Bộ Y tế triển khai Đề án giảm quá tải bệnh viện

(VOV) -Mục tiêu đáng chú ý của Đề án là đến năm 2015, giảm được tình trạng quá tải trầm trọng của 13 bệnh viện.

Sáng 22/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức triển khai các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Đề án giảm quá tải bệnh viện, chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại các cơ sở khám chữa bệnh và Đề án khuyến khích đào tạo một số chuyên ngành đang thiếu nhân lực hiện nay.

Một trong những mục tiêu đáng chú ý của Đề án là đến năm 2015, giảm được tình trạng quá tải trầm trọng của 13 bệnh viện chuyên khoa ung bướu, ngoại, chấn thương, tim mạch, sản, nhi của Trung ương và một số bệnh viện tuyến cuối của Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.

Bệnh viện tuyến cuối đang quá tải (Ảnh minh họa)

Mục tiêu của Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013-2020 là tăng số giường phục vụ điều trị tại các bệnh viện công lập. Giảm thời gian chờ khám của người dân và đảm bảo mỗi ngày, một bác sỹ khám không quá 50 người bệnh vào năm 2015 và giải quyết được tình trạng quá tải trầm trọng tại các bệnh viện Bạch Mai; Chợ Rẫy; Đa khoa Trung ương Huế; Phụ sản Trung ương; Nhi Trung ương; Hữu nghị Việt – Đức, Bệnh viện K, Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội), Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Bệnh viện Ung bướu và Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, giải pháp trước mắt là mở rộng diện tích phục vụ điều trị tại 18 bệnh viện công lập và xây dựng cơ sở 2 của một số bệnh viện lớn. Tuy nhiên, về lâu dài phải thực hiện giảm tải tuyến trên, tăng năng lực cho tuyến dưới, bằng cách tiếp tục thực hiện Đề án 1816 để chuyển giao kỹ thuật từ tuyến trên về tuyến dưới.

Điểm được điều chỉnh là không thực hiện đơn thuần nghĩa vụ 3 tháng luân phiên nữa mà thực hiện theo gói dịch vụ, thực hiện ký hợp đồng ở tuyến trên và tuyến dưới. Như vậy tuyến dưới phải thực hiện được dịch vụ đã chuyển giao thì bác sỹ tuyến trên mới hoàn thành nhiệm vụ.

Về Đề án bệnh viện vệ tinh, Bộ Y tế chọn những bệnh viện tuyến cuối với 5 chuyên khoa quá tải nhất, mỗi chuyên khoa có 10 bệnh viện vệ tinh tuyến tỉnh.

Thực hiện Đề án giảm quá tải bệnh viện, Bộ Y tế sẽ nghiên cứu và xây dựng chế tài để hạn chế các bệnh viện tuyến dưới chuyển người bệnh lên tuyến trên khi mức độ chuyên môn chưa thực sự cần thiết và trong khả năng giải quyết của bệnh viện.

Bộ Y tế cũng đang trong quá trình lấy ý kiến về Dự thảo hướng dẫn cải tiến quy trình khám bệnh tại bệnh viện công lập, trong đó có quy định mới là người tham gia bảo hiểm y tế sẽ không phải nộp tiền tạm ứng khi đi khám chữa bệnh.

Theo Bộ Y tế, tình trạng quá tải bệnh viện đang diễn ra trầm trọng ở tuyến Trung ương với công suất sử dụng giường bệnh trung bình khoảng 120%, đặc biệt tại bệnh viện K, tỷ lệ này là 172%; tiếp đến là Bệnh viện Bạch Mai: 168%; Bệnh viện Chợ Rẫy 139%; Bệnh viện Nhi trung ương: 119%; Bệnh viện Bệnh nhiệt đới 124%..., thậm chí có những khoa công suất sử dụng giường bệnh trên 300%.

Tình trạng quá tải bệnh viện ở nước ta được đánh giá là chưa từng thấy ở những nước trong khu vực trên thế giới. Đây cũng là nguyên nhân sâu xa của nhiều vấn đề bất cập nảy sinh trong bệnh viện công lập hiện nay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chống quá tải bệnh viện là nhiệm vụ hàng đầu
Chống quá tải bệnh viện là nhiệm vụ hàng đầu

Đây là nhấn mạnh của PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế sau khi tiến hành khảo sát các bệnh viện tuyến trung ương tại Hà Nội và TP HCM.

Chống quá tải bệnh viện là nhiệm vụ hàng đầu

Chống quá tải bệnh viện là nhiệm vụ hàng đầu

Đây là nhấn mạnh của PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế sau khi tiến hành khảo sát các bệnh viện tuyến trung ương tại Hà Nội và TP HCM.

Bộ trưởng Y tế đưa ra giải pháp chống quá tải bệnh viện
Bộ trưởng Y tế đưa ra giải pháp chống quá tải bệnh viện

Ngành y tế khẳng định sẽ phải xây thêm bệnh viện, tuy nhiên vấn đề ngân sách đang là trở ngại lớn nhất trong lộ trình “giảm tải”.

Bộ trưởng Y tế đưa ra giải pháp chống quá tải bệnh viện

Bộ trưởng Y tế đưa ra giải pháp chống quá tải bệnh viện

Ngành y tế khẳng định sẽ phải xây thêm bệnh viện, tuy nhiên vấn đề ngân sách đang là trở ngại lớn nhất trong lộ trình “giảm tải”.

Giảm quá tải bệnh viện: Ai buông "chùm khế ngọt"?
Giảm quá tải bệnh viện: Ai buông "chùm khế ngọt"?

Có một nghịch lý đang tồn tại: Nhiều bệnh viện dù luôn kêu quá tải nhưng chưa từng có ý định giảm tải. Thậm chí, có không ít bệnh viện còn duy trì công suất giường bệnh ở mức cao nhất để có thể đảm bảo nguồn thu.

Giảm quá tải bệnh viện: Ai buông "chùm khế ngọt"?

Giảm quá tải bệnh viện: Ai buông "chùm khế ngọt"?

Có một nghịch lý đang tồn tại: Nhiều bệnh viện dù luôn kêu quá tải nhưng chưa từng có ý định giảm tải. Thậm chí, có không ít bệnh viện còn duy trì công suất giường bệnh ở mức cao nhất để có thể đảm bảo nguồn thu.

Thủ tướng chỉ đạo thực hiện quyết liệt các giải pháp giảm quá tải bệnh viện
Thủ tướng chỉ đạo thực hiện quyết liệt các giải pháp giảm quá tải bệnh viện

Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế phải trình Chính phủ “Đề án giảm tải bệnh viện” trước ngày 30/6 tới.

Thủ tướng chỉ đạo thực hiện quyết liệt các giải pháp giảm quá tải bệnh viện

Thủ tướng chỉ đạo thực hiện quyết liệt các giải pháp giảm quá tải bệnh viện

Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế phải trình Chính phủ “Đề án giảm tải bệnh viện” trước ngày 30/6 tới.