Quy định về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

VOV.VN - Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Các phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Nghị định 44/2024/NĐ-CP quy định phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm:

a) Cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

b) Chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

c) Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

d) Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

đ) Trường hợp cần thiết thực hiện khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo phương thức khác với các phương thức quy định tại các điểm a, b, c và d ở trên, Bộ Giao thông vận tải (đối với tài sản thuộc trung ương quản lý), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với tài sản thuộc địa phương quản lý) chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan lập Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Nội dung chủ yếu của Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Mẫu số 02Đ tại Phụ lục kèm theo Nghị định 44/2024/NĐ-CP. Sau khi Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc phạm vi quản lý.

Nghị định nêu rõ trường hợp áp dụng phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ quy định tại các điểm b, c và d mà phải thuê tư vấn lập Đề án khai thác tài sản thì chi phí thuê tư vấn lập Đề án khai thác tài sản được tạm ứng từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của cơ quan quản lý tài sản và được trừ vào tiền thu được từ khai thác tài sản. Việc lựa chọn đơn vị thuê tư vấn lập Đề án khai thác tài sản thực hiện theo quy định.

Chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Trong đó, Nghị định 44/2024/NĐ-CP quy định chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là việc Nhà nước chuyển giao quyền thu phí sử dụng đường bộ cho tổ chức theo hợp đồng để nhận một khoản tiền tương ứng.

Phạm vi tài sản được chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng là tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ hoặc một phần tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được thu phí sử dụng đường bộ theo quy định của pháp luật (trừ phí sử dụng đường bộ thu qua đầu phương tiện theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí).

Việc chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ không áp dụng đối với: Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia; Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 44/2024/NĐ-CP.

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được xác định cụ thể trong từng hợp đồng chuyển nhượng nhưng tối đa là 10 năm, phù hợp với từng tài sản (một phần tài sản) kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 5 Điều 14 Nghị định 44/2024/NĐ-CP phê duyệt tại Quyết định phê duyệt Đề án chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản.

Về thẩm quyền phê duyệt Đề án chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, Nghị định nêu rõ: Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Đề án chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do cơ quan quản lý tài sản ở trung ương quản lý. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Đề án chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do cơ quan quản lý tài sản ở địa phương quản lý. 

Bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải báo cáo doanh thu hằng năm

Nghị định quy định: Bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có quyền tổ chức thực hiện khai thác tài sản theo đúng quy định của pháp luật và hợp đồng đã ký kết. Quyết định phương thức, biện pháp khai thác tài sản bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về giao thông đường bộ và hợp đồng ký kết. Được thu phí sử dụng đường bộ và các dịch vụ khác liên quan đến tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật và hợp đồng ký kết.

Bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có nghĩa vụ sử dụng, khai thác tài sản đúng mục đích, nhiệm vụ của tài sản; không được chuyển đổi công năng sử dụng, chuyển nhượng, bán, tặng cho, góp vốn, thế chấp hoặc thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự khác. Thực hiện bảo trì công trình thuộc tài sản theo hợp đồng đã ký kết và quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Bên nhận chuyển nhượng cũng có nghĩa vụ thanh toán tiền chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản (bao gồm cả khoản tiền nộp bổ sung theo quy định tại điểm 1 khoản 9 Điều này) đầy đủ, đúng hạn theo quy định; trường hợp quá thời hạn thanh toán theo quy định mà Bên nhận chuyển nhượng chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ thì phải nộp phạt hợp đồng; mức phạt tương đương với mức tiền chậm nộp xác định theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Hằng năm, Bên nhận chuyển nhượng phải báo cáo doanh thu từ việc khai thác tài sản nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kèm theo Báo cáo tài chính đã được kiểm toán theo quy định, gửi Bên chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cử tri Hải Phòng: Nhiều bất cập trong quy định Luật Giao thông đường bộ
Cử tri Hải Phòng: Nhiều bất cập trong quy định Luật Giao thông đường bộ

VOV.VN - Hôm nay (25/4), Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hải Phòng tiếp xúc cử tri huyện Tiên Lãng và quận Lê Chân, chuẩn bị Kỳ họp thứ Bẩy, Quốc hội khoá XV. 

