“Chỉ cần 7.000 tỷ đồng để đổi mới sách giáo khoa”

VOV.VN -Đổi mới SGK nên được thực hiện đồng loạt và chú trọng đến thẩm định nội dung sẽ tiết kiệm kinh phí đầu tư.

Chương trình, sách giáo khoa (SGK) mới sẽ được lần lượt triển khai bắt đầu ở lớp 1, 6 và lớp 10 từ năm học 2016-2017. Đến năm học 2021-2022, các lớp cuối cấp đều thực hiện chương trình và SGK mới. Đây là lộ trình được nêu rõ trong dự thảo mới nhất của Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông sau năm 2015.

Lộ trình đổi mới SGK đang được đặt trên bàn thảo luận sôi nổi nhưng việc thay đổi chương trình SGK của từng lớp học bị phân tán và chia làm nhiều giai đoạn đang khiến Phó giáo sư (PGS) Văn Như Cương- người có nhiều đóng góp cho việc biên soạn, đổi mới chương trình sách giáo khoa THPT băn khoăn, lo lắng.

Không thể biên soạn theo kiểu cắt khúc, cuốn chiếu

Từ năm 1945 đến nay, nước ta có 3 lần thay đổi chương trình SGK, với cách làm cắt khúc, cuốn chiếu thay dần kiểu “vừa chạy, vừa xếp hàng” dẫn đến nền giáo dục bất ổn triền miên, kinh phí biên soạn ngày càng tăng và sau mỗi lần thay sách thì sự thất vọng của xã hội về SGK lại càng tăng lên.

Phó giáo sư (PGS) Văn Như Cương cho rằng, việc thay SGK phổ thông theo hình thức như trên sẽ không mang lại kết quả khả quan trong việc thúc đẩy đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục.

Theo dự kiến, Bộ GD-ĐT đưa ra lộ trình là khoảng 2022 sẽ kết thúc Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, nhưng kinh nghiệm cho thấy thời gian có thể phải kéo dài đến năm 2024. Trong khoảng 10 năm để Việt Nam thực hiện thay đổi cơ bản và toàn diện nền giáo dục là quá dài, khó chấp nhận được nếu như trên thế giới có những cuộc cải cách toàn diện về giáo dục. Lúc đó, nước ta sẽ rơi vào thế bị động và không thể theo kịp với nền giáo dục trên thế giới khi mà việc đổi mới toàn diện nền giáo dục của nước ta chưa kịp hoàn thành.

Việc biên soạn SGK không thể theo kiểu người này viết xong thì người khác vẫn đang nghiên cứu. Làm như vậy là không khoa học, dễ xảy ra sự chồng chéo và phải chỉnh sửa nhiều lần.

Nếu trong một trường học, học sinh lớp 1, 2, 3 học theo chương trình SGK mới nhưng lớp 4, 5 vẫn học theo SGK cũ thì sẽ khiến cho nhà trường khó quản lý, tổ chức điều hành giảng dạy. Hơn nữa, việc biên soạn SGK theo hình thức cuốn chiếu sẽ chỉ làm tăng chi phí chỉnh sửa, bổ sung và phát hành...

PGS Văn Như Cương kiến nghị với Bộ GD-ĐT và Ủy ban Văn hóa-Giáo dục-Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội rằng, việc đổi mới chương trình SGK phổ thông nên được thực hiện đồng loạt từ lớp 1 đến 12, chứ không nên thực hiện manh mún, chắp vá, tránh thay đổi nhiều, gây xáo trộn trong giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh.

PGS Văn Như Cương: Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông chỉ cần 7.000 tỷ đồng, chứ không lên đến con số 70.000 tỷ đồng

70.000 tỷ đồng không thể chập nhận được, 35.000 tỷ đồng sẽ sử dụng cụ thể như thế nào?

Theo như dự toán của Bộ GD-ĐT xin ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành, Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông có thể phải tiêu tốn lên con số kỷ lục là 70.000 tỷ đồng.

