Hàn gắn và phát triển quan hệ Việt - Mỹ: câu chuyện của người trẻ

VOV.VN - Nhiều người trẻ đang nỗ lực lao động, học tập để hiểu rằng, phải khép lại quá khứ, cùng nhau hợp tác và phát triển khi chiến tranh đã lùi xa.

1. Nguyễn Thu Thảo là cái tên không còn xa lạ với báo chí, càng không xa lạ trong chính giới cả Việt Nam và Hoa Kỳ. Với cương vị là trưởng đại diện của Quỹ Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam, trong những ngày tháng 4 này, gặp Thảo thật khó. Thảo vừa quản lý nhiều dự án của Quỹ đang thực hiện, vừa làm “đại sứ thiện chí” đón tiếp nhiều đoàn chuyên gia nước ngoài, cựu chiến binh Mỹ  vào Việt Nam để kỷ niệm 40 năm ngày độc lập.

Vào năm 2001, khi ở tuổi 23, Thảo đã lựa chọn cho mình một con đường đi khá khó khăn – đó là cùng với những người cựu chiến binh Mỹ tìm cách hàn gắn lại nỗi đau chiến tranh cho những nạn nhân của bom đạn Mỹ gây ra ở Việt Nam cách đây hơn 40 năm. Việc trở thành nhân viên của Quỹ Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam lúc ban đầu chỉ đơn giản là cho Thảo một công việc, song giờ đây công việc ấy đã trở thành một phần đam mê không thể thiếu mà cô đã gắn bó 14 năm qua.

Nguyễn Thu Thảo tham gia một cuộc tập huấn về kỹ thuật vật liệu nổ tại Mỹ

Bởi chỉ sau đó vài năm, với những lợi thế bằng cấp du học tại các trường danh tiếng của Mỹ, của Australia, Thảo hoàn toàn có thể tìm được một công việc có thu nhập cao, có môi trường làm việc cạnh tranh nhưng Thảo vẫn chọn việc ở lại Quỹ.  Không trả lời trực tiếp câu hỏi về lý do gắn bó với công việc này, thay vào đó, Thảo kể cho tôi nghe câu chuyện của gia đình cô, sự ly tán sau sự kiện 1954 và 1975. Và cho đến tận bây giờ, bố cô vẫn chưa thể gặp lại người em trai của mình cho dù đất nước đã hòa bình được 40 năm. Rồi câu chuyện cô được chứng kiến rất nhiều trẻ em ở quê hương biên giới Hà Giang của cô là nạn nhân của bom mìn trong chiến tranh biên giới phía Bắc với Trung Quốc.

Những hình ảnh đó đã ăn sâu vào tâm trí một người làm mẹ như cô, thôi thúc Thảo ngày càng muốn gắn bó hơn với công việc này. “Chiến tranh là mất mát, dù cho là phía bên nào” – Thảo nói, nhưng để những vết thương của sự mất mát đó sớm lành, chỉ còn cách là tìm thuốc chữa cho nó. Và Thảo đã làm như vậy. Những câu chuyện của Thảo xung quanh việc cô đã vận động “hành lang” cả phía Việt Nam và phía Mỹ để ký thỏa thuận hợp tác trong vấn đề xử lý bom mìn lần đầu tiên vào năm 2003, sau đó là những chuyến đi con thoi giữa Việt Nam và Mỹ “vận động” các nghị sỹ Mỹ để có được sự thừa nhận từ phía Quốc hội và Chính phủ Mỹ về việc giải quyết vấn đề nạn nhân chất độc da cam của Việt Nam vào năm 2008 đã cho thấy những nỗ lực không ngừng nghỉ của cá nhân cô.

Dù mới chỉ đạt được ở mức độ khiêm tốn như Thảo nói, song lại mang lại ý nghĩa vô cùng lớn trong quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ, đặc biệt là liên quan tới những vấn đề hậu quả chiến tranh: “Tháng 5/2007, Tổng thống Mỹ Bush đã phê chuẩn Luật về ngân sách bổ sung 3 triệu USD cho giải quyết vấn đề da cam ở Việt Nam. 3 triệu USD quá nhỏ so với vấn đề được đề cập, quá nhỏ so với hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ, nhưng ý nghĩa của nó không thể nào mà đếm được. Bởi nó không chỉ thay đổi về chất trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam, mà thể hiện rằng Chính phủ Mỹ đã thừa nhận trách nhiệm nhân đạo. Và khi người ta đã cho nó ra một dòng ngân sách riêng rồi thì tự nó sẽ có cuộc sống của nó”.

