lại việc cảnh sát đã sát hại những người da màu.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chào đón các cử tri trong chiến dịch bầu cử Hạ viện ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 13/12/2014, đêm trước cuộc bầu cử (Ảnh EFE)
6. Vào lúc 7h sáng nay (14/12) theo giờ địa phương (tức 5h sáng theo giờ Việt Nam), khoảng 48.000 điểm bỏ phiếu trên toàn Nhật Bản đã mở cửa bắt đầu cuộc bầu cử vào Hạ viện của nước này. Cuộc tổng tuyển cử lần này có 1191 ứng cử viên bao gồm ứng cử viên thuộc 11 chính đảng và ứng cử viên tự do chạy đua vào 475 ghế tại Hạ viện Nhật Bản.
Cuộc bầu cử Hạ viện lần này được xem là cuộc trưng cầu ý dân về chính sách kinh tế của Thủ tướng Shinzo Abe, hay còn được biết đến với tên gọi chính sách Abenomics. 
Tuy nhiên, các cuộc thăm dò dư luận đều cho thấy nhiều khả năng chỉ có hơn một nửa tổng số cử tri đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử lần này. Thống kê ban đầu cho thấy tỷ lệ đi bỏ phiếu tính đến 16h chiều nay theo giờ địa phương chỉ đạt 29,11%, thấp nhất từ trước đến nay

Đây sẽ là tỷ lệ đi bỏ phiếu thấp trong trong lịch sử Nhật Bản kể từ sau chiến tranh. Điều này đồng nghĩa với việc cho dù chiến thắng Thủ tướng Abe cũng sẽ khó có được tỷ lệ ủng hộ cao từ người dân.

Bộ trưởng Bộ Môi trường, Chủ tịch Hội nghị COP20 Manuel Pulgar-Vidal phát biểu khai mạc Hội nghị biến đổi khí hậu ở Lima, Peru, ngày 1/12/2014 (Ảnh AP)
7. Hội nghị Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 20 (COP-20) diễn ra 2 tuần tại thủ đô Lima, Peru từ ngày 1/12, với đại biểu của 190 nước tham gia. Cũng giống như những lần họp trước đó, dù đều chung quyết tâm chống biến đổi khí hậu, song các nước tham gia lại bất đồng gay gắt về vấn đề phân chia trách nhiệm nhằm tăng cường hiệu quả và sự phối hợp trong cuộc chiến dài hơi này.

Hội nghị COP- 20 đã đối mặt với thất bại sau khi Trung Quốc và Mỹ đã không thể thỏa hiệp được với nhau cho một thỏa thuận. Hội nghị lần này đã phải kéo dài thêm một ngày so với dự kiến do các nhà đàm phán vẫn không thu hẹp được bất đồng xung quanh thỏa thuận cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính giữa các nước giàu và nước nghèo. Theo đó, thư ký hội nghị buộc phải thông báo kéo dài phiên họp sang ngày 13/12 giờ địa phương (tức sáng ngày 14/12 theo giờ Việt Nam) để nhóm làm việc hoàn tất văn bản cuối cùng trước khi đưa ra thông qua tại vòng thảo luận ở Paris (Pháp) năm 2015.

Sáng sớm nay (14/12), các nhà đàm phán đến từ hơn 190 quốc gia đã thông qua được một dự thảo thỏa thuận.
Dự thảo này, còn được gọi là “Lời kêu gọi cho hành động về khí hậu tại Lima”, sẽ lần đầu tiên yêu cầu tất cả các quốc gia, các nền kinh tế mới nổi cũng như các quốc gia giàu có, cần hành động nhằm ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu. 

Thỏa hiệp này được xem là bước đi quan trọng đầu tiên nhằm hướng tới việc hình thành một thỏa thuận lịch sử về chống biến đổi khí hậu toàn cầu, dự kiến được thông qua tại Paris vào cuối năm 2015, thay thế cho Nghị định thư Kyoto mặc dù các nhà đàm phán tại Lima thừa nhận rằng, còn rất nhiều công việc khó khăn mà các nước phải làm trước Hội nghị Paris. 

Nhân viên cứu hộ Indonesia đưa một thi thể nạn nhân vụ lở đất tại làng Jemblung, Quận Banjarnegara, Trung tâm Java, Indonesia, 13/12/2014 (Ảnh EFE)

8. Ngày 13/12, giới chức Indonesia cho biết, một trận lở đất ở nước này đã khiến hàng chục người thiệt mạng và gần 100 người khác mất tích. Vụ lở đất xảy ra tại làng Jemblung, miền Trung Java vào cuối ngày 12/12. Theo Cơ quan Thảm họa quốc gia Indonesia, khoảng 200 nhân viên cứu hộ và 500 người tình nguyện đang chạy đua với thời gian, cố gắng đào bới các đống bùn đất và các đống đổ nát của hàng chục ngôi nhà bị sập sau trận lở đất tại làng Jemblung ở miền trung Java với hy vọng có thể giải cứu các nạn nhân.

Hôm nay (14/12), công tác tìm kiếm cứu hộ các nạn nhân trong vụ lở đất vẫn tiếp tục diễn ra khẩn trương.
Tổng thống Joko Widodo đã tới thị sát khu vực xảy ra thảm họa để đánh giá tình hình, xem xét việc triển khai các máy móc hạng nặng giúp dọn dẹp đường sá đang bị phong tỏa. 

