Xe lăn điều khiển bằng cái lắc đầu

VOV.VN - Nhóm sinh viên chế tạo ra chiếc xe lăn điều khiển bằng cử động đầu. Chiếc xe giúp người khuyết tật, đột quỵ di chuyển chỉ bằng những cái lắc đầu

Cảm thông với những khó khăn trong việc di chuyển của người khuyết tật, người bị đột quỵ hay bệnh nhân bị hạn chế đi lại, mới đây, nhóm sinh viên Phân hiệu Trường Đại học GTVT tại TP.HCM đã chế tạo ra chiếc xe lăn điều khiển bằng cử động đầu.

Thông qua các cảm biến gắn trên xe và chương trình lập trình riêng, chiếc xe giúp người sử dụng dễ dàng di chuyển chỉ bằng những cái lắc đầu.

Nhóm sinh viên thử nghiệm xe lăn thông minh.

Mọi cử động của chiếc xe lăn này được tạo ra thông qua bộ điều khiển nhận tín hiệu từ cảm biến đặt trên đầu người dùng. Vì vậy, người sử dụng chỉ cần ngồi trên xe, đeo vòng cảm biến và điều khiển hướng di chuyển bằng việc nghiêng đầu sang trái, sang phải, cúi xuống phía trước, ngã ra phía sau hay giữ thẳng đứng.

Bên cạnh 3 loại cảm biến về gia tốc, vận tốc và từ trường, xe còn được gắn camera để truyền hình ảnh của người dùng về cho người thân hoặc trung tâm của bệnh viện thông qua mạng wifi. Điều này giúp bệnh viện hoặc người nhà bệnh nhân quan sát tốt hơn và kịp thời can thiệp trong trường hợp khẩn cấp.

Theo nhóm chế tạo, trên thị trường, một chiếc xe lăn điện nhập khẩu với đầy đủ các chức năng điều khiển tự động có giá gần 40 triệu đồng. Một chiếc xe lăn điện đơn giản nhất hiện giá bán cũng xấp xỉ 10 triệu đồng.

Trong khi đó, sản phẩm của nhóm sinh viên Phân hiệu Trường Đại học Giao thông Vận tải tại TP.HCM nếu được thương mại hóa sẽ có mức giá dao động từ 6 đến 7 triệu đồng.

Lâm Quang Thái, trưởng nhóm chế tạo cho biết, bên cạnh hiệu quả kinh tế, vấn đề tiện dụng và an toàn luôn được quan tâm.

“Ở trên xe tụi em đã lắp đặt một thiết bị cảm biến và nhóm cũng dự đoán, dự phòng trước các trường hợp có thể xả ra với người sử dụng. Thông qua chương trình lập trình, đối với các trường hợp người sử dụng xe ngủ gục hoặc mệt mỏi không kiểm soát được cử động đầu thì xe sẽ có chức năng tự động ngắt thông qua hệ thống an toàn. Khi đó xe sẽ ngưng hoạt động”, Lâm Quang Thái chia sẻ.

Là sản phẩm đoạt huy chương Vàng giải thưởng “Thiết kế, chế tạo, ứng dụng” tại Liên hoan Tuổi trẻ sáng tạo năm 2017 do Thành đoàn TP.HCM vừa tổ chức, chiếc xe lăn này được đánh giá cao bởi tính thân thiện và hiệu quả sử dụng thực tế. Điều thú vị là trên vòng cảm biến, nhóm bạn trẻ tích hợp cả tai nghe để người khuyết tật có thể vừa điều khiển xe vừa nghe nhạc giải trí.

Vì chế tạo dành riêng cho người Việt Nam nên các thông số của chiếc xe đặc biệt này được nhóm tính toán kỹ lưỡng để phù hợp với khung xương, cân nặng, giúp tạo sự thoải mái tối đa cho người ngồi - điều mà nhiều sản phẩm nhập ngoại chưa đáp ứng tốt.

Tuy nhiên, do sản phẩm mới đưa vào vận hành thử nghiệm nên độ mượt của động cơ cũng như yếu tố thẩm mỹ vẫn chưa được như mong muốn. Do vậy, thời gian tới, nhóm sinh viên này sẽ có thêm nhiều cải tiến để chiếc xe hoàn thiện hơn trước khi tung ra thị trường.

Nhóm sinh viên phân viện Đại học GTVT phân viện Hồ Chí Minh đang có kế hoạch hoàn thiện sản phẩm để xe lăn di chuyển trên nhiều địa hình.