Mới đây, trong Phiên họp thứ 27, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII diễn ra sáng 14/4, Thứ trưởng GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển trình bày, để xây dựng chương trình và SGK, dạy thử nghiệm và đại trà... sẽ cần gần 35.000 tỷ đồng. Đó là chưa kể tiền xây dựng cơ sở vật chất ở những trường chưa đủ điều kiện trong 1-2 năm tới.

Vì thế, nhiều ý kiến cho rằng, trong khi ngân sách dành cho giáo dục còn hạn chế thì nên biên soạn SGK theo hình thức cuốn chiếu, rải rác theo từng cấp, lớp học có thể thực hiện.

Tuy nhiên, PGS Văn Như Cương lại cho rằng, việc biên soạn SGK không thể “câu giờ”, kéo dài  từ 10 đến 15 năm hay lâu hơn nữa mà chỉ nên thực hiện trong vòng 5 năm. Con số 70.000 tỷ đồng để biên soạn SGK là con số hoang tưởng, không thể chấp nhận được. Nếu biên soạn một cách đồng loạt sẽ tiết kiệm ngân sách hơn nhiều so với biên soạn theo hình thức cuốn chiếu.

Theo Bộ GD-ĐT, trong dự thảo Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông có dự toán kinh phí 70.000 tỷ đồng, nhưng không phải tất cả số tiền đó chi cho việc biên soạn chương trình SGK, mà việc biên soạn chương trình chỉ dự kiến chi là hơn 960 tỷ đồng. Số còn lại dành cho các công việc khác như: xây dựng cơ sở vật chất trường học khoảng 35.000 tỷ đồng; mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy học khoảng 30.000 tỷ đồng; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý với hơn 390 tỷ đồng…

Với dự toán kinh phí như trên, PGS Văn Như Cương phân vân trong việc sử dụng 35.000 tỷ đồng để xây dựng cơ sở vật chất trường học. Liệu sẽ có bao nhiêu trường học được xây dựng, mỗi trường sẽ được thụ hưởng bao nhiêu tiền trong khi đất nước ta đã và đang xóa trường học tranh tre nứa lá bằng nguồn vốn từ trái phiếu Chính phủ?

Ngoài ra, trong Đề án còn đề cập tới khoản tiền “sửng sốt” để mua thiết bị giáo dục mới, nhưng thực tế hiện nay nhiều thiết bị vẫn không được sử dụng hiệu quả hoặc đang đắp chiếu vì bị hỏng hóc. Nếu sử dụng hàng chục tỷ đồng đầu tư mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy học mà đắp chiếu để đó hoặc sử dụng không hiệu quả thì là một sự lãng phí quá lớn.

PGS Văn Như Cương cho rằng, việc biên soạn đồng loạt chương trình SGK từ lớp 1 đến 12 chỉ tiêu tốn khoảng 7.000 tỷ đồng (bằng 1/10 số tiền 70.000 tỷ đồng). Số tiền chủ yếu dành cho biên soạn chương trình SGK mới nên tập trung vào khâu chọn lọc, thẩm định nội dung một cách khoa học để tránh phải chỉnh sửa nhiều lần.

PGS Văn Như Cương đưa ra đề xuất việc biên soạn SGK có thể theo hình thức “trại viết sách giáo khoa”, các nhóm tác giả cùng một cuốn sách có thể trao đổi với nhau và với nhóm tác giá các cuốn khác cùng môn ở lớp dưới, lớp trên hoặc với tác giả các môn lân cận. Thông qua việc kiểm tra chéo và thẩm định kỹ lưỡng giữa các nhóm, những sai sót trong SGK mới sẽ được hạn chế tới mức tối đa./.

Dự thảo "Đề án xây dựng chương trình và sách giáo khoa phổ thông sau 2015" mà Bộ GD-ĐT xây dựng chia làm 2 giai đoạn. Trong đó, năm 2014 - 2015 sẽ hoàn thành cơ sở khoa học cũng như chuẩn bị các nguồn lực xây dựng, biên soạn và thẩm định chương trình và SGK. Biên soạn SGK thử nghiệm các lớp 1, 6 và 10.