Mưa lớn kéo theo lở đất nghiêm trọng đã khiến khoảng 100 ngôi nhà bị chôn vùi.. Gần 600 người dân đã được sơ tán do lo ngại có thể tiếp tục xảy ra lở đất. Cơ quan giảm thiểu thảm họa quốc gia Indonesia thông báo, lở đất đã cướp đi sinh mạng của hơn 2 chục người, hiện vẫn còn gần 90 người mất tích tại quận Banjarnegara./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chính phủ Ukraine hoan nghênh việc viện trợ vũ khí sát thương của Mỹ
Chính phủ Ukraine hoan nghênh việc viện trợ vũ khí sát thương của Mỹ

VOV.VN - Tuy nhiên, Nga cho rằng, việc Mỹ viện trợ vũ khí sát thương cho Ukraine thể hiện “sự đối đầu công khai” với Moscow và là quả bom trong quan hệ 2 nước.

Chính phủ Ukraine hoan nghênh việc viện trợ vũ khí sát thương của Mỹ

Chính phủ Ukraine hoan nghênh việc viện trợ vũ khí sát thương của Mỹ

VOV.VN - Tuy nhiên, Nga cho rằng, việc Mỹ viện trợ vũ khí sát thương cho Ukraine thể hiện “sự đối đầu công khai” với Moscow và là quả bom trong quan hệ 2 nước.

Nước Mỹ rung chuyển vì các cuộc biểu tình đòi công lý cho người da màu
Nước Mỹ rung chuyển vì các cuộc biểu tình đòi công lý cho người da màu

VOV.VN - Thực sự đã hình thành một phong trào biểu tình quy mô với sự tham gia của hàng chục ngàn người ở nhiều thành phố lớn của nước Mỹ.

Nước Mỹ rung chuyển vì các cuộc biểu tình đòi công lý cho người da màu

Nước Mỹ rung chuyển vì các cuộc biểu tình đòi công lý cho người da màu

VOV.VN - Thực sự đã hình thành một phong trào biểu tình quy mô với sự tham gia của hàng chục ngàn người ở nhiều thành phố lớn của nước Mỹ.

Cảnh sát Mỹ bắt giữ 45 người biểu tình ở khu vực vịnh San Francisco
Cảnh sát Mỹ bắt giữ 45 người biểu tình ở khu vực vịnh San Francisco

VOV.VN - Người biểu tình nằm rạp xuống đường giả chết, treo hình nộm thể hiện các nạn nhân da đen bị người da trắng Mỹ treo cổ…

Cảnh sát Mỹ bắt giữ 45 người biểu tình ở khu vực vịnh San Francisco

Cảnh sát Mỹ bắt giữ 45 người biểu tình ở khu vực vịnh San Francisco

VOV.VN - Người biểu tình nằm rạp xuống đường giả chết, treo hình nộm thể hiện các nạn nhân da đen bị người da trắng Mỹ treo cổ…

Quan hệ Nga- Ấn Độ: Trung tâm quyền lực mới tại châu Á
Quan hệ Nga- Ấn Độ: Trung tâm quyền lực mới tại châu Á

VOV.VN - Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/12 tới thủ đô New Delhi bắt đầu chuyến thăm chính thức 2 ngày tại Ấn Độ.

Quan hệ Nga- Ấn Độ: Trung tâm quyền lực mới tại châu Á

Quan hệ Nga- Ấn Độ: Trung tâm quyền lực mới tại châu Á

VOV.VN - Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/12 tới thủ đô New Delhi bắt đầu chuyến thăm chính thức 2 ngày tại Ấn Độ.

Thượng viện Mỹ thông qua Ngân sách Quốc phòng
Thượng viện Mỹ thông qua Ngân sách Quốc phòng

VOV.VN - Dự luật chi tiêu quốc phòng này sẽ cung cấp 521,3 tỷ USD cho ngân sách năm 2015 của Lầu Năm Góc và 63,7 tỷ USD cho các hoạt động quân sự ở Afghanistan và Iraq.

Thượng viện Mỹ thông qua Ngân sách Quốc phòng

Thượng viện Mỹ thông qua Ngân sách Quốc phòng

VOV.VN - Dự luật chi tiêu quốc phòng này sẽ cung cấp 521,3 tỷ USD cho ngân sách năm 2015 của Lầu Năm Góc và 63,7 tỷ USD cho các hoạt động quân sự ở Afghanistan và Iraq.

Quốc hội Mỹ thông qua gói ngân sách 1.100 tỷ USD cho Chính quyền Obama
Quốc hội Mỹ thông qua gói ngân sách 1.100 tỷ USD cho Chính quyền Obama

VOV.VN - Như vậy chính phủ Mỹ đã thoát khỏi nguy cơ đóng cửa nhãn tiền sau khi dự luật mới được cả Thượng viện thông qua.

Quốc hội Mỹ thông qua gói ngân sách 1.100 tỷ USD cho Chính quyền Obama

Quốc hội Mỹ thông qua gói ngân sách 1.100 tỷ USD cho Chính quyền Obama

VOV.VN - Như vậy chính phủ Mỹ đã thoát khỏi nguy cơ đóng cửa nhãn tiền sau khi dự luật mới được cả Thượng viện thông qua.