Người dân TP.HCM cần chấp hành tốt hơn công tác phòng chống dịch Covid-19

VOV.VN - Chiều nay (14/6), Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM tổ chức họp báo cung cấp thông tin về công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn.

Buổi họp báo được tổ chức sau khi Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong quyết định tiếp tục giãn cách xã hội toàn thành phố theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ thêm 2 tuần. 

Tại buổi họp báo, ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM mong muốn người dân hiểu rõ và tận dụng thời gian giãn cách xã hội 2 tuần sắp tới để cùng nhau phòng chống dịch Covid-19.

Người dân thành phố cần tiếp tục thực hiện nghiêm biện pháp 5K; khi xuất hiện địa điểm nào bị phong toả hoặc có ca F0 thì Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM và truyền thông đều thông tin nên người dân cần đọc các địa điểm dịch tễ để tự đánh giá, cập nhật thông tin. Về phòng chống dịch, đa số người dân chấp hành tốt nhưng vẫn còn một số trường hợp chấp hành chưa tốt nên ông Hưng đề nghị trong thời gian tới, người dân cần chung tay, đồng hành phòng chống dịch.

"Nếu bây giờ chúng ta không tiếp tục giãn cách thì những mầm bệnh chưa xác định nguồn gốc sẽ tiếp tục lây lan trong cộng đồng. Thời gian 2 tuần là cần thiết nếu những trường hợp nhiễm tương ứng với thời gian ủ bệnh, chúng ta có thể khoanh vùng truy vết, giải quyết căn cơ ổ dịch này. Mong người dân hạn chế sinh hoạt, tiếp xúc với người khác", ông Nguyễn Hữu Hưng cho biết.

Phát biểu thêm tại buổi họp báo, bác sỹ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết, 2 tuần không phải là thời gian để TP.HCM thành công trong dập dịch, số ca bệnh giảm mà đây là thời điểm vừa đủ để đánh giá lại tình hình. Cụ thể, sau mỗi tuần TP.HCM sẽ đánh giá tình hình để quyết định tăng cấp, giảm cấp hoặc giữ nguyên phương án phòng chống dịch. Bác sỹ Nguyễn Trí Dũng còn cho biết, vaccine đang sử dụng tại Việt Nam có tỷ lệ phòng bị là 76% sau liều thứ nhất và 82% sau liều thứ 2. Đối với biến chủng Delta (biến chủng Ấn Độ), tỷ lệ phòng giảm xuống còn khoảng 33,5% sau liều thứ nhất và khoảng 80% sau liều thứ 2. Điều đó cho thấy chủng virus mới làm các loại vaccine hạn chế khả năng bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, điểm lợi thế lớn nhất của vaccine phòng Covid-19 là ngăn bệnh chuyển nặng, giảm đến tối thiếu khả năng tử vong cho người mắc.

"Lợi ích của vaccine là giúp cho người được tiêm vaccine không bệnh nặng, hạn chế tối đa tử vong. Nếu chúng ta tiêm được cho cộng đồng đủ tỷ lệ 80% trở lên sẽ bảo vệ được cộng đồng bởi vì không có biến chứng nặng. Chúng ta an tâm tiếp tục tiêm vaccine theo như chương trình tiêm chủng quốc gia", bác sỹ Nguyễn Trí Dũng cho biết thêm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chiều 14/6, có thêm 80 ca mắc COVID-19 mới và 238 bệnh nhân điều trị khỏi bệnh
Chiều 14/6, có thêm 80 ca mắc COVID-19 mới và 238 bệnh nhân điều trị khỏi bệnh

VOV.VN - Chiều 14/6, Bộ Y tế thông báo cả nước ghi nhận 80 ca mắc COVID-19 mới. Trong đó, có 75 ca ghi nhận trong nước tại 5 tỉnh, thành phố.

Chiều 14/6, có thêm 80 ca mắc COVID-19 mới và 238 bệnh nhân điều trị khỏi bệnh

Chiều 14/6, có thêm 80 ca mắc COVID-19 mới và 238 bệnh nhân điều trị khỏi bệnh

VOV.VN - Chiều 14/6, Bộ Y tế thông báo cả nước ghi nhận 80 ca mắc COVID-19 mới. Trong đó, có 75 ca ghi nhận trong nước tại 5 tỉnh, thành phố.

Kon Tum đã tiêm vaccine COVID-19 đợt 2 cho 17.620 người
Kon Tum đã tiêm vaccine COVID-19 đợt 2 cho 17.620 người

VOV.VN - Tỉnh Kon Tum hiện đang thực hiện tiêm vaccine phòng COVID-19 đợt 2 cho 17.620 người thuộc các nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm vaccine miễn phí thực hiện  theo Nghị quyết số 21 của Chính phủ.

Kon Tum đã tiêm vaccine COVID-19 đợt 2 cho 17.620 người

Kon Tum đã tiêm vaccine COVID-19 đợt 2 cho 17.620 người

VOV.VN - Tỉnh Kon Tum hiện đang thực hiện tiêm vaccine phòng COVID-19 đợt 2 cho 17.620 người thuộc các nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm vaccine miễn phí thực hiện  theo Nghị quyết số 21 của Chính phủ.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam trao tặng Nepal 2.000 bộ kít thử COVID-19
Giáo hội Phật giáo Việt Nam trao tặng Nepal 2.000 bộ kít thử COVID-19

VOV.VN - Món quà thể hiện tình cảm của tăng ni và Phật tử Việt Nam, với mong muốn chia sẻ một phần khó khăn, cùng nhân dân Nepal vượt qua đại dịch COVID-19.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam trao tặng Nepal 2.000 bộ kít thử COVID-19

Giáo hội Phật giáo Việt Nam trao tặng Nepal 2.000 bộ kít thử COVID-19

VOV.VN - Món quà thể hiện tình cảm của tăng ni và Phật tử Việt Nam, với mong muốn chia sẻ một phần khó khăn, cùng nhân dân Nepal vượt qua đại dịch COVID-19.