"Làm luật tránh việc không muốn cụ thể lại bê nguyên Hiến pháp"

VOV.VN - "Đảng đứng trong Mặt trận, trong khối Đại đoàn kết toàn dân tộc để làm hạt nhân, làm đội quân tiên phong lãnh đạo Mặt trận, lãnh đạo khối Đại đoàn kết toàn dân tộc"

Đóng góp ý kiến về dự thảo Luật MTTQ Việt Nam (sửa đổi), ông Hà Văn Núi, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho rằng, Dự thảo cơ bản thể hiện rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ để đảm bảo hoạt động của mặt trận. Hiến pháp đã quy định về Mặt trận, luật phải cụ thể hơn, tránh những gì không muốn cụ thể thì lại chép nguyên Hiến pháp.

Tại khoản 1, Điều 1 dự thảo quy định “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện vai trò lịch sử của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo, là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài”.


Theo ông Núi, cần ghi rõ tên 2 tổ chức là Đảng Cộng sản Việt Nam và Quân đội nhân dân Việt Nam. “Hiện nay nước ta chỉ có duy nhất 1 tổ chức chính trị là Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo vì thế nên ghi rõ tên. Luật cần ghi rõ, không nên ghi chung chung”- ông Núi nói.

Theo ông Núi, việc Đảng tham gia làm thành viên của Mặt trận đã được được thể hiện rõ trong chuyên môn của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 13/11/1939 về việc kêu gọi thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế. “Việc ghi rõ tên Đảng Cộng sản Việt Nam trong liên minh chính trị càng thể hiện quan điểm trước sau của Đảng ta là Đảng lãnh đạo Mặt trận, lãnh đạo toàn dân tộc nhưng không đứng trên, đứng ngoài Mặt trận mà đứng trong Mặt trận, trong khối Đại đoàn kết toàn dân tộc để làm hạt nhân, làm đội quân tiên phong lãnh đạo Mặt trận, lãnh đạo khối Đại đoàn kết toàn dân tộc”- Ông Núi nói.

Ông Núi cũng cho rằng, cần giữ nguyên quy định MTTQ Việt Nam là nơi thể hiện nguyện vọng, ý chí của nhân dân vì MTTQ Việt Nam là một tổ chức liên minh chính trị rộng lớn của cả dân tộc, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, là nơi hiệp thương giới thiệu đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND. Do đó, nhân dân vừa thể hiện ý chí, nguyện vọng của mình qua Đại biểu Quốc hội, vừa thông qua Mặt trận và các tổ chức mình tham gia. “Tôi đề nghị khoản 2, Điều 1 nên có thêm quy định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân”.

Cần có những thủ tục để thực hiện nhiệm vụ quyền hạn

Giáo sư Trần Ngọc Đường cho rằng, cần có những thủ tục để thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của Mặt trận. Chẳng hạn đối với nhiệm vụ đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của của nhân dân, giám sát hoạt động của Nhà nước phải quy định cụ thể mới làm được. Luật cần bổ sung thêm cách làm để thực hiện quyền đó.

Về khoản 1, Điều 3 quy định quyền và trách nhiệm của MTTQ, GS Trần Ngọc Đường cho rằng, tập hợp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc với thực hiện đồng thuận, tăng cường đồng thuận xã hội là một. Hay việc tuyên truyền động vận động nhân dân thực hiện đường lối chủ trương chính sách pháp luật của Nhà nước cũng chính là việc tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước. “Nên khái quát những nhiệm vụ quyền hạn này để tránh những quy định mang tính vụn vặt”- Giáo sư Trần Ngọc Đường nói.

Ông Phạm Xuân Hằng
Giáo sư Trần Ngọc Đường cũng cho rằng, chương 3 về Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của nhân dân, là một chương quan trọng của Luật nhưng nội dung quy định chưa sát thực. “Chẳng hạn Điều 16 quy định việc phối hợp tổ chức tiếp xúc cử tri của ĐBQH, đại biểu HĐND không phải là chức năng đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp, nên chăng Mặt trận tổ chức giám sát, đánh giá nhận xét cuộc tiếp xúc đó”.

Góp ý vào quy định về hoạt động giám sát và phản biện xã hội ông Đường cho rằng hai nội dung này có quan hệ mật thiết với nhau nếu tách làm hai chương sẽ không có sự bổ sung cho nhau. “Xét về phương thức, phản biện xã hội chính là một phương thức để giám sát quyền lực Nhà nước. Vì vậy nếu kết hợp lại được thì sẽ chặt chẽ hơn. Phải chỉ rõ chủ thể nào có quyền được giám sát và phản biện, ngoài Mặt trận ra các thành viên của Mặt trận tham gia như thế nào. Cá nhân có được giám sát, phản biện không? Phải xác định làm rõ đối tượng giám sát, chế tài giám sát là gì? Có thể kiến nghị, bắt cơ quan là đối tượng giám sát phải giải trình công khai, phải có quy định để tăng cường hiệu quả giám sát.”-ông Đường đề xuất.

Theo Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Phạm Xuân Hằng, đối tượng và nội dung giám sát mới đề cập việc thực hiện chính sách pháp luật có liên quan đến quyền lợi ích chính đáng của nhân dân, quyền và trách nhiệm của MTTQ. Như vậy là chưa đủ, cần phải giám sát cả chính sách đã ban hành, trước đây phù hợp nhưng qua thực tiễn áp dụng đã có biến đổi, có thể một phần không còn phù hợp, Mặt trận phải giám sát để kiến nghị các cơ quan ban hành thay đổi cho phù hợp. “Đề nghị bổ sung việc giám sát chính sách đang đi vào cuộc sống có gì cản trở không, những rào cản ngay từ trong chính sách”.

