Hải sản miền Trung bao giờ ăn được?

VOV.VN - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị băn khoăn: những câu hỏi, những bức xúc của người dân mới được giải đáp một phần

Ngày 22/8 vừa qua, tại tỉnh Quảng Trị, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam, tổ chức Hội nghị công bố kết quả, đánh giá hiện trạng môi trường biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên  Huế.

Hội nghị công bố kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển tại Quảng Trị.

Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã kết luận môi trường nước biển nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, điều mà người dân quan tâm là hải sản có thể ăn được hay chưa, lúc nào ngư dân 4 tỉnh Bắc miền Trung có thể yên tâm ra khơi đánh bắt vẫn chưa được trả lời cụ thể.

Trong khi những lo lắng của người dân các tỉnh Bắc Trung bộ khi nào có thể ăn hải sản vẫn chưa được giải đáp, thì hằng ngày hàng trăm hộ dân vùng biển bãi ngang xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình vẫn phải chật vật kiếm kế sinh nhai sau sự cố môi trường biển do Formosa gây ra. Việc không thể ra khơi đánh bắt khiến cho bà con nơi đây gặp nhiều khó khăn, người thì cố cầm cự kiếm cái ăn hằng ngày, người thì bỏ quê đi làm ăn xa.

Hội nghị công bố kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên -Huế.

Anh Trần Tiến Bon, thôn Tân Thuận, xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy bộc bạch: “Trước đây đi biển về thì có mua có bán nên thu nhập của bà con ổn định. Từ khi cá chết đến giờ hầu như không còn con cá nào cả, người dân thất nghiệp hết rồi, dân lao động biển giờ đã bỏ quê làm đủ nghề để kiếm sống”.

Hiện nay, nhiều ngư dân bám trụ với nghề biển cuộc sống đang gặp khó khăn. Anh Trần Quang Diệu ở thôn Tân Hải, xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy ngày ngày trông chờ vào những chuyến đi biển để kiếm tiền nuôi sống gia đình. Anh Diệu tâm sự, hải sản đánh bắt được rất khó tiêu thụ, cuộc sống gia đình trở nên bấp bênh:

“Bây giờ cá mú thì họ không ăn. Nhưng em vẫn chấp nhận đi biển kiếm năm ba chục để kiếm gạo nuôi con. Giờ vợ cũng đi làm ăn xa còn em cũng phải tối đi sáng về kiếm sống”.

Còn anh Nguyễn Văn Trung ở xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy lo lắng: “Chúng tôi chỉ mong Nhà nước sớm công bố biển lúc nào sạch, người dân ăn cá được thì ngư dân chúng tôi mới có thể ra khơi. Còn nếu công bố biển chưa sạch thì chúng tôi đi biển đánh bắt về chẳng ai mua, lỗ cả tiền dầu thì đi biển làm gì? ”.

Toàn xã Ngư Thủy Bắc có hơn 300 thuyền bơ nan chủ yếu đánh bắt gần bờ, đến nay hơn một nửa số thuyền này đang gối bãi nằm bờ không hoạt động. Số còn lại chỉ hoạt động cầm chừng theo mùa vụ nhưng hải sản đánh bắt về cũng rất ít người  mua hoặc có mua thì giá rất rẻ do còn e ngại hải sản chưa an toàn.
Ông Mai Trọng Nhuận, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trưởng Nhóm chuyên gia thực hiện kết quả quan trắc môi trường cho biết môi trường biển ở Miền Trung đang dần hồi phục.

Ông Trần Quang Cả, Phó Chủ tịch UBND xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình mong muốn:“Mong sao sớm làm rõ biển sạch thời điểm nào và đánh cá vùng lộng đã an toàn chưa và cá đã ăn được chưa để bà con yên tâm sản xuất”.

Tại tỉnh Quảng Trị, sự cố môi trường biển do Formosa gây ra cũng gây thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh của người dân trên địa bàn. Hơn 8.000 hộ với 44.000 nhân khẩu và 2.800 tàu thuyền tại 16 xã, thị trấn bị ảnh hưởng sau sự cố môi trường biển. 

Hải sản khó tiêu thụ nên phần lớn tàu thuyền nằm bờ trong 4 tháng qua. Các hộ kinh doanh thủy sản và dịch vụ hậu cần nghề cá cũng tạm ngừng hoạt động. Ngư dân tự tìm việc làm để có thu nhập.

Ngay sau khi, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố nước biển miền Trung đủ tiêu chuẩn để tắm, hoạt động thể thao và nuôi trồng thuỷ sản thì đại diện các cơ quan chức năng cũng như chính quyền của 4 tỉnh  Bắc miền Trung cho rằng vẫn còn nợ người dân câu trả lời đến bao giờ hải sản có thể ăn được .

Ông Hà Sĩ Đồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị băn khoăn: “Những câu hỏi, những bức xúc, băn khoăn của người dân mới được giải đáp một phần, bởi vì vấn đề thủy hải sản đánh bắt được vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Đề nghị các bộ ngành trung ương, cơ quan chức năng được thủ tướng giao nhiệm vụ tiếp tục quan tâm, lấy mẫu xét nghiệm và công bố rõ ràng chất lượng các loại hải sản đánh bát gần bờ, xa bờ để người dân yên tâm tiêu thụ cũng như đưa ra thị trường”

Theo số liệu giám sát của Bộ Y tế, từ ngày 28/4 đến ngày 8/8/2016, kết quả kiểm nghiệm đánh giá mức độ an toàn của các mẫu hải sản lấy tại 4 tỉnh Bắc miền Trung cho thấy: hàm lượng một số chất ô nhiễm trong hải sản đã giảm dần theo thời gian.

