Sơn La tăng cường phòng, chống các bệnh truyền nhiễm mùa hè

VOV.VN - Thời điểm này, Sơn La đang bước vào mùa hè với khí hậu nắng nóng, độ ẩm không khí cao. Đây là những điều kiện thuận lợi cho nhiều mầm bệnh truyền nhiễm phát sinh, phát triển. Ngành chức năng địa phương đang tích cực triển khai nhiều giải pháp ứng phó.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Sơn La (CDC Sơn La), từ đầu năm đến nay, các bệnh truyền nhiễm đang có số ca mắc cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể: Bệnh Sởi ghi nhận gần 20 ca (tăng 700%), Viên gan virus B 15 ca (tăng 115%), Viêm não virus 07 ca (tăng 40%)....

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, CDC Sơn La đã phối hợp với các lực lượng liên quan đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, ý thức của người dân trong phòng dịch. 

Các giải pháp trọng tâm bao gồm thực hiện tốt nguyên tắc “ăn chín, uống sôi”; rửa tay bằng xà phòng trước, sau khi ăn uống, chế biến thức ăn, đi vệ sinh;

Thường xuyên vệ sinh khu vực sinh sống, phát quang bụi rậm, lật úp chai, lọ... tránh có nước đọng tạo điều kiện cho muỗi phát triển để phòng bệnh sốt xuất huyết...Khi phát hiện bệnh, không tự ý điều trị tại nhà mà đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để bệnh lây lan.

Bác sĩ Lê Hồng Trường, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Sơn La cho biết: "Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh đã củng cố các đội cơ động phòng chống dịch, chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, hóa chất, trang thiết bị phòng chống dịch để sẵn sàng đáp ứng khi có dịch bệnh xảy ra.

Bên cạnh đó, trung tâm cũng chủ động giám sát chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt của nhân dân, giám sát các vectơ truyền bệnh; tổ chức các chiến dịch  diệt bọ gậy, phun hóa chất diệt muỗi, khử khuẩn tại hộ gia đình, trường học,... tại các vùng có nguy cơ cao".

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Làm sao ứng phó hiệu quả với nguy cơ gia tăng các bệnh truyền nhiễm mới?
Làm sao ứng phó hiệu quả với nguy cơ gia tăng các bệnh truyền nhiễm mới?

VOV.VN - Mới đây, ngành Y tế đã đưa ra dự báo các dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi có thể gia tăng trong năm 2024, tiềm ẩn nguy cơ đe dọa sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là sau những năm dịch COVID-19 hoành hành. Dự báo này là có căn cứ và đã manh nha xuất hiện những dấu hiệu nhận biết đầu tiên.

Làm sao ứng phó hiệu quả với nguy cơ gia tăng các bệnh truyền nhiễm mới?

Làm sao ứng phó hiệu quả với nguy cơ gia tăng các bệnh truyền nhiễm mới?

VOV.VN - Mới đây, ngành Y tế đã đưa ra dự báo các dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi có thể gia tăng trong năm 2024, tiềm ẩn nguy cơ đe dọa sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là sau những năm dịch COVID-19 hoành hành. Dự báo này là có căn cứ và đã manh nha xuất hiện những dấu hiệu nhận biết đầu tiên.

Từ ngày 20/10, COVID-19 chính thức chuyển sang bệnh truyền nhiễm nhóm B
Từ ngày 20/10, COVID-19 chính thức chuyển sang bệnh truyền nhiễm nhóm B

VOV.VN - Ngày 19/10, Bộ Y tế có Quyết định chuyển COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A mà chuyển sang nhóm B theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, từ ngày 20/10.

Từ ngày 20/10, COVID-19 chính thức chuyển sang bệnh truyền nhiễm nhóm B

Từ ngày 20/10, COVID-19 chính thức chuyển sang bệnh truyền nhiễm nhóm B

VOV.VN - Ngày 19/10, Bộ Y tế có Quyết định chuyển COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A mà chuyển sang nhóm B theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, từ ngày 20/10.

Mua bán động vật hoang dã, con người đối mặt với nhiều dịch bệnh truyền nhiễm
Mua bán động vật hoang dã, con người đối mặt với nhiều dịch bệnh truyền nhiễm

VOV.VN - Mua bán động vật hoang dã xuyên quốc gia có thể làm lây lan, phát tán virus corona và các bệnh truyền nhiễm khác. Đồng thời, hoạt động phòng ngừa dịch bệnh cần phải tập trung vào các tác nhân gây bệnh có nguồn gốc từ động vật hoang dã.

Mua bán động vật hoang dã, con người đối mặt với nhiều dịch bệnh truyền nhiễm

Mua bán động vật hoang dã, con người đối mặt với nhiều dịch bệnh truyền nhiễm

VOV.VN - Mua bán động vật hoang dã xuyên quốc gia có thể làm lây lan, phát tán virus corona và các bệnh truyền nhiễm khác. Đồng thời, hoạt động phòng ngừa dịch bệnh cần phải tập trung vào các tác nhân gây bệnh có nguồn gốc từ động vật hoang dã.