Năng lượng tái tạo có cạnh tranh được với nguồn điện truyền thống?

VOV.VN - Đảm bảo an ninh năng lượng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường… là những tác động tích cực từ việc sử dụng năng lượng tái tạo mang lại.

Hiệu quả mang lại khi sử dụng năng lượng tái tạo

 Ngày 20/9/2017, Bộ Công thương phối hợp với Bộ Năng lượng, Hạ tầng kỹ thuật và Khí hậu Đan Mạch và Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam tổ chức lễ công bố Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam 2017. Trong định hướng phát triển năng lượng gắn liền với mục tiêu tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, việc sử dụng năng lượng tái tạo có ý nghĩa to lớn.

Ông Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Bộ Công thương phát biểu khai mạc.

Ông Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết: “Để đảm bảo an ninh năng lượng và bảo tồn nguồn năng lượng quốc gia, Chính phủ Việt Nam đã thi hành những chính sách nhằm phát triển bền vững ngành năng lượng, trong đó tập trung vào các giải pháp phát triển năng lượng tái tạo và thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đồng thời hạn chế năng lượng truyền thống có thể gây ra những hậu quả không tốt về môi trường”.

Việc sản xuất và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) giúp gia tăng tỷ trọng nguồn năng lượng này trong sản xuất và tiêu thụ quốc gia, giảm bớt sự phụ thuộc vào tiêu thụ năng lượng hóa thạch, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu bảo vệ môi trường cũng như phát triển kinh tế bền vững. Hơn nữa, với sự đóng góp quan trọng của NLTT trong phát điện đối với việc phát triển kinh tế carbon thấp (thậm chí là không carbon).  

Lễ công bố Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017 có sự tham gia của đại biểu đại diện cho các Bộ, viện nghiên cứu, trường đại học...

Theo kịch bản đề xuất (Điều chỉnh nhu cầu năng lượng dựa trên những đánh giá về mức tiết kiệm năng lượng kinh tế các khu vực kinh tế + Mục tiêu giảm phát thải CO2 mức 15% vào năm 2030 so với kịch bản cơ sở) cho thấy kịch bản này tỷ lệ với NLTT; góp phần giảm 12% phát thải CO2 vào năm 2025 và khoảng 18% vào năm 2035. Lượng phát thải khí nhà kính giảm khoảng 5-25% giai đoạn 2020-2050. Giảm phần nhiên liệu nhập khẩu cho các mục đích năng lượng khoảng 150 triệu tấn than và 10,5 triệu tấn dầu vào năm 2050. Tăng tổng nguồn năng lực tái tạo sản xuất, sử dụng khoảng 25 triệu tấn dầu tương đương (TOE) và khoảng 138 triệu TOE năm 2050.

Năng lượng tái tạo có cạnh tranh được với nguồn điện truyền thống?

Mặc dù, được đánh giá cao nhưng NLTT ở Việt Nam vẫn chưa xứng với tiềm năng. Đơn cử là việc phát triển nguồn NLTT cho phát điện đối với các NLTT đối với các tiềm năng lớn ở Việt Nam như thủy điện nhỏ, gió, mặt trời và năng lượng sinh khối.

Cụ thể, ngoài công suất điện nhỏ (công suất dưới 30MW) tương đối cao, công suất các loại hình nguồn điện khác còn nhiều hạn chế. Còn đối với năng lượng gió, tính tới thời điểm hiện tại có 4 dự án lớn với tổng công suất 159MW, chỉ đạt 2,7 % mục tiêu phát triển điện gió đến năm 2030.  Ngoài ra, công suất nguồn điện mặt trời, còn rất nhỏ so với tiềm năng của đất nước.

Trong định hướng phát  triển nguồn NLTT vẫn mắc phải một số khó khăn nhất định. Về tính kinh tế, sử dụng NLTT giai đoạn 2030 khó có thể cạnh tranh về tính kinh tế đối với các nguồn điện truyền thống và vẫn cần sự hỗ trợ nhất định. Bởi nguồn vốn đầu tư tương đối lớn, hơn nữa gặp một số khó khăn trong việc tiếp cận vay vốn. Tuy nhiên, do giai đoạn đó nhiên liệu hóa thạch tăng trong dài hạn, chi phí đầu tư nguồn NLTT giảm xuống nhờ mức độ tích lũy công nghệ. Từ đó, nâng cao khả năng cạnh tranh của các nguồn NLTT và các nguồn điện truyền thống.

Cạnh đó, Việt Nam hiện chưa có những chính sách và cơ chế phù hợp hỗ trợ NLTT để thu hút nhà đầu tư và giá điện cũng tương đối thấp. Hơn nữa, thị trường tiêu thụ còn thiếu hoặc không thể tiếp cận thông tin về tiềm năng công nghệ dạng NLTT.  Những rào cản về mặt kỹ thuật cũng là khó khăn đối với việc phát triển nguồn năng lượng này.

Ngài Thomas Egebo – Quốc vụ khanh Bộ Năng lượng, Hạ tầng kỹ thuật và Môi trường Đan Mạch phát biểu trong buổi lễ.

Về việc hỗ trợ Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển hệ thống NLTT, Ngài Thomas Egebo – Quốc vụ khanh Bộ Năng lượng, Hạ tầng kỹ thuật và Môi trường Đan Mạch cho biết: “Trong lĩnh vực quy hoạch năng lượng, tôi tin rằng Đan Mạch có rất nhiều kinh nghiệm cũng như công nghệ để hỗ trợ và chia sẻ với Việt Nam. Đan Mạch và Việt Nam cũng có những bước tiến mới trong lĩnh vực này. Cụ thể bước tiến này gồm 3 trụ cột chính là quy hoạch  năng lượng, những đấu nối NLTT vào hệ thống điện và sử dụng năng lượng tái tạo vào trong quá trình sản xuất nông nghiệp”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Suất đầu tư cho năng lượng tái tạo còn rất cao”
“Suất đầu tư cho năng lượng tái tạo còn rất cao”

VOV.VN - Tỷ trọng sử dụng năng lượng tái tạo có tăng nhưng suất đầu tư còn cao, nên dù nhiều tiềm năng lớn lĩnh vực này vẫn chưa phát triển.

“Suất đầu tư cho năng lượng tái tạo còn rất cao”

“Suất đầu tư cho năng lượng tái tạo còn rất cao”

VOV.VN - Tỷ trọng sử dụng năng lượng tái tạo có tăng nhưng suất đầu tư còn cao, nên dù nhiều tiềm năng lớn lĩnh vực này vẫn chưa phát triển.

Tối ưu năng lượng tái tạo năm 2050: Giấc mơ có thành hiện thực?
Tối ưu năng lượng tái tạo năm 2050: Giấc mơ có thành hiện thực?

VOV.VN - Chuyên gia và các nhà phân tích mặc dù thừa nhận tiềm năng phát triển của năng lượng tái tạo ở Việt Nam nhưng vẫn cho đây là mục tiêu khó.

Tối ưu năng lượng tái tạo năm 2050: Giấc mơ có thành hiện thực?

Tối ưu năng lượng tái tạo năm 2050: Giấc mơ có thành hiện thực?

VOV.VN - Chuyên gia và các nhà phân tích mặc dù thừa nhận tiềm năng phát triển của năng lượng tái tạo ở Việt Nam nhưng vẫn cho đây là mục tiêu khó.