Nguyễn Thu Thảo, chủ trì phiên họp tại Hội nghị của LHQ về vấn đề bom mìn vật nổ, (Geneva, Thụy Sỹ)

Là một tổ chức phi chính phủ của Mỹ, vào những năm đầu năm 2000, việc tiếp cận với các cơ quan Chính phủ của Việt Nam không hề dễ dàng, nhất là đối với Bộ Quốc phòng. Sự hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ lúc đó vẫn còn rất hạn chế. Những khúc mắc về hành chính đã khiến không ít lần làm Thảo nản lòng. Thế nhưng bằng sự chân thành, một cô gái Việt Nam nhỏ bé đã thuyết phục và nhận được sự giúp đỡ của cả phía Việt Nam và phía Mỹ.

Thảo chia sẻ trong lúc nản lòng nhất, cô đã nhận được sự động viên của nhiều người, lãnh đạo của nhiều Bộ ngành, trong đó có Bộ Ngoại giao Việt Nam. Và đặc biệt, người bạn đời Australia của cô, tiến sỹ Patrick Grifith, vốn rất yêu quý và gắn bó với Việt Nam cùng 2 con luôn là động lực lớn để cô tiếp tục công việc khó khăn nhưng đầy ý nghĩa này.

2. Không giống như Nguyễn Thu Thảo, Vũ Tú Thành lại chọn cách thúc đẩy hợp tác thương mại đầu tư Việt Nam – Hoa Kỳ để làm nền tảng cho việc hàn gắn những vết thương giữa hai nước sau chiến tranh. Trở về nước sau khi kết thúc khóa học tại Mỹ theo học bổng Fulbright, một học bổng của Bộ Ngoại giao Mỹ dành cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, Thành có một ước mơ cháy bỏng mà anh theo đuổi từ thời còn sinh viên là trở thành cầu nối trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ.

Từ bỏ cơ hội trở thành giáo viên của một trường Đại học danh tiếng tại Hà Nội, Vũ Tú Thành đã trở thành trưởng đại diện đầu tiên của của Hội đồng kinh doanh Mỹ - ASEAN tại Việt Nam. Thiết lập hàng chục cuộc gặp gỡ  các nhà lãnh đạo Việt Nam với cộng đồng doanh nghiệp Mỹ, Vũ Tú Thành đang dần biến ước mơ của mình thành sự thật.

Vũ Tú Thành chủ trì một cuộc hội thảo của Hội đồng kinh doanh Mỹ - ASEAN 2015

Thành chia sẻ: “Mối quan tâm về nước Mỹ có từ thời mình còn học phổ thông. Khi theo học 5 năm ở trường Quan hệ quốc tế, mình xác định ra sẽ làm việc liên quan đến đối ngoại để đóng góp vào mối quan hệ song phương. Mình muốn trở thành một chuyên gia về Mỹ, đem những hiểu biết của mình về Mỹ để đóng góp vào quá trình xây dựng hoạch định chính sách ngoại giao của Việt Nam đối với Mỹ như thế nào. Hiện quan hệ Việt Nam với Mỹ có những bước tiến rất lớn, đặc biệt là kinh tế, thương mại. Đằng sau đó là những doanh nghiệp. Và Hội đồng kinh doanh ASEAN - Mỹ đang là công cụ rất hữu hiệu giữa hai nước. Có những điều mà Chính phủ hai nước chưa tiện có thể nói được với nhau thì sẽ thông qua kênh doanh nghiệp”.

Trong gần 8 năm gắn bó với công việc này, anh đã chứng kiến nhiều thời điểm lịch sử trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, trong đó đặc biệt là sự kiện hai bên tiến tới thiết lập quan hệ đối tác toàn diện vào năm 2012. Anh cho rằng, kể từ khi quan hệ giữa hai nước được bình thường hóa, sự nghi ngại đang dần được thu hẹp. Sự cởi mở trong quan hệ đã tạo cho làn sóng các doanh nghiệp Mỹ mong muốn đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam ngày càng tăng, trong đó có những tập đoàn lớn Coca Cola, Microsoft, Apple, AIG, GE, Exxon Mobil….

