Cân nhắc kỹ việc cho Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 đổ thải ra biển

VOV.VN -Trước khi cấp phép cho Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 xả thải, cấp có thẩm quyền cần xem xét kỹ lưỡng, tránh gây hậu quả nặng nề cho môi trường biển...

Những ngày qua, dư luận cả nước đặc biệt quan tâm đến việc Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 xin phép Bộ Tài nguyên và Môi trường xả chất nạo vét và bùn thải ra vùng biển Hòn Cau thuộc huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.

Đây là vùng biển trong lành, có hệ sinh thái phong phú, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội lâu dài của 2 tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận. Do vậy, trước khi cấp phép cho Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 xả thải, cấp có thẩm quyền cũng cần xem xét kỹ lưỡng, tránh gây hậu quả nặng nề cho môi trường biển tại đây.

Phóng viên VOV đã có có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hữu Quý, Chủ tịch Hội Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Thuận về vấn đề này.

PV: Thưa ông, trước thông tin Công ty Điện lực Vĩnh Tân 1 xin phép Bộ Tài nguyên và Môi trường đổ thải tại khu vực gần biển Hòn Cau, Hội Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Thuận có quan điểm như thế nào về vấn đề này?

Ông Nguyễn Hữu Quý: Vịnh Cà Ná, trong đó Khu bảo tồn đa dạng sinh học Hòn Cau là một vùng môi trường sinh thái biển cực kỳ quan trọng. Vùng biển này có đặc điểm là có một vùng san hô rất quý giá, như rừng trên đất liền. Chính vì vậy, tạo ra nguồn nước biển cực kỳ trong lành.

Vùng biển Hòn Cau - Vĩnh Tân - Cà Ná là nơi có hệ sinh thái đa dạng

Từ lâu, nước ta đã quy hoạch đây là một trong những vùng trọng điểm về muối công nghiệp tương lai của Việt Nam. Hơn nữa, Ninh Thuận và Bình Thuận hiện nay là vùng nuôi tôm giống vào loại đứng đầu của Việt Nam vì chủ yếu nhờ nguồn nước sạch. Mặt khác, chính vùng san hô của vịnh Cà Ná là nơi cung cấp nguồn giống hải sản vô tận cho biển cả.

Bây giờ Công ty Điện lực Vĩnh Tân 1 xin phép Bộ Tài nguyên và Môi trường đổ thải tại khu vực gần biển Hòn Cau thì chắc chắn là ô nhiễm môi trường. Chúng ta phải tính toán làm sao có những giải pháp giảm tối đa tác hại của nó đến môi trường biển. Chúng tôi nghĩ nên xem xét lại toàn bộ dự án đánh giá tác động môi trường của cụm công nghiệp Nhiệt điện Vĩnh Tân một cách tổng thể, để dự báo hết toàn bộ các vấn đề sẽ xảy ra, kết hợp hài hòa các ngành kinh tế trên vùng biển này.

PV: Theo ông, Bộ Tài nguyên và Môi trường cân nhắc như thế nào và có nên cấp phép cho Vĩnh Tân 1 đổ thải ra biển Hòn Cau không?

Ông Nguyễn Hữu Quý: Mặc dù có thể cho về mặt nguyên tắc nhưng đến lúc này, sau khi có kinh nghiệm từ vụ Formosa Hà Tĩnh, chúng ta phải tỉnh táo và quyết tâm xem xét một cách nghiêm túc để đề phòng những hậu quả mà sau này chúng ta khắc phục sẽ tốn rất nhiều tiền cho ngân sách cũng như của chủ đầu tư. Chúng ta cố gắng tốt nhất là tránh, không xả thải ra biển. Đó là bài học cay đắng của Formosa. Tôi đề nghị bộ không nên cấp phép cho việc xả thải.

Ông Nguyễn Hữu Quý, Chủ tịch Hội Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Thuận

PV: Ông có thể cho biết tỉnh Bình Thuận, các hội đoàn thể, chính quyền địa phương cũng nên giám sát như thế nào trong việc thực hiện vấn đề đảm bảo môi trường ở Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân?

