Hồi ức của những học sinh miền Nam tập kết ra Bắc

VOV.VN -Các mái đầu đã bạc trắng, những học sinh miền Nam tập kết ra Bắc cảm động ôm nhau khóc nhớ về những kỷ niệm ngày xưa.

Năm 1954, sau Hiệp định Geneva, với tầm nhìn xa của Bác Hồ và Đảng ta, nhiều đoàn học sinh miền Nam đã được chọn gửi ra miền Bắc học tập văn hóa, học nghề... phục vụ công cuộc kháng chiến và kiến quốc. Từ đó đến khi giải phóng hoàn toàn miền Nam đã có khoảng 32.000 học sinh từ các tỉnh, thành phố miền Nam được đưa ra Bắc học tập rèn luyện.

Thực hiện chủ trương có tầm nhìn chiến lược đó, nhiều đoàn học sinh được đưa ra Bắc bằng tàu biển, cập các bến Sầm Sơn, Hải Phòng… Hàng vạn học sinh được các thầy cô giáo hết lòng thương yêu dạy dỗ, được nhân dân nhiều tỉnh miền Bắc, chủ yếu ở các tỉnh, thành phố như: Thanh Hóa, Hải Phòng, Hà Nội, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hà Đông (cũ)… nồng nhiệt chào đón.

Ông Trần Thanh Phương, một cựu học sinh miền Nam quê ở tỉnh Cà Mau nhớ lại: “Bác nhìn xa trông rộng là phải có người xây dựng miền Nam sau này, cho nên Bác quyết định học sinh miền Nam cùng đi tập kết ra Bắc. Chúng tôi khi ấy là 12, 14, 15 tuổi được đi tập kết ra Bắc. Rồi sau khi Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam ra đời năm 1960 thì có một lớp học sinh miền Nam nữa là những dũng sỹ diệt Mỹ, cán bộ liên lạc, rồi con em cán bộ Mặt trận cũng vượt Trường Sơn ra Bắc”. 

Cùng dòng suy tưởng này, ông Phạm Bá Lữ, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Liên lạc Học sinh miền Nam Trung ương cho biết: “Đội ngũ học sinh miền Nam được Bác Hồ hết sức quan tâm. Bác Hồ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng dù bận rất nhiều công việc nhưng lúc nào cũng hỏi thăm Ban Thống nhất, hỏi thăm Bộ Giáo dục và trực tiếp đến thăm các cơ sở nuôi dạy trường học sinh miền Nam. Có vấn đề khó khăn gì thì Bác Hồ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng trực tiếp chỉ đạo tháo gỡ, ưu ái những điều kiện tốt nhất từ chỗ ăn, chỗ ở với tinh thần tất cả cho miền Nam ruột thịt”.

Sống trong nhà dân, được nhân dân cưu mang đùm bọc, nơi học tập ban đầu thường là các ngôi đình, chùa… ông Đào Quang Cường, một cựu học sinh miền Nam ra Bắc lúc học lớp 3 và học xong đại học ở đây. Suốt hàng chục năm sống với đồng bào miền Bắc, những kỷ niệm sâu sắc nhất mà ông nhớ đó là: Bà con thường dành phần cơm trắng cho mấy đứa học sinh miền Nam ăn đủ no. Làng xóm còn rất thông cảm và bỏ qua cho những đứa trẻ nghịch ngợm, khi đám bạn các ông trèo ổi, hái vải, chặt chuối trong vườn nhà.

“Bà con ai cũng đói cả nhưng tình cảm thì rất nồng ấm. Thực sự đến tận bây giờ tôi vẫn còn nhớ tên một số người đã từng gắn bó với mình, như ông Hoàng Viết Thủy đã bện từng ổ rơm cho chúng tôi nằm trong những ngày mùa đông đất Bắc rất lạnh. Rồi có những quả chuối hay quả na thì cũng cho mấy đứa học sinh miền Nam. Những điều đó chúng tôi hết sức cảm động” – ông Đào Quang Cường xúc động nói.

Năm nào Bác cũng đến thăm các trường học sinh miền Nam và nhiều lần gửi thư cho thầy và trò ở đây. Sự quan tâm chăm lo đó là động lực cho học sinh miền Nam phấn đấu học tập văn hóa, rèn luyện đạo đức tác phong, học nghề và trưởng thành trên nhiều lĩnh vực. Nhiều người đã trở thành anh hùng dũng sỹ, các trí thức lớn, nghệ sỹ tên tuổi. Nhiều người đã tình nguyện trở về miền Nam chiến đấu và công tác, góp phần vào chiến thắng của dân tộc. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đa số học sinh miền Nam trở lại quê hương, đảm nhận nhiều vị trí công tác và phát huy tốt năng lực chuyên môn. Nhiều người đã trở thành cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước...