Giai đoạn 2016 - 2022, hoàn thành việc thử nghiệm và ban hành chương trình - SGK mới và tiếp tục biên soạn thử nghiệm các môn học 9 lớp còn lại; hoàn thành việc thử nghiệm và đánh giá.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Có thể cho phép biên soạn nhiều bộ sách giáo khoa
Có thể cho phép biên soạn nhiều bộ sách giáo khoa

VOV.VN -GS.TSKH Đào Trọng Thi: Phải có chương trình chuẩn trước, sau đó trên cơ sở này cho phép biên soạn nhiều bộ SGK.

Có thể cho phép biên soạn nhiều bộ sách giáo khoa

Có thể cho phép biên soạn nhiều bộ sách giáo khoa

VOV.VN -GS.TSKH Đào Trọng Thi: Phải có chương trình chuẩn trước, sau đó trên cơ sở này cho phép biên soạn nhiều bộ SGK.

Đảm bảo 100% học sinh đến trường đều có sách giáo khoa
Đảm bảo 100% học sinh đến trường đều có sách giáo khoa

VOV.VN - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng cho biết, Sở không chỉ đạo và tổ chức phát hành tài liệu tham khảo, bổ trợ.

Đảm bảo 100% học sinh đến trường đều có sách giáo khoa

Đảm bảo 100% học sinh đến trường đều có sách giáo khoa

VOV.VN - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng cho biết, Sở không chỉ đạo và tổ chức phát hành tài liệu tham khảo, bổ trợ.

Sẽ trình Chính phủ về chương trình giảm tải sách giáo khoa
Sẽ trình Chính phủ về chương trình giảm tải sách giáo khoa

Việc giảm tải chương trình sẽ dựa trên yêu cầu phát huy tính sáng tạo, tự học của học sinh và nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên.  

Sẽ trình Chính phủ về chương trình giảm tải sách giáo khoa

Sẽ trình Chính phủ về chương trình giảm tải sách giáo khoa

Việc giảm tải chương trình sẽ dựa trên yêu cầu phát huy tính sáng tạo, tự học của học sinh và nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên.  

Chương trình sách giáo khoa chưa khắc phục được giảm tải
Chương trình sách giáo khoa chưa khắc phục được giảm tải

(VOV)-Cần nhanh chóng thông qua đề án đổi mới căn bản giáo dục toàn diện làm cơ sở cho triển khai chương trình sách giáo khoa mới.

Chương trình sách giáo khoa chưa khắc phục được giảm tải

Chương trình sách giáo khoa chưa khắc phục được giảm tải

(VOV)-Cần nhanh chóng thông qua đề án đổi mới căn bản giáo dục toàn diện làm cơ sở cho triển khai chương trình sách giáo khoa mới.

Năm 2018, các trường có thể dùng sách giáo khoa Lịch sử mới
Năm 2018, các trường có thể dùng sách giáo khoa Lịch sử mới

(VOV) -Bộ sách giáo khoa mới sẽ phải đáp ứng các tiêu chí thu hút sự hứng thú trong học tập của học sinh đối với môn Lịch sử.

Năm 2018, các trường có thể dùng sách giáo khoa Lịch sử mới

Năm 2018, các trường có thể dùng sách giáo khoa Lịch sử mới

(VOV) -Bộ sách giáo khoa mới sẽ phải đáp ứng các tiêu chí thu hút sự hứng thú trong học tập của học sinh đối với môn Lịch sử.

Chất lượng, chương trình sách giáo khoa còn nhiều bất cập
Chất lượng, chương trình sách giáo khoa còn nhiều bất cập

VOV.VN -Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, chương trình sách giáo khoa của chúng ta quá nặng nề, không giảm tải được

Chất lượng, chương trình sách giáo khoa còn nhiều bất cập

Chất lượng, chương trình sách giáo khoa còn nhiều bất cập

VOV.VN -Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, chương trình sách giáo khoa của chúng ta quá nặng nề, không giảm tải được