Theo Tiến sỹ Schoedoer, Viện Nghiên cứu môi trường ven biển Đức thì những khu vực trên biển mặc dù hàm lượng chất ô nhiễm vẫn nằm trong ngưỡng của Việt Nam, tiêu chuẩn Việt Nam phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế  nhưng  vẫn còn một số điểm mà những chất ô nhiễm đang dao động nên vẫn cần phải giám sát và quan trắc nhiều hơn nữa: “Nước biển hoàn toàn an toàn cho các hoạt động dưới nước như lặn, bơi lội, giải trí. Tuy nhiên riêng câu hỏi cá đã ăn được chưa thì liên quan đến không chỉ người dân Việt Nam mà người dân trong khu vực này và 4 tỉnh này thì đây là câu hỏi chúng ta cần phải thận trọng.

Người dân trông chờ công bố về hiện trạng môi trường biển miền Trung.

Tôi tin rằng, Chính phủ Việt Nam và các ban ngành địa phương cần phải giám sát những mẻ cá, con cá bắt được tại những khu vực này mang ra chợ thì chúng ta phải lấy mẫu phân tích và khẳng định được là ngưỡng ô nhiễm, chất độc trong con cá nằm trong ngưỡng an toàn cho người dân thì mới công bố cho dân là nên ăn cá hay không?”.

Hơn lúc nào hết, các ngành chức năng sớm xác định cụ thể hiện trạng môi trường biển đã sạch chưa, người dân ăn cá được chưa, vùng biển nào đã an toàn? Ngày nào chưa có câu trả lời cụ thể về tình trạng hải sản đã có thể ăn được hay chưa thì ngày đó lòng dân vẫn còn nhiều lo lắng!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cá chết chưa rõ nguyên nhân, người tiêu dùng dè dặt mua hải sản
Cá chết chưa rõ nguyên nhân, người tiêu dùng dè dặt mua hải sản

VOV.VN - Người dân vẫn chờ kết luận chính thức của các cơ quan chức năng công bố về việc cá chết hàng loạt ở các tỉnh ven biển miền Trung. 

Cá chết chưa rõ nguyên nhân, người tiêu dùng dè dặt mua hải sản

Cá chết chưa rõ nguyên nhân, người tiêu dùng dè dặt mua hải sản

VOV.VN - Người dân vẫn chờ kết luận chính thức của các cơ quan chức năng công bố về việc cá chết hàng loạt ở các tỉnh ven biển miền Trung. 

Quảng Trị: 21 mẫu hải sản qua xét nghiệm bảo đảm an toàn
Quảng Trị: 21 mẫu hải sản qua xét nghiệm bảo đảm an toàn

VOV.VN - Kết quả phân tích 3 chỉ tiêu kim loại nặng gồm chì, thủy ngân và cadimi của 21 mẫu hải sản ở tỉnh Quảng Trị đều nằm trong giới hạn cho phép.

Quảng Trị: 21 mẫu hải sản qua xét nghiệm bảo đảm an toàn

Quảng Trị: 21 mẫu hải sản qua xét nghiệm bảo đảm an toàn

VOV.VN - Kết quả phân tích 3 chỉ tiêu kim loại nặng gồm chì, thủy ngân và cadimi của 21 mẫu hải sản ở tỉnh Quảng Trị đều nằm trong giới hạn cho phép.

Quảng Bình: Các điểm bán hải sản an toàn hút khách
Quảng Bình: Các điểm bán hải sản an toàn hút khách

VOV.VN - Mấy ngày nay, các chợ hải sản trên địa bàn thành phố Đồng Hới lại tấp nập người mua, kẻ bán, ai cũng phấn khởi khi hải sản đánh bắt về được tiêu thụ.

Quảng Bình: Các điểm bán hải sản an toàn hút khách

Quảng Bình: Các điểm bán hải sản an toàn hút khách

VOV.VN - Mấy ngày nay, các chợ hải sản trên địa bàn thành phố Đồng Hới lại tấp nập người mua, kẻ bán, ai cũng phấn khởi khi hải sản đánh bắt về được tiêu thụ.

Công bố kết quả xét nghiệm các mẫu hải sản ở các tỉnh miền Trung
Công bố kết quả xét nghiệm các mẫu hải sản ở các tỉnh miền Trung

VOV.VN -Việc lấy mẫu được thực hiện từ ngày 28/4 đến ngày 6/5 đối với gần 140 mẫu hải sản tươi sống, mẫu nước sử dụng và rau ăn.

Công bố kết quả xét nghiệm các mẫu hải sản ở các tỉnh miền Trung

Công bố kết quả xét nghiệm các mẫu hải sản ở các tỉnh miền Trung

VOV.VN -Việc lấy mẫu được thực hiện từ ngày 28/4 đến ngày 6/5 đối với gần 140 mẫu hải sản tươi sống, mẫu nước sử dụng và rau ăn.