Nguyễn Văn Huy, một thành viên trong nhóm chế tạo xe cho biết: “Nhóm muốn bổ sung thêm các loại cảm biến, các loại thiết bị cảnh báo trên chiếc xe lăn này làm sao để người sử dụng được an toàn nhất có thể. Nếu có thể nhóm sẽ tiến hành đăng ký bằng thương hiệu cho chiếc xe lăn và hướng tới thương mại hóa sản phẩm này”.

Đánh giá cao tính thiết thực và sự đổi mới của sản phẩm xe lăn điều khiển bằng đầu này nhưng Tiến sĩ Võ Trường Sơn, Phó Giám đốc Phân hiệu Trường Đại học GTVT tại TP HCM cho rằng, mọi thứ chỉ mới bắt đầu. Dựa trên nền tảng có sẵn, thời gian tới, nhóm chế tạo cần bổ sung thêm nhiều chi tiết để sản phẩm đáp ứng tốt đa dạng nhu cầu sử dụng trên thị trường. Bên cạnh yếu tố thẩm mỹ, sự chắc chắn của khung xe, việc làm sao để xe linh hoạt di chuyển trong nhiều địa hình cũng cần được nghĩ đến.

Nhà trường sẽ hỗ trợ tích cực trong quá trình nhóm tiếp tục phát triển sản phẩm, tuy nhiên, vẫn cần thêm những nguồn hỗ trợ khác.

Tiến sĩ Võ Trường Sơn nói: “Các sản phẩm về khoa học công nghệ thông thường mới giải quyết được bài toán đó là đã có được giải pháp. Thế nhưng từ giải pháp đó đưa ra thực tiễn muốn đảm bảo được tính khả thi, đảm bảo được tuổi thọ và độ bền của sản phẩm thì cần phải được đầu tư thêm. Đặc biệt rất cần sự tham gia của các doanh nghiệp góp phần tạo cho sản phẩm có tính bền vững hơn”.

Hiện các thành viên nhóm chế tạo đang lên kế hoạch, ý tưởng để hoàn thiện sản phẩm trong thời gian sớm nhất. Nhóm cho biết sẽ thiết kế thêm nhiều chương trình lập trình cũng như cài thêm nhiều cảm biến để biến chiếc xe lăn này trở thành bạn đồng hành tích cực của người khuyết tật, người bệnh, người già./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ước mơ giản dị của nam sinh chế tạo “cánh tay robot”
Ước mơ giản dị của nam sinh chế tạo “cánh tay robot”

VOV.VN - Nam sinh chế tạo “cánh tay robot” Phạm Huy mong muốn tìm được nhà đầu tư giúp em có điều kiện hoàn thiện sản phẩm để giúp những người khuyết tật.

Ước mơ giản dị của nam sinh chế tạo “cánh tay robot”

Ước mơ giản dị của nam sinh chế tạo “cánh tay robot”

VOV.VN - Nam sinh chế tạo “cánh tay robot” Phạm Huy mong muốn tìm được nhà đầu tư giúp em có điều kiện hoàn thiện sản phẩm để giúp những người khuyết tật.

Sinh viên chế tạo máy in 3D phục vụ đời sống
Sinh viên chế tạo máy in 3D phục vụ đời sống

VOV.VN -Chiếc máy in 3D đã tạo ra nhiều sản phẩm hữu ích phục vụ nhu cầu trong lĩnh vực y tế, giáo dục và đời sống hàng ngày.

Sinh viên chế tạo máy in 3D phục vụ đời sống

Sinh viên chế tạo máy in 3D phục vụ đời sống

VOV.VN -Chiếc máy in 3D đã tạo ra nhiều sản phẩm hữu ích phục vụ nhu cầu trong lĩnh vực y tế, giáo dục và đời sống hàng ngày.

Học sinh lớp 11 chế tạo máy chưng cất nước mặn thành nước ngọt
Học sinh lớp 11 chế tạo máy chưng cất nước mặn thành nước ngọt

Học sinh lớp 11, TP Bến Tre đã nảy ra ý định chế ra máy chưng cất nước mặn thành nước ngọt sử dụng bằng năng lượng mặt trời để phục vụ người dân.

Học sinh lớp 11 chế tạo máy chưng cất nước mặn thành nước ngọt

Học sinh lớp 11 chế tạo máy chưng cất nước mặn thành nước ngọt

Học sinh lớp 11, TP Bến Tre đã nảy ra ý định chế ra máy chưng cất nước mặn thành nước ngọt sử dụng bằng năng lượng mặt trời để phục vụ người dân.