Chương trình sách giáo khoa chưa khắc phục được giảm tải

(VOV)-Cần nhanh chóng thông qua đề án đổi mới căn bản giáo dục toàn diện làm cơ sở cho triển khai chương trình sách giáo khoa mới.

Chương trình sách giáo khoa còn có tính ổn định thấp vì thường xuyên phải điều chỉnh giảm tải gây khó khăn, lúng túng cho quá trình tổ chức dạy và học. Tuy đã giảm tải nhưng chương trình vẫn còn nặng, ôm đồn và mang tính hàn lâm, thiên về dạy chữ hơn là dạy người, nên hạn chế trong trang bị kỹ năng, phương pháp cho người học, việc chuẩn bị đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất không theo kịp với yêu cầu đổi mới chương trình và phương pháp dạy học mới. Đó là ý kiến của đại biểu Nguyễn Thành Tâm (đoàn Tây Ninh) trước phiên họp Quốc hội ngày 30/5.

Trước những bất cập về chương trình sách giáo khoa, đại biểu Nguyễn Thành Tâm cho rằng, cần chính thức tổng kết một cách toàn diện khách quan khoa học về kết quả của quá trình thay đổi chương trình sách giáo khoa thời gian qua. Ngành Giáo dục nên lắng nghe, tham vấn ý kiến của nhiều đối tượng khác nhau ở những vùng, miền khác nhau để nhận định đánh giá mặt được, mặt hạn chế, yếu kém và đặc biệt rút được những kinh nghiệm cho việc triển khai xây dựng chương trình sách giáo khoa lần này.

Chương trình sách giáo khoa hiện nay được cho là quá "nặng"

Việc xây dựng chương trình sách giáo khoa mới trước khi có đề án đổi mới căn bản giáo dục sẽ có nguy cơ là ta vì mục tiêu nhiệm vụ giáo dục giữa hai đề án. Do vậy, cần nhanh chóng thông qua đề án đổi mới căn bản giáo dục toàn diện làm cơ sở cho triển khai xây dựng chương trình sách giáo khoa hoặc ít nhất cũng phải thực hiện song song hai đề án này để đảm bảo tính đồng bộ. Cần hết sức cân nhắc về thời gian thực hiện, không vì chạy theo mốc thời gian năm 2015 mà không đảm bảo chất lượng của việc xây dựng chương trình sách giáo khoa.

Trong quá trình xây dựng chương trình sách giáo khoa mới cần phải thực hiện công khai, minh bạch đảm bảo lấy ý kiến đóng góp và thực sự tham gia rộng rãi của các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý, các thầy, cô giáo trực tiếp giảng dạy để huy động được trí tuệ, đảm bảo tính khả thi và tạo đồng thuận trong xã hội trong quá trình tổ chức thực hiện.

Đại biểu Nguyễn Thành Tâm đề nghị Quốc hội tổ chức xem xét thảo luận về đề án xây dựng chương trình sách giáo khoa mới trước khi có nghị quyết về vấn đề này, nhằm không chỉ tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức triển khai thực hiện của Chính phủ mà cần thống nhất quan điểm chính sách để có sự đầu tư tương ứng và giám sát chặt chẽ trong quá trình triển khai quy trình sách giáo khoa mới trong tương lai, tránh lặp lại những hạn chế trong thời gian vừa qua.

 

Sinh viên tốt nghiệp không được thị trường lao động đón nhận

 

Bên cạnh sự yếu kém về phân bổ chương trình sách giáo khoa, đại biểu Nguyễn Thành Tâm còn cho rằng, mặc dù trong thời gian qua Bộ Giáo dục-Đào tạo đã có nhiều cố gắng trong việc chấn chỉnh và thành lập, việc thành lập phải đảm bảo chất lượng đào tạo nhưng chưa giải quyết được hết những bất cập giữa tăng quy mô đầu vào với nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục đại học. Nhiều trường vẫn chưa đảm bảo cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý theo chuẩn, uy tín của các trường thấp nên khó khăn trong tuyển sinh và tuyển chất lượng đầu vào không cao.

Trong khi đó, công tác kiểm định công khai chất lượng đã được thực hiện nhưng chỉ là kiểm định nội bộ mà chưa có kiểm định độc lập. Các hình thức đào tạo liên thông, liên kết chiếm tỷ lệ lớn trong số sinh viên các trường, thậm chí có trường mở liên thông liên kết trái quy định gây thiệt thòi cho người học và khó khăn cho công tác quản lý. Cơ cấu ngành nghề đào tạo mất cân đối lớn dẫn đến nguy cơ thừa ở một số ngành dễ dạy, dễ học và có thu nhập trong khi đó những ngành cơ bản, những ngành phục vụ cho sự phát triển của nông nghiệp lại ít trường dạy và cũng không thu hút được sinh viên. Hiện nay, sinh viên ra trường khó tìm được việc làm, làm trái ngành nghề và quan trọng là chất lượng nhân lực không được xã hội đón nhận, đánh giá cao trước yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.