Khép lại quá khứ, hướng tới tương lai, không có gì thiết thực hơn là tăng cường hợp tác về kinh tế, thương mại và đầu tư. Nhưng công việc đó vẫn cần phải thêm nhiều thời gian hơn nữa. Bởi những mất mát trong quá khứ vẫn  là một vết thương khó lành trong quan hệ giữa hai quốc gia . Có lẽ cũng chính vì thế, rất ít khi xuất hiện trên báo chí, Vũ Tú Thành tâm niệm vẫn giữ vai trò là người “đứng sau cánh gà” để tiếp tục kết nối hợp tác giữa hai nước. Vũ Tú Thành cũng giống như rất nhiều người trẻ sinh ra sau chiến tranh, hiểu rằng phải tôn trọng quá khứ, nhưng không vì thế mà đánh mất những cơ hội phát triển của đất nước, giúp đất nước có vị thế trên trường quốc tế.

“Mình cũng như nhiều người trẻ khác cực kỳ tôn trọng, thấu hiểu - có thể không hết, nhưng tình cảm của những thế hệ cha chú, ở cả hai phía, những người đã đi qua chiến tranh. Thế nhưng, chúng ta nên nghĩ rằng, Việt Nam đã chọn cho mình một con đường là hội nhập kinh tế quốc tế và con đường ấy là con đường không thế quay đầu trở lại. Việt Nam cần tối đa hóa những cơ hội, những thuận lợi mà hội nhập quốc tế mang lại. Mình rất tự hào vì được chứng kiến những giây phút lịch sử giữa Việt Nam - Hoa Kỳ để biết được rằng quan hệ hai bên đang được hàn gắn thông qua những kênh hợp tác rất tốt đẹp” – anh nói.

3. Ở Nguyễn Thu Thảo hay Vũ Tú Thành, tôi nhìn thấy những ước mơ lớn hơn về sự hàn gắn quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ của giới trẻ khi mà chiến tranh đã lùi xa 40 năm. Những năm gần đây, xã hội đang đánh đồng sự thờ ơ của giới trẻ với lịch sử hào hùng của cha ông. Đâu đó, họ vẫn nói rằng những giấc mơ Mỹ, giấc mơ Châu Âu lấp lánh đang lôi kéo người trẻ. Nhưng có một sự thật là những “giấc mơ Việt Nam” vẫn đang được những người trẻ như Nguyễn Thu Thảo, như Vũ Tú Thành “cam kết” thực hiện với đầy nhiệt huyết.

Nguyễn Thu Thảo chia sẻ: “Khi Việt Nam ngày càng hội nhập, với số dân số hơn 90 triệu, phần lớn là người trẻ, chúng ta phải tạo ra một giấc mơ Việt Nam. Mỗi người có một giấc mơ. Với Thảo, mình mong hậu quả chiến tranh sẽ được giảm bớt dần dần. Những nỗi đau theo thời gian sẽ được hàn gắn, đất nước sẽ ngày một phát triển”.

Không giữ những ước mơ Việt Nam cho riêng mình, cả Thu Thảo và Tú Thành đều dành thời gian cho dự án mà họ cùng nhau ấp ủ. Đó là thành lập một mạng lưới những người trẻ, có nhiệt huyết với tên gọi Câu lạc bộ Hà Nội của Cựu du học sinh Việt Nam tại Mỹ (VUSAC).

Không chỉ đứng ra tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến nghề nghiệp, như tổ chức hội thảo kinh tế, đầu tư… mời các chuyên gia hàng đầu của thế giới trong nhiều lĩnh vực đến nói chuyện chuyên đề, tăng cường sự hiểu biết, Câu lạc bộ này còn đứng ra hỗ trợ các thành viên thực hiện những dự án cộng đồng, giúp những sinh viên trẻ thực hiện hoài bão du học.

Với những người trẻ như Thu Thảo, Tú Thành cùng nhiều người trẻ khác đang nỗ lực lao động và học tập để khi nhìn về cuộc chiến cách đây hơn 40 năm, đều hiểu rằng, phải khép lại quá khứ để cùng nhau hợp tác và phát triển./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ký ức phóng viên theo những đoàn quân tiến về Sài Gòn ngày 30-4-1975
Ký ức phóng viên theo những đoàn quân tiến về Sài Gòn ngày 30-4-1975

VOV.VN - Đối với nhà báo Đinh Quang Thành, chiến dịch Hồ Chí Minh là may mắn và vinh dự lớn nhất trong cuộc đời làm nghề mà ông đã chọn đi suốt 60 năm qua.

Ký ức phóng viên theo những đoàn quân tiến về Sài Gòn ngày 30-4-1975

Ký ức phóng viên theo những đoàn quân tiến về Sài Gòn ngày 30-4-1975

VOV.VN - Đối với nhà báo Đinh Quang Thành, chiến dịch Hồ Chí Minh là may mắn và vinh dự lớn nhất trong cuộc đời làm nghề mà ông đã chọn đi suốt 60 năm qua.

