Ưu tiên giảm quá tải bệnh viện ở 2 thành phố lớn

(VOV) -Theo đó, phấn đấu giảm quá tải bệnh viện ở Hà Nội và TPHCM từ khoảng 120% như hiện nay xuống dưới 100% công suất.

Sáng 25/3, tại Hội trường Thống Nhất, TP HCM, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Thủ tướng Chính phủ về các đề án giảm quá tải bệnh viện, chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; khuyến khích đào tạo tại một số chuyên ngành. Tham dự Hội nghị có lãnh đạo UBND, lãnh đạo Sở Y tế, các bệnh viện Trung ương và các tỉnh thành phía nam, các trường, trung tâm đào tạo về y tế…

Thực hiện đề án giảm tải bệnh viện của Thủ tướng Chính phủ, trước tiên, tập trung giảm quá tải ở các chuyên khoa ung bướu, ngoại- chấn thương, tim mạch, sản và nhi thuộc một số bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tuyến cuối của 2 thành phố lớn là TP HCM và Hà Nội từ khoảng 120% như hiện nay xuống dưới 100% công suất, phấn đấu đến 2020 không còn quá tải bệnh viện; Cố gắng nâng công suất sử dụng giường bệnh các tuyến tỉnh, huyện lên 60% vào năm 2015 và 80% vào năm 2020; giảm lưu lượng người chờ khám bệnh, đảm bảo mỗi bác sỹ khám bệnh không quá 50 người bệnh/ngày.

Trong giai đoạn từ nay đến 2015, tập trung ưu tiên giảm quá tải bệnh viện ở hai thành phố lớn và sau đó triển khai cho các bệnh viện khác, cố gắng đầu tư xây mới, nâng cấp các bệnh viện thuộc phạm vi đề án đến 2015 tăng tối thiểu 7.150 giường bệnh. 

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, để thực hiện mục tiêu giảm tải, cần có chính sách cho cán bộ y tế, cán bộ trẻ về công tác vùng sâu, vùng xa, tuyến cơ sở

Cũng tại Hội nghị, Bộ Y tế đã công bố 2 quyết định quan trọng khác của Thủ tướng Chính phủ về y tế là “đề án thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở khám chữa bệnh”, “đề án khuyến khích đào tạo và phá triển nhân lực y tế các chuyên ngành lao, phong, tâm thần, pháp y và giải phẫu bệnh nhân giai đoạn 2013-2020”…, kế hoạch triển khai quyết định của Bộ Y tế về Đề án bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2013-2020, dự thảo đề án Bác sỹ gia đình và dự thảo hướng dẫn cải tiến qui trình khám bệnh bảo hiểm y tế tại bệnh viện…./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giảm quá tải bệnh viện: Ai buông "chùm khế ngọt"?
Giảm quá tải bệnh viện: Ai buông "chùm khế ngọt"?

Có một nghịch lý đang tồn tại: Nhiều bệnh viện dù luôn kêu quá tải nhưng chưa từng có ý định giảm tải. Thậm chí, có không ít bệnh viện còn duy trì công suất giường bệnh ở mức cao nhất để có thể đảm bảo nguồn thu.

Giảm quá tải bệnh viện: Ai buông "chùm khế ngọt"?

Giảm quá tải bệnh viện: Ai buông "chùm khế ngọt"?

Có một nghịch lý đang tồn tại: Nhiều bệnh viện dù luôn kêu quá tải nhưng chưa từng có ý định giảm tải. Thậm chí, có không ít bệnh viện còn duy trì công suất giường bệnh ở mức cao nhất để có thể đảm bảo nguồn thu.

Đến năm 2020, bệnh viện hết quá tải
Đến năm 2020, bệnh viện hết quá tải

(VOV) -Thủ tướng Chính phủ vừa phê duỵệt Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013 – 2020.

Đến năm 2020, bệnh viện hết quá tải

Đến năm 2020, bệnh viện hết quá tải

(VOV) -Thủ tướng Chính phủ vừa phê duỵệt Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013 – 2020.

Bộ Y tế triển khai Đề án giảm quá tải bệnh viện
Bộ Y tế triển khai Đề án giảm quá tải bệnh viện

(VOV) -Mục tiêu đáng chú ý của Đề án là đến năm 2015, giảm được tình trạng quá tải trầm trọng của 13 bệnh viện.

Bộ Y tế triển khai Đề án giảm quá tải bệnh viện

Bộ Y tế triển khai Đề án giảm quá tải bệnh viện

(VOV) -Mục tiêu đáng chú ý của Đề án là đến năm 2015, giảm được tình trạng quá tải trầm trọng của 13 bệnh viện.

Bộ Y tế bàn về quá tải ở Bệnh viện Ung bướu
Bộ Y tế bàn về quá tải ở Bệnh viện Ung bướu

(VOV) -Bộ trưởng Y tế đề nghị bệnh viện xem xét xây dựng thêm các khu khám và điều trị trong khuôn viên hiện hữu

Bộ Y tế bàn về quá tải ở Bệnh viện Ung bướu

Bộ Y tế bàn về quá tải ở Bệnh viện Ung bướu

(VOV) -Bộ trưởng Y tế đề nghị bệnh viện xem xét xây dựng thêm các khu khám và điều trị trong khuôn viên hiện hữu