Theo đại biểu Nguyễn Thành Tâm, Chính phủ sớm ban hành các văn bản hướng dẫn dưới Luật Giáo dục đại học đã có hiệu lực nhằm tạo điều kiện để luật đi vào cuộc sống. Chính phủ phải chỉ đạo Bộ, ngành địa phương, các chủ đầu tư phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm đã cam kết khi xin thành lập các trường đại học. Kiên quyết xử lý, không để dây dưa kéo dài việc đầu tư, đảm bảo các điều kiện chất lượng và tuyển sinh không đạt yêu cầu. Làm rõ trách nhiệm của những người đã đề xuất lập nên các trường công sử dụng ngân sách mà việc đầu tư phát huy các trường không hiệu quả.

Bộ Giáo dục-Đào tạo phải thực hiện nghiêm túc việc thường xuyên kiểm tra đảm bảo điều kiện chất lượng đào tạo theo quy định. Đặc biệt là nhanh chóng triển khai việc kiểm định độc lập chất lượng, chất lượng đào tạo ở các trường đại học, để việc kiểm định chất lượng thật sự khách quan, đúng thực chất, tạo động lực để các trường tăng cường trách nhiệm trong đảm bảo chất lượng giáo dục.

Đồng ý với quan điểm của đại biểu Nguyễn Thành Tâm, đại biểu Lê Đắc Lâm (đoàn Bình Thuận) cho rằng, lao động việc làm là mối quan tâm của toàn xã hội, là một trong những chỉ tiêu kinh tế xã hội quan trọng đối với đất nước. Nhưng hiện nay, thất nghiệp đang gia tăng, có sự bất cập với công tác đào tạo, giải quyết việc làm như sinh viên ra trường không xin được việc làm trong điều kiện doanh nghiệp còn khó khăn. Nhiều học sinh, sinh viên chấp nhận làm việc không đúng ngành nghề đào tạo miễn sao có tiền công, có thu nhập mặc dù bấp bênh.

Mặt khác, chất lượng đào tạo cũng có vấn đề, theo khảo sát của Trung tâm dự báo nguồn nhân lực và thông tin thị trường TP HCM công bố thị trường lao động 6 tháng đầu năm 2013 là 50% sinh viên tốt nghiệp ra trường thiếu kiến thức thực tế, có bằng cấp nghiên cứu thực tiễn, thiếu kỹ năng mềm, trong khi đó các nhà tuyển dụng rất chú ý lao động vừa có kỹ năng vừa có trình độ chuyên môn. Hiện đang có tình trạng đã tốt nghiệp cử nhân nhưng xin việc làm phải học trung cấp nghề để xin được việc làm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giảm tải chương trình sách giáo khoa: Vừa mừng lại vừa lo
Giảm tải chương trình sách giáo khoa: Vừa mừng lại vừa lo

Việc giảm tải là cần thiết nhưng làm như thế nào cho hợp lý, khoa học thì lại phải nghiên cứu kỹ trước khi triển khai chính thức

Giảm tải chương trình sách giáo khoa: Vừa mừng lại vừa lo

Giảm tải chương trình sách giáo khoa: Vừa mừng lại vừa lo

Việc giảm tải là cần thiết nhưng làm như thế nào cho hợp lý, khoa học thì lại phải nghiên cứu kỹ trước khi triển khai chính thức

Sẽ trình Chính phủ về chương trình giảm tải sách giáo khoa
Sẽ trình Chính phủ về chương trình giảm tải sách giáo khoa

Việc giảm tải chương trình sẽ dựa trên yêu cầu phát huy tính sáng tạo, tự học của học sinh và nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên.  

Sẽ trình Chính phủ về chương trình giảm tải sách giáo khoa

Sẽ trình Chính phủ về chương trình giảm tải sách giáo khoa

Việc giảm tải chương trình sẽ dựa trên yêu cầu phát huy tính sáng tạo, tự học của học sinh và nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên.  

Năm 2018, các trường có thể dùng sách giáo khoa Lịch sử mới
Năm 2018, các trường có thể dùng sách giáo khoa Lịch sử mới

(VOV) -Bộ sách giáo khoa mới sẽ phải đáp ứng các tiêu chí thu hút sự hứng thú trong học tập của học sinh đối với môn Lịch sử.

Năm 2018, các trường có thể dùng sách giáo khoa Lịch sử mới

Năm 2018, các trường có thể dùng sách giáo khoa Lịch sử mới

(VOV) -Bộ sách giáo khoa mới sẽ phải đáp ứng các tiêu chí thu hút sự hứng thú trong học tập của học sinh đối với môn Lịch sử.

Vận động sử dụng sách giáo khoa cũ
Vận động sử dụng sách giáo khoa cũ

Nhà trường cần vận động học sinh quyên góp sách giáo khoa đã dùng để tặng lại cho học sinh lớp dưới, các bạn nghèo.

Vận động sử dụng sách giáo khoa cũ

Vận động sử dụng sách giáo khoa cũ

Nhà trường cần vận động học sinh quyên góp sách giáo khoa đã dùng để tặng lại cho học sinh lớp dưới, các bạn nghèo.

Giữ ổn định giá sách giáo khoa
Giữ ổn định giá sách giáo khoa