Phó Chủ tịch Quốc hội dự lễ kỷ niệm ngày 30/4 tại Tiền Giang
Phó Chủ tịch Quốc hội dự lễ kỷ niệm ngày 30/4 tại Tiền Giang

VOV.VN -Chiến thắng ngày 30/4/1975 là móc son rực rỡ trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm, kết thúc 30 năm của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội dự lễ kỷ niệm ngày 30/4 tại Tiền Giang

Phó Chủ tịch Quốc hội dự lễ kỷ niệm ngày 30/4 tại Tiền Giang

VOV.VN -Chiến thắng ngày 30/4/1975 là móc son rực rỡ trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm, kết thúc 30 năm của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Tinh thần 30/4 thể hiện trong thành tựu của sự nghiệp đổi mới
Tinh thần 30/4 thể hiện trong thành tựu của sự nghiệp đổi mới

VOV.VN - Tinh thần chiến thắng 30/4 lịch sử cũng là tinh thần và ý chí tiến lên giành những thành tựu to lớn hơn nữa trong sự nghiệp đổi mới.

Tinh thần 30/4 thể hiện trong thành tựu của sự nghiệp đổi mới

Tinh thần 30/4 thể hiện trong thành tựu của sự nghiệp đổi mới

VOV.VN - Tinh thần chiến thắng 30/4 lịch sử cũng là tinh thần và ý chí tiến lên giành những thành tựu to lớn hơn nữa trong sự nghiệp đổi mới.

Lương cho người đi làm dịp lễ 30/4, 1/5 lên tới 400%
Lương cho người đi làm dịp lễ 30/4, 1/5 lên tới 400%

VOV.VN -Theo Luật, người lao động hưởng 300% là tiền thưởng và cộng thêm tiền lương của ngày đó.

Lương cho người đi làm dịp lễ 30/4, 1/5 lên tới 400%

Lương cho người đi làm dịp lễ 30/4, 1/5 lên tới 400%

VOV.VN -Theo Luật, người lao động hưởng 300% là tiền thưởng và cộng thêm tiền lương của ngày đó.

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm Chiến thắng 30/4
Tổng duyệt diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm Chiến thắng 30/4

VOV.VN - Ngay sau khi kết thúc buổi Tổng duyệt,  Ban Tổ chức đã có buổi họp đánh giá để đảm bảo an toàn và thành công trong lễ chính thức vào ngày 30/4.

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm Chiến thắng 30/4

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm Chiến thắng 30/4

VOV.VN - Ngay sau khi kết thúc buổi Tổng duyệt,  Ban Tổ chức đã có buổi họp đánh giá để đảm bảo an toàn và thành công trong lễ chính thức vào ngày 30/4.

TP HCM sẵn sàng lực lượng ứng phó cháy nổ, cứu nạn bảo vệ lễ 30/4
TP HCM sẵn sàng lực lượng ứng phó cháy nổ, cứu nạn bảo vệ lễ 30/4

VOV.VN -Bộ Công an cũng đã huy động thêm lực lượng và phương tiện của các tỉnh lân cận để hỗ trợ bảo vệ các địa bàn vùng ven, vùng giáp ranh.

TP HCM sẵn sàng lực lượng ứng phó cháy nổ, cứu nạn bảo vệ lễ 30/4

TP HCM sẵn sàng lực lượng ứng phó cháy nổ, cứu nạn bảo vệ lễ 30/4

VOV.VN -Bộ Công an cũng đã huy động thêm lực lượng và phương tiện của các tỉnh lân cận để hỗ trợ bảo vệ các địa bàn vùng ven, vùng giáp ranh.

Đi làm dịp lễ 30/4 và 1/5, lao động hưởng 400% lương
Đi làm dịp lễ 30/4 và 1/5, lao động hưởng 400% lương

VOV.VN -300% là tiền thưởng và cộng thêm tiền lương của ngày đó, lương người lao động đi làm ngày nghỉ, ngày lễ lên tới 400%.

Đi làm dịp lễ 30/4 và 1/5, lao động hưởng 400% lương

Đi làm dịp lễ 30/4 và 1/5, lao động hưởng 400% lương

VOV.VN -300% là tiền thưởng và cộng thêm tiền lương của ngày đó, lương người lao động đi làm ngày nghỉ, ngày lễ lên tới 400%.