Đến nay, các thế hệ học sinh miền Nam học tập trên đất Bắc đa số đã nghỉ hưu, nhưng họ vẫn thường xuyên liên lạc và gặp nhau để ôn lại những kỷ niệm không thể nào quên của những năm tháng sống trên đất Bắc. Mỗi khi gặp nhau, những mái đầu đã bạc ấy chụm lại bên những tấm ảnh đen trắng đã nhuộm màu thời gian mà bồi hồi bao kỷ niệm xưa… Họ chân thành thăm hỏi sức khỏe nhau, động viên nhau sống vui, sống khỏe, sống gương mẫu.

Ông Trần Thanh Phương xúc động: “Gặp nhau bây giờ hầu hết là nhắc lại chuyện cũ, thời ấy rất là đẹp, đẹp lắm trong học tập, trong cuộc sống lao động của mình. Quan hệ thầy trò, quan hệ bạn bè rất là đẹp. Mới đó mà đã 60 năm rồi. Nhiều bạn cảm động ôm nhau khóc, rồi ôm thầy, ôm cô khóc và nhớ về những kỷ niệm ngày xưa”.

Việc thành lập các trường học sinh miền Nam trên đất Bắc là một chủ trương lớn, có ý nghĩa quan trọng, vừa thể hiện tầm nhìn sáng suốt, sâu rộng, vừa nói lên tình cảm cao quý thiêng liêng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đối với học sinh miền Nam lúc bấy giờ. Chủ trương này còn là một bài học kinh nghiệm lớn về công tác tổ chức cán bộ, chuẩn bị lực lượng chu đáo cho công cuộc kháng chiến và kiến quốc của Đảng ta./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Gặp mặt đồng bào miền Nam tập kết 1954 – 1975
Gặp mặt đồng bào miền Nam tập kết 1954 – 1975

Với những người đi tập kết, tình cảm của đồng bào miền Bắc không bao giờ phai. Nhiều người đã chọn nơi đây là quê hương, gắn bó để xây dựng tương lai, đất nước.

Gặp mặt đồng bào miền Nam tập kết 1954 – 1975

Gặp mặt đồng bào miền Nam tập kết 1954 – 1975

Với những người đi tập kết, tình cảm của đồng bào miền Bắc không bao giờ phai. Nhiều người đã chọn nơi đây là quê hương, gắn bó để xây dựng tương lai, đất nước.

Kỷ niệm 60 năm chiến sỹ và học sinh miền Nam tập kết ra miền Bắc
Kỷ niệm 60 năm chiến sỹ và học sinh miền Nam tập kết ra miền Bắc

VOV.VN -60 năm qua, những cán bộ, chiến sĩ, học sinh tập kết nhiều người đã góp phần làm rạng danh quê hương, đất nước.

Kỷ niệm 60 năm chiến sỹ và học sinh miền Nam tập kết ra miền Bắc

Kỷ niệm 60 năm chiến sỹ và học sinh miền Nam tập kết ra miền Bắc

VOV.VN -60 năm qua, những cán bộ, chiến sĩ, học sinh tập kết nhiều người đã góp phần làm rạng danh quê hương, đất nước.

Giới thiệu phim tài liệu “Tập kết 1954 những câu chuyện bây giờ mới kể”
Giới thiệu phim tài liệu “Tập kết 1954 những câu chuyện bây giờ mới kể”

Bộ phim nhằm chuyển tải đến các thế hệ hôm nay những câu chuyện sâu sắc, cảm động, tự hào về một giai đoạn đặc biệt của đất nước, về một sự kiện lịch sử có liên quan đến số phận của rất nhiều con người thuộc thế hệ tập kết năm 1954.

Giới thiệu phim tài liệu “Tập kết 1954 những câu chuyện bây giờ mới kể”

Giới thiệu phim tài liệu “Tập kết 1954 những câu chuyện bây giờ mới kể”

Bộ phim nhằm chuyển tải đến các thế hệ hôm nay những câu chuyện sâu sắc, cảm động, tự hào về một giai đoạn đặc biệt của đất nước, về một sự kiện lịch sử có liên quan đến số phận của rất nhiều con người thuộc thế hệ tập kết năm 1954.