Đối với hình thức giám sát, ông Hằng cho rằng, thông qua hoạt động của Ban thanh tra nhân dân phường, thị trấn, Ban giám sát đầu tư cộng đồng là chưa đủ. Thực tế các Ban này họ chỉ làm  giám sát những con đường còn những công trình lớn thì không được. “Hay như chủ thể đoàn giám sát là ai, tổ chức thành lập đoàn giám sát là ai, Luật cũng cần phải làm rõ. Luật càng cụ thể thì càng dễ thực hiện”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giám sát, phản biện: Trách nhiệm và nghĩa vụ của Mặt trận
Giám sát, phản biện: Trách nhiệm và nghĩa vụ của Mặt trận

VOV.VN -Mặt trận Tổ quốc các cấp phải mạnh, phải huy động được nguồn lực trí tuệ của đội ngũ chuyên gia có kiến thức sâu rộng về các lĩnh vực.

Giám sát, phản biện: Trách nhiệm và nghĩa vụ của Mặt trận

Giám sát, phản biện: Trách nhiệm và nghĩa vụ của Mặt trận

VOV.VN -Mặt trận Tổ quốc các cấp phải mạnh, phải huy động được nguồn lực trí tuệ của đội ngũ chuyên gia có kiến thức sâu rộng về các lĩnh vực.

“Mặt trận làm người phản biện giúp Đảng, chính quyền tự hoàn thiện”
“Mặt trận làm người phản biện giúp Đảng, chính quyền tự hoàn thiện”

VOV.VN - Mặt trận thực hiện tốt hơn nữa chức năng giám sát và phản biện xã hội theo tinh thần chủ động góp ý kiến với Đảng, Nhà nước trong việc hoạch định cơ chế chính sách

“Mặt trận làm người phản biện giúp Đảng, chính quyền tự hoàn thiện”

“Mặt trận làm người phản biện giúp Đảng, chính quyền tự hoàn thiện”

VOV.VN - Mặt trận thực hiện tốt hơn nữa chức năng giám sát và phản biện xã hội theo tinh thần chủ động góp ý kiến với Đảng, Nhà nước trong việc hoạch định cơ chế chính sách

Hội Luật gia VN cần tăng cường tham gia công tác giám sát, phản biện
Hội Luật gia VN cần tăng cường tham gia công tác giám sát, phản biện

VOV.VN - Chủ tịch nước khẳng định, giới luật gia Việt Nam là một trong những lực lượng không thể thiếu góp phần bảo vệ công lý và công bằng xã hội.

Hội Luật gia VN cần tăng cường tham gia công tác giám sát, phản biện

Hội Luật gia VN cần tăng cường tham gia công tác giám sát, phản biện

VOV.VN - Chủ tịch nước khẳng định, giới luật gia Việt Nam là một trong những lực lượng không thể thiếu góp phần bảo vệ công lý và công bằng xã hội.

Giám sát và phản biện xã hội là lý do tồn tại và phát triển
Giám sát và phản biện xã hội là lý do tồn tại và phát triển

VOV.VN - Giám sát và phản biện là thực thi quyền dân chủ, là chức năng quan trọng, hàng đầu của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Giám sát và phản biện xã hội là lý do tồn tại và phát triển

Giám sát và phản biện xã hội là lý do tồn tại và phát triển

VOV.VN - Giám sát và phản biện là thực thi quyền dân chủ, là chức năng quan trọng, hàng đầu của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

 Giám sát, phản biện phải phản ánh được sự gai góc của vấn đề
Giám sát, phản biện phải phản ánh được sự gai góc của vấn đề

VOV.VN - Giám sát và phản biện, trước hết tập trung vào những lĩnh vực “nóng”, tác động trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp, đời sống của người lao động

 Giám sát, phản biện phải phản ánh được sự gai góc của vấn đề

Giám sát, phản biện phải phản ánh được sự gai góc của vấn đề

VOV.VN - Giám sát và phản biện, trước hết tập trung vào những lĩnh vực “nóng”, tác động trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp, đời sống của người lao động

Mặt trận Tổ quốc giám sát, phản biện đảng viên, tổ chức Đảng?
Mặt trận Tổ quốc giám sát, phản biện đảng viên, tổ chức Đảng?

VOV.VN - Có ý kiến cho rằng Hiến pháp xác định Đảng chịu sự giám sát nhân dân, nên Đảng chịu sự giám sát của MTTQ sẽ là phương thức hiệu quả nhất. 

Mặt trận Tổ quốc giám sát, phản biện đảng viên, tổ chức Đảng?

Mặt trận Tổ quốc giám sát, phản biện đảng viên, tổ chức Đảng?

VOV.VN - Có ý kiến cho rằng Hiến pháp xác định Đảng chịu sự giám sát nhân dân, nên Đảng chịu sự giám sát của MTTQ sẽ là phương thức hiệu quả nhất. 

Không nên giới hạn phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Không nên giới hạn phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

VOV.VN -Một số ý kiến đại biểu Quốc hội góp ý Luật không nên giới hạn phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với việc xây dựng chương trình, chính sách  pháp luật, đề án của cơ quan nhà nước.

Không nên giới hạn phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Không nên giới hạn phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

VOV.VN -Một số ý kiến đại biểu Quốc hội góp ý Luật không nên giới hạn phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với việc xây dựng chương trình, chính sách  pháp luật, đề án của cơ quan nhà nước.