Ông Nguyễn Hữu Quý: Theo tôi, các dự án nói chung đều có đánh giá tác động môi trường. Nhưng ngay cả đánh giá tác động môi trường của dự án Vĩnh Tân, tôi cho rằng nó cũng chưa tốt, thật sự chưa tốt, mặc dù chúng ta tưởng là tốt. Như trong việc xét đánh giá tác động môi trường của bãi xỉ than, chưa tính hết được tốc độ gió và hướng gió, chính từ đó mới gây ra hiện tượng ô nhiễm cả một vùng, trở thành sự kiện nóng của Bình Thuận.

Cho nên, chúng ta phải đánh giá tác động môi trường trên góc độ có sự tham gia của chính quyền và nhân dân địa phương chính là đối tượng phải hứng chịu hậu quả của những dự án đó. Giao cho chủ đầu tư tự đánh giá, tự kiểm soát là hầu như chúng ta không có khả năng quản lý...

PV: Xin cảm ơn ông!/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói về việc doanh nghiệp xin đổ thải ra biển
Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói về việc doanh nghiệp xin đổ thải ra biển

VOV.VN - “Tất cả các chất thải khi chưa đánh giá, chưa phân tích mà đổ trực tiếp ra môi trường là không được”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói về việc doanh nghiệp xin đổ thải ra biển

Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói về việc doanh nghiệp xin đổ thải ra biển

VOV.VN - “Tất cả các chất thải khi chưa đánh giá, chưa phân tích mà đổ trực tiếp ra môi trường là không được”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định.

Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 xin đổ thải hơn 1,5 triệu m3 ra biển
Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 xin đổ thải hơn 1,5 triệu m3 ra biển

VOV.VN - Với khối lượng chất thải lớn đổ xuống biển sẽ ảnh hưởng đến môi trường Khu bảo tồn sinh thái biển Hòn Cau cũng như hoạt động hàng hải ven biển.

Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 xin đổ thải hơn 1,5 triệu m3 ra biển

Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 xin đổ thải hơn 1,5 triệu m3 ra biển

VOV.VN - Với khối lượng chất thải lớn đổ xuống biển sẽ ảnh hưởng đến môi trường Khu bảo tồn sinh thái biển Hòn Cau cũng như hoạt động hàng hải ven biển.

Nếu Vĩnh Tân 1 đổ thải, vùng sản xuất tôm giống sẽ thiệt hại nặng nề
Nếu Vĩnh Tân 1 đổ thải, vùng sản xuất tôm giống sẽ thiệt hại nặng nề

VOV.VN - Nếu cơ quan có thẩm quyền cho phép Vĩnh Tân 1 đổ thải 28 tỷ pots/năm, vùng nuôi tôm giống số 1 Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nặng.

Nếu Vĩnh Tân 1 đổ thải, vùng sản xuất tôm giống sẽ thiệt hại nặng nề

Nếu Vĩnh Tân 1 đổ thải, vùng sản xuất tôm giống sẽ thiệt hại nặng nề

VOV.VN - Nếu cơ quan có thẩm quyền cho phép Vĩnh Tân 1 đổ thải 28 tỷ pots/năm, vùng nuôi tôm giống số 1 Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nặng.

Thanh Hóa thông tin về cá chết, đổ thải của Formosa ra môi trường
Thanh Hóa thông tin về cá chết, đổ thải của Formosa ra môi trường

VOV.VN - Liên quan đến tình hình cá chết, đổ thải 400 tấn chất thải của Formosa, sáng 14/9, Sở TN-MT Thanh Hóa đã có thông tin tới các cơ quan báo chí.

Thanh Hóa thông tin về cá chết, đổ thải của Formosa ra môi trường

Thanh Hóa thông tin về cá chết, đổ thải của Formosa ra môi trường

VOV.VN - Liên quan đến tình hình cá chết, đổ thải 400 tấn chất thải của Formosa, sáng 14/9, Sở TN-MT Thanh Hóa đã có thông tin tới các cơ quan báo chí.