Cử tri Hải Phòng: Nhiều bất cập trong quy định Luật Giao thông đường bộ

Cử tri Hải Phòng: Nhiều bất cập trong quy định Luật Giao thông đường bộ

VOV.VN - Hôm nay (25/4), Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hải Phòng tiếp xúc cử tri huyện Tiên Lãng và quận Lê Chân, chuẩn bị Kỳ họp thứ Bẩy, Quốc hội khoá XV. 

Dự án giao thông chậm tiến độ, không có đường gom, người dân đi bộ phải bò
Dự án giao thông chậm tiến độ, không có đường gom, người dân đi bộ phải bò

VOV.VN - "Làm gì mà có tình trạng làm đường nhà dân lọt thỏm xuống dưới, sát bên taluy đường, không có đường gom, bắc thang cũng đi không được chứ đừng nói dắt xe, đi bộ phải bò. Tỉnh cũng đã có kiến nghị là xem lại chính sách bồi thường, còn không có chính sách nào như thế cả".

Dự án giao thông chậm tiến độ, không có đường gom, người dân đi bộ phải bò

Dự án giao thông chậm tiến độ, không có đường gom, người dân đi bộ phải bò

VOV.VN - "Làm gì mà có tình trạng làm đường nhà dân lọt thỏm xuống dưới, sát bên taluy đường, không có đường gom, bắc thang cũng đi không được chứ đừng nói dắt xe, đi bộ phải bò. Tỉnh cũng đã có kiến nghị là xem lại chính sách bồi thường, còn không có chính sách nào như thế cả".

CSGT Đắk Lắk phạt nguội vi phạm giao thông đường bộ gần 1 tỷ đồng
CSGT Đắk Lắk phạt nguội vi phạm giao thông đường bộ gần 1 tỷ đồng

VOV.VN - Từ giữa tháng 12/2023 đến nay, lực lượng CSGT Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định xử phạt hành chính hàng trăm chủ phương tiện vi phạm giao thông đường bộ thông qua hình ảnh từ hệ thống camera giám sát, thu nộp ngân sách gần 1 tỷ đồng.

CSGT Đắk Lắk phạt nguội vi phạm giao thông đường bộ gần 1 tỷ đồng

CSGT Đắk Lắk phạt nguội vi phạm giao thông đường bộ gần 1 tỷ đồng

VOV.VN - Từ giữa tháng 12/2023 đến nay, lực lượng CSGT Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định xử phạt hành chính hàng trăm chủ phương tiện vi phạm giao thông đường bộ thông qua hình ảnh từ hệ thống camera giám sát, thu nộp ngân sách gần 1 tỷ đồng.

Dự án đường giao thông hai bên bờ sông Bảo Định, nhà thầu “nằm chờ” mặt bằng
Dự án đường giao thông hai bên bờ sông Bảo Định, nhà thầu “nằm chờ” mặt bằng

VOV.VN - Trong một thời gian dài Dự án đường giao thông hai bên bờ sông Bảo Định (thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) gần như “dậm chân tại chỗ”. Ở nhiều vị trí nhà thầu phải dừng thi công do chưa có mặt bằng, người dân cản trở không cho đơn vị thi công.

Dự án đường giao thông hai bên bờ sông Bảo Định, nhà thầu “nằm chờ” mặt bằng

Dự án đường giao thông hai bên bờ sông Bảo Định, nhà thầu “nằm chờ” mặt bằng

VOV.VN - Trong một thời gian dài Dự án đường giao thông hai bên bờ sông Bảo Định (thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) gần như “dậm chân tại chỗ”. Ở nhiều vị trí nhà thầu phải dừng thi công do chưa có mặt bằng, người dân cản trở không cho đơn vị thi công.