Phát triển thị trường lao động hiện đại tới 2030 theo hướng nào?

VOV.VN - Sáng nay (11/12), tại Hà Nội, báo Nhân dân tổ chức tọa đàm trực tuyến: “Phát triển thị trường lao động hiện đại tới 2030, tầm nhìn 2045”.

Sự kiện có sự tham gia của các chuyên gia, khách mời trao đổi về 2 đề án: “Hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030” và “Nâng cao năng lực dự báo cung - cầu lao động” đang được Bộ LĐ-TB-XH xây dựng dự thảo.

Phát biểu tại tọa đàm, TS Vũ Trọng Bình, Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ LĐ-TB-XH cho biết, việc xây dựng 2 đề án này hết sức quan trọng, góp phần cụ thể hóa Nghị quyết TƯ 5 khóa XII về thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, hướng tới xây dựng một thị trường lao động định hướng XHCN.

30 năm Đổi mới, Việt Nam đã xây dựng từng bước và căn bản những thể chế cơ bản của thị trường lao động. Để thực hiện chiến lược này, trong thời gian tới cần có những khuôn khổ về thể chế chính sách mới, do đó, phải đánh giá lại trong 30 năm qua đã làm được gì, đặc biệt là trong 10 năm trở lại đây.

Ông Vũ Trọng Bình cho biết, 2 đề án này ngoài việc cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng về kinh tế thị trường, còn góp phần định hình hành lang pháp lý để phát triển các thể chế thị trường của thị trường lao động: “Ví dụ 10 năm qua, thị trường lao động quy mô còn nhỏ, các thể chế thị trường lao động mới được thiết lập có hành lang pháp lý như Trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp dịch vụ việc làm và các sàn giao dịch việc làm. Để bảo đảm những thể chế này hoạt động đồng bộ, hiện đại đúng như tinh thần của Nghị quyết TƯ 5 khóa XII về thể chế kinh tế thị trường, bắt buộc phải có những hành lang pháp lý cho những thể chế này thực sự phát triển”, ông Bình nhấn mạnh.

Cục trưởng Cục Việc làm cho rằng, câu hỏi đặt ra là đề án này phải giải quyết được vấn đề thực tiễn. 10 năm qua, thị trường lao động VIệt Nam không những phát triển rất mạnh trong nước, thể hiện ở chỗ có những vùng thị trường lao động biến động, phát triển kết nối mạnh mẽ với thị trường lao động quốc tế, như Đông Nam Bộ hay Đồng bằng sông Hồng. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có những thị trường lao động chuyên biệt, kết nối với chuỗi giá trị toàn cầu rất mạnh, đặc biệt là nông nghiệp, thủy sản, như thị trường ĐBSCL và Tây Nguyên.

Ông Bình cho rằng, với miền núi, cần có thị trường riêng để vừa bảo đảm phát triển hài hòa với trình độ phát triển của miền núi, nhưng cũng đúng với việc phát huy những ưu tiên của Đảng, Nhà nước đối với chính sách miền núi và chính sách dân tộc. Đề án này phải giải quyết được những điểm căn bản đó.

Chính vì vậy, đề án phải bảo đảm phủ sóng được những thị trường khác nhau, phù hợp với thực tiễn, đa tầng, mỗi tầng có một trình độ phát triển khác nhau. Mỗi tầng cụ thể hóa quan điểm của Đảng là vai trò của Nhà nước và thị trường phải được xác định rất rõ. Nhà nước và thị trường quan hệ như thế nào ở trong thị trường ở vùng miền núi phía bắc, đồng bằng sông Hồng và ở vùng Đông Nam Bộ rất khác nhau. Nếu như ở Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng thì vai trò của Nhà nước có tính chất kiến tạo nhiều hơn, hỗ trợ nhiều hơn. Ở vùng miền núi thì Nhà nước có tính chất thu hút, thậm chí có những nơi Nhà nước phải tạo những cơ chế để đưa cho người lao động tham gia vào thị trường. 

Đa lĩnh vực có nghĩa là thị trường có nhiều lĩnh vực, nhiều ngành. Với những lĩnh vực mà chuỗi giá trị kết nối chặt chẽ với chuỗi giá trị của thế giới, ở đây phải có những thị trường chuyên nghiệp và tuân theo luật chơi quốc tế hết sức chặt chẽ. Nếu lao động tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, người lao động phải đạt tiêu chí, kể cả việc sử dụng người lao động cũng phải đúng theo chuẩn mực quốc tế. 

Bên cạnh đó, ông Vũ Trọng Bình cũng cho hay, đề án phải bảo đảm có những chính sách thu hút các chuyên gia giỏi quốc tế và trong nước để hài hòa giữa lao động trong nước và quốc tế.

