Vùng hạ lưu ĐBSCL đối phó với hạn xâm mặn

VOV.VN - Tiền Giang là  tỉnh thuộc vùng hạ lưu của sông Tiền sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề của hạn, mặn

Trong bài viết trước, chúng tôi đã nêu rõ những khó khăn trong công tác phòng chống hạn mặn khu vực ven biển. Còn đối với các tỉnh vùng hạ lưu, theo dự báo của cơ quan Khí tượng thủy văn, năm nay, do tác động của El Nino, nước mặn xâm nhập sớm và hạn kéo dài gây bất lợi cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Trong đó, Tiền Giang là  tỉnh thuộc vùng hạ lưu của sông Tiền sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề của hạn, mặn. “Vùng hạ lưu đối phó với hạn mặn” là bài cuối của loạt bài “ĐBSCL gấp rút chống hạn mặn xâm nhập.

Tiền Giang thi công cống đối phó với hạn, mặn.

Vùng ngọt hóa Gò Công gồm 4 huyện: Chợ Gạo, Gò Công Đông, Gò Công Tây, Thị xã Gò Công và cù lao Tân Phú Đông của tỉnh Tiền Giang là nơi chịu tác động trực tiếp của hạn, mặn. Những ngày qua nắng gay gắt đã làm gần 800 ha lúa Đông Xuân ở cù lao Tân Phú Đông bị thiệt hai do thiếu nước. Hàng nghìn ha lúa  gieo sạ trễ ở các huyện Gò Công Đông, Thị xã Gò Công và huyện Gò Công Tây  sẽ có nguy cơ giảm năng suất hoặc chết trắng vì hạn mặn

 Nhằm khắc phục tình trạng này hiện nay các ngành chức năng và chính quyền  ra quan làm thủy lợi nội đồng, gia cố hệ thống cống đập để ngăn mặn, trữ ngọt  để tưới lúa.  Về kế hoạch đối phó với hạn, mặn, ông Trần Minh Hoàng, Phó trưởng Phòng Kinh tế Thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang cho biết: “Trước khi cống Xuân Hòa đóng 10 ngày chúng tôi cho bơm trữ nước. Nếu làm được giải pháp đó thì nước kéo dài được hơn nửa tháng. Mặt khác chúng tôi giải quyết lục bình, khai thông các tuyến kênh, rồi nạo vét khoảng 4 - 5 tuyến kênh để trữ nước”.

Tại huyện Gò Công Đông, lực lượng đoàn viên thanh niên vừa ra quân vớt lục bình, khai thông dòng chảy trên hệ thống kênh mương nội đồng nhằm phục vụ nước ngọt cho sản xuất nông nghiệp. Anh Nguyễn Văn Chơn, Bí thư đoàn thanh niên xã Bình Nghị, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang sau khi tham gia chiến dịch vớt lục bình trên kênh thủy lợi, chia sẻ: “Năm nay, mùa khô nước rất khó khăn. Bản thân tôi thấy rất vui vì mình đã làm được việc rất thiết thực để giúp cho nhân dân làm sạch môi trường, khai thông dòng chày phục vụ nướccho bà con tưới tiêu”.

 Nhằm giúp nông dân giảm bớt thiệt hại để sản xuất trong điều kiện bất lợi, ngành nông nghiệp tỉnh Tiền Giang khuyến cáo  nông dân gieo sạ đúng lịch thời vụ, chú trọng các lọai giống ngắn ngày, thích ứng với hạn mặn. Riêng vùng cù lao Tân Phú Đông, Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang  đã chọn được 2 giống lúa OM 5451 và OM 6976 có ưu điểm chịu mặn, thích hợp với điều kiện sản xuất khắc nghiệt. Riêng Công ty  trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Khai thác Công trình Thủy lợi Tiền Giang, tăng cường công tác quan trắc nguồn nước trên sông, có kế hoạch vận hành cống đập hợp lý để lấy nước ngọt vào hệ thống kênh thủy lợi để phục vụ nước cho hơn 70 ngàn ha lúa Đông xuân và hàng ngàn ha hoa màu của nông dân. Các địa phương lập kế hoạch bơm chuyền hai cấp cho diện tích lúa gieo sạ trễ.  Ông Nguyễn Thiện Pháp, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi- kiêm Chánh Văn phòng  Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bảo- Giảm nhẹ thiên tai tỉnh Tiền Giang nói: “Đối với Công ty TNHH Một thành viên khai thác Công trình Thủy lợi thông báo lịch vận hành công trình cung cấp nước nhân dân biết chủ động bố trí thời vụ. Những diện tích trễ vụ mà có khả năng thiếu nước cũng nên cắt vụ hoặc chuyển sang cây trồng khác, ngắn ngày, sử dụng ít nước. Đối với bà con trong vùng ngọt hóa Gò Công giữ gìn vệ sinh nguồn nước, không vức bỏ chất thải vào trong nguồn nước để gây ô nhiễm phải xổ xả nguồn nước. Đối với Công ty TNHH Một thành viên khai thác Công trình Thủy lợi tích cực quan trắc để vận hành lấy nước tối đa nguồn nước cho nhu cầu nước hiện nay”.

Dự báo trong các tháng đầu mùa khô 2015-2016, khả năng xâm nhập mặn vùng cửa sông Nam bộ sẽ cao hơn, sớm hơn cùng kỳ mùa khô năm trước. Trong đó, các tỉnh ven biển như Tiền Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang có khả năng bị xâm nhập mặn làm ảnh hưởng đến sản xuất lúa đông xuân với diện tích trên 600 ngàn ha, chiếm 40% diện tích sản xuất lúa của toàn vùng ĐBSCL. Chính vì thế, vấn đề đặt ra là các địa phương phải tính toán lại cơ cấu mùa vụ hợp lý, sử dụng các giống ngắn ngày, giống chống chịu hạn, mặn ở những vùng khó khăn; đồng thời, chủ động triển khai các biện pháp phòng chống khô hạn, xâm nhập mặn và thiếu hụt nguồn nước, giảm thiểu thiệt hại do bất lợi của thời tiết gây ra./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Các tỉnh ven biển tây ĐBSCL đối phó với hạn mặn
Các tỉnh ven biển tây ĐBSCL đối phó với hạn mặn

VOV.VN - Việc mùa mưa kết thúc sớm hơn trung bình nhiều năm gần một tháng đã làm cho tỉnh Cà Mau không đủ nước ngọt để rửa mặn

Các tỉnh ven biển tây ĐBSCL đối phó với hạn mặn

Các tỉnh ven biển tây ĐBSCL đối phó với hạn mặn

VOV.VN - Việc mùa mưa kết thúc sớm hơn trung bình nhiều năm gần một tháng đã làm cho tỉnh Cà Mau không đủ nước ngọt để rửa mặn