Ủy ban đối ngoại của Quốc hội bàn về thực hiện quyền con người

VOV.VN -Các ý kiến tại phiên họp toàn thể của Ủy ban đối ngoại của Quốc hội sẽ được xem xét, tập hợp để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Sáng nay (12/3), tại Hà Nội, Ủy ban đối ngoại của Quốc hội họp phiên toàn thể lần thứ 11, bàn về việc đảm bảo thực hiện khoản 14 điều 70 của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo đúng tinh thần Hiến pháp.

Các thành viên Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội đánh giá, Hiến pháp 2013 quy định tại khoản 14 điều 70 về việc Quốc hội phê chuẩn, quyết định, gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là một điểm mới trong Hiến pháp.

Quy định này đề cao vai trò Quốc hội trong xem xét, phê chuẩn các điều ước quốc tế trong lĩnh vực rất quan trọng đó là quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân. Bước tiến bộ, phát triển này của Hiến pháp đã đảm bảo theo đúng chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ quyền con người.

Tuy nhiên để đảm bảo việc xem xét, phê chuẩn đảm bảo thời gian, tiến độ, đảm bảo việc tham gia, thực thi và là thành viên có trách nhiệm của các công ước quốc tế, đồng thời mang lại quyền lợi người dân và đảm bảo an toàn, an ninh đất nước cần thiết có sự xem xét phân định rõ ràng các điều ước theo từng loại lĩnh vực.

Theo đó, cần phân định rõ những điều ước cơ bản về quyền con người, xác lập, công nhận tôn trọng bảo đảm cơ bản các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân thì thuộc khoản 14 điều 70 của Hiến pháp. Các công ước có liên quan đến quyền nghĩa vụ của con người, của cá nhân, nhưng chỉ quy định các vấn đề xác lập cơ chế, phương pháp, cách hợp tác giữa các nơi để đảm bảo vấn đề này thì không thuộc khoản 14 điều 70 của Hiến pháp.

Trên cơ sở phân định rõ loại công ước để xác định rõ loại nào thuộc thẩm quyền Quốc hội phê chuẩn, quyết định, loại công ước nào ủy quyền hoặc giao Chủ tịch nước, hoặc Thủ tướng Chính phủ.

Các ý kiến tại phiên họp toàn thể của Ủy ban đối ngoại của Quốc hội sẽ được xem xét, tập hợp để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việt Nam dự Phiên họp cấp cao Khóa 28, Hội đồng Nhân quyền LHQ
Việt Nam dự Phiên họp cấp cao Khóa 28, Hội đồng Nhân quyền LHQ

VOV.VN - Hiện Việt Nam là thành viên của Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014 – 2016 và là đồng Điều phối viên của ASEAN tại cơ quan này.

Việt Nam dự Phiên họp cấp cao Khóa 28, Hội đồng Nhân quyền LHQ

Việt Nam dự Phiên họp cấp cao Khóa 28, Hội đồng Nhân quyền LHQ

VOV.VN - Hiện Việt Nam là thành viên của Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014 – 2016 và là đồng Điều phối viên của ASEAN tại cơ quan này.

Bộ Công an tiếp Đoàn Ban Chỉ đạo Quốc gia về nhân quyền Lào
Bộ Công an tiếp Đoàn Ban Chỉ đạo Quốc gia về nhân quyền Lào

VOV.VN -Thứ trưởng Tô Lâm tin tưởng rằng, mối quan hệ phối hợp công tác giữa Bộ Công an Việt Nam với Ban Chỉ đạo Quốc gia về nhân quyền Lào sẽ được đẩy mạnh

Bộ Công an tiếp Đoàn Ban Chỉ đạo Quốc gia về nhân quyền Lào

Bộ Công an tiếp Đoàn Ban Chỉ đạo Quốc gia về nhân quyền Lào

VOV.VN -Thứ trưởng Tô Lâm tin tưởng rằng, mối quan hệ phối hợp công tác giữa Bộ Công an Việt Nam với Ban Chỉ đạo Quốc gia về nhân quyền Lào sẽ được đẩy mạnh

Phân biệt đối xử với trẻ em gái là vi phạm nhân quyền
Phân biệt đối xử với trẻ em gái là vi phạm nhân quyền

VOV.VN -Bé gái, cũng như bé trai, xứng đáng được hưởng sự yêu thương, cơ hội và quyền bình đẳng trong suốt cuộc đời mình.

Phân biệt đối xử với trẻ em gái là vi phạm nhân quyền

Phân biệt đối xử với trẻ em gái là vi phạm nhân quyền

VOV.VN -Bé gái, cũng như bé trai, xứng đáng được hưởng sự yêu thương, cơ hội và quyền bình đẳng trong suốt cuộc đời mình.