Các nhà báo quốc tế đánh giá cao mô hình cô đỡ thôn bản của Việt Nam

VOV.VN - Đoàn nhà báo quốc tế bày tỏ sự khâm phục các thầy thuốc Việt Nam khi phải làm việc trong điều kiện khó khăn, cơ sở vật chất chưa đầy đủ.

Chiều nay 16/1, tại Hà Nội, đoàn nhà báo của Liên Hợp Quốc đã có buổi chia sẻ thông tin với Bộ Y tế và 1 số cơ quan báo chí trong nước sau khi đến thăm Bệnh viện Phụ sản Trung ương và tìm hiểu thực tế tại một số cơ sở y tế của tỉnh Điện Biên.

Bộ trưởng Bộ Y tế- Nguyễn Thị Kim Tiến trao đổi với các nhà báo quốc tế
Tại đây, các nhà báo quốc tế đánh giá cao mô hình cô đỡ thôn bản ở miền núi, vùng sâu vùng xa của Việt Nam.

Đoàn nhà báo Liên Hợp Quốc gồm nhiều phóng viên của các tờ báo lớn của Mỹ, Anh, Canada... đến Việt Nam để tìm hiểu thực tế khi Việt Nam được Liên Hợp Quốc đánh giá cao kết quả thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ về y tế.

Đoàn nhà báo quốc tế bày tỏ sự khâm phục các thầy thuốc Việt Nam khi phải làm việc trong điều kiện khó khăn, cơ sở vật chất chưa đầy đủ, bệnh viện tuyến trên quá tải bệnh nhân, còn tuyến dưới (nhất là ở vùng sâu vùng xa) trang thiết bị y tế thiếu thốn nhiều.

Đánh giá cao hệ thống y tế cơ sở gắn với cộng đồng ở Việt Nam được Nhà nước quan tâm và phát triển hơn nhiều nước có cùng điều kiện kinh tế, các nhà báo quốc tế đặc biệt ghi nhận mô hình cô đỡ thôn bản ở miền núi, vùng sâu, vùng xa của Việt Nam.

1.700 cô đỡ thôn bản đã góp phần giúp Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong 10 quốc gia đang đi đúng lộ trình thực hiện thành công Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ về giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ dưới 5 tuổi.

Tỷ lệ phụ nữ mang thai tử vong đã giảm từ 233/100.000 ca năm 1990 xuống còn 61,9/100.000 ca vào năm 2013 (giảm hơn ba lần) và tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi tử vong giảm từ 59/1.000 trẻ xuống còn 23/1.000 trẻ (giảm hơn hai lần). Bên cạnh đó, Đoàn nhà báo quốc tế cũng đánh cao mô hình điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng methadone cũng như thành tựu trong phòng chống HIV/AIDS ở nước ta.

Theo Bộ Y tế, các mục tiêu thiên niên kỷ trong lĩnh vực y tế mà Việt Nam cam kết thực hiện từ 1990 đến 2015 gồm: Giảm 1/2 tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em; giảm 2/3 tỉ suất tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi; giảm 3/4 tỷ số tử vong mẹ; phổ cập tiếp cận chăm sóc sức khỏe sinh sản; chặn đứng và bắt đầu đẩy lùi sự lây lan của HIV/AIDS vào năm 2015; giảm 1/2 tỷ lệ người dân không được tiếp cận nước an toàn và điều kiện vệ sinh cơ bản./.

>> Xem thêm: Ý chí dân tộc Việt Nam

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cô đỡ thôn bản được công nhận là một chức danh ngành y
Cô đỡ thôn bản được công nhận là một chức danh ngành y

(VOV) -Cô đỡ thôn bản đã góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong mẹ và tử vong trẻ sơ sinh, giảm tai biến sản khoa.

Cô đỡ thôn bản được công nhận là một chức danh ngành y

Cô đỡ thôn bản được công nhận là một chức danh ngành y

(VOV) -Cô đỡ thôn bản đã góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong mẹ và tử vong trẻ sơ sinh, giảm tai biến sản khoa.

Giảm tử vong nhờ cô đỡ thôn bản
Giảm tử vong nhờ cô đỡ thôn bản

Phát triển mạng lưới cô đỡ thôn bản là một giải pháp để giảm tử vong mẹ và sơ sinh ở vùng sâu, miền núi, vùng đồng bào dân tộc.

Giảm tử vong nhờ cô đỡ thôn bản

Giảm tử vong nhờ cô đỡ thôn bản

Phát triển mạng lưới cô đỡ thôn bản là một giải pháp để giảm tử vong mẹ và sơ sinh ở vùng sâu, miền núi, vùng đồng bào dân tộc.

Người “mẹ đẻ” của chương trình cô đỡ thôn bản
Người “mẹ đẻ” của chương trình cô đỡ thôn bản

(VOV) -GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng là “mẹ đẻ” của chương trình cô đỡ thôn bản rất thành công tại Việt Nam.

Người “mẹ đẻ” của chương trình cô đỡ thôn bản

Người “mẹ đẻ” của chương trình cô đỡ thôn bản

(VOV) -GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng là “mẹ đẻ” của chương trình cô đỡ thôn bản rất thành công tại Việt Nam.

Giảm tử vong cho mẹ từ mô hình cô đỡ thôn bản
Giảm tử vong cho mẹ từ mô hình cô đỡ thôn bản

(VOV) - Sự góp mặt của cô đỡ thôn bản đã giúp chất lượng chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ và trẻ em các bản xa có sự thay đổi lớn.

Giảm tử vong cho mẹ từ mô hình cô đỡ thôn bản

Giảm tử vong cho mẹ từ mô hình cô đỡ thôn bản

(VOV) - Sự góp mặt của cô đỡ thôn bản đã giúp chất lượng chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ và trẻ em các bản xa có sự thay đổi lớn.