Phải xây dựng thị trường lao động ổn định, hài hòa

Dưới góc độ cơ quan giám sát, nghiên cứu sâu về lĩnh vực lao động, việc làm, ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội đánh giá, 2 đề án của Cục Việc làm là định hướng đúng và thực chất vì giải quyết việc làm là mục tiêu của an sinh xã hội, là trụ cột có tính chất phòng ngừa bảo đảm cho người việc làm có thu nhập, giải quyết đời sống cho người lao động.

Tuy nhiên, ông Bùi Sỹ Lợi cũng lưu ý, khi nghiên cứu đề án này phải xử lý 2 vấn đề. Một là, phải khắc phục cho được tồn tại hiện nay đang đặt ra đối với Chính phủ về giải quyết việc làm cho người lao động. Đây là một trong những yếu tố quan trọng của năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế. Hiện nay, nguồn chất lượng nhân lực còn thấp, quan hệ cung - cầu đang có vấn đề. Cung chưa đáp ứng cầu sử dụng và dịch chuyển quá trình lao động chưa phù hợp với quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế. Bên cạnh đó, thị trường lao động là một thị trường chịu tác động của nhiều yếu tố, chưa giải quyết đáp ứng được hiện tại.

Hai là, đề án phải giải quyết 2 nhiệm vụ. Nhiệm vụ đầu tiên là xây dựng cho được một thị trường lao động ổn định, hài hòa và hiện đại.

Tính hiện đại ở đây phải bảo đảm thể hiện thể chế về cơ chế chính sách về thị trường lao động; Đáp ứng được nhu cầu chất lượng nguồn nhân lực tăng lên; Đáp ứng quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành, các lĩnh vực trong nước trong quá trình hội nhập; Chuyển dịch cơ cấu lao động đáp ứng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phù hợp quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước.

Nhiệm vụ thứ hai, đề án phải giải quyết được chất lượng thị trường lao động, bởi chất lượng thị lao động giải quyết việc làm bền vững. Theo đó, để giải quyết việc làm bền vững đáp ứng mấy vấn đề: Đáp ứng việc làm theo quyền của con người theo quy định Hiến pháp như học nghề, tự tạo việc làm, tự chọn nơi làm việc (theo Điều 25 của Hiến pháp); Bảo đảm có thu nhập hợp lý, có chính sách bảo hiểm như BHXH, BHYT, bảo hiểm các chức năng sau này khi người lao động rời khỏi thị trường lao động vẫn có thể tồn tại; Bảo đảm an toàn lao động, an toàn sinh mạng, vệ sinh môi trường trong quá trình làm việc.

“Đề án cũng phải tránh được người lao động rơi vào cảnh thất nghiệp, vì thế chúng ta phải nghĩ đến việc đào tạo, đào tạo lại nhằm giữ chỗ cho người lao động để khi chuyển đổi cơ cấu, công nghệ dưới tác động cách mạng công nghiệp 4.0, người lao động vẫn có cơ hội tìm công việc khác. Ngoài ra, còn có một số yếu tố nữa để giải quyết vấn đề việc làm bền vững.

Chúng ta đừng coi thị trường lao động như vấn đề xã hội. Đây là vấn đề kinh tế. Chúng ta phải đầu tư xử lý việc làm cho người lao động trên cơ sở phát triển thị trường lao động”, ông Bùi Sỹ Lợi nhấn mạnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỗi năm có khoảng 1.600 phiên giao dịch việc làm, hàng triệu lao động tìm được việc mới
Mỗi năm có khoảng 1.600 phiên giao dịch việc làm, hàng triệu lao động tìm được việc mới

VOV.VN - Ngày 7/12/2020 tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Tổng kết dự án phát triển thị trường lao động và việc làm giai đoạn 2016 – 2020.

Mỗi năm có khoảng 1.600 phiên giao dịch việc làm, hàng triệu lao động tìm được việc mới

Mỗi năm có khoảng 1.600 phiên giao dịch việc làm, hàng triệu lao động tìm được việc mới

VOV.VN - Ngày 7/12/2020 tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Tổng kết dự án phát triển thị trường lao động và việc làm giai đoạn 2016 – 2020.

Cơ hội tìm việc làm cho lao động tại 6 tỉnh, thành phố dịp cuối năm
Cơ hội tìm việc làm cho lao động tại 6 tỉnh, thành phố dịp cuối năm

VOV.VN - Sáng 3/12 sẽ diễn ra Phiên giao dịch việc làm online kết nối 6 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên và Vĩnh Phúc. 

Cơ hội tìm việc làm cho lao động tại 6 tỉnh, thành phố dịp cuối năm

Cơ hội tìm việc làm cho lao động tại 6 tỉnh, thành phố dịp cuối năm

VOV.VN - Sáng 3/12 sẽ diễn ra Phiên giao dịch việc làm online kết nối 6 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên và Vĩnh Phúc.