Xét tuyển đại học: Thí sinh “ảo” nhiều, các trường khó định điểm chuẩn

VOV.VN -Việc xét tuyển đại học năm nay, thí sinh “ảo” nhiều sẽ khiến các trường đại học khó xác định điểm chuẩn trúng tuyển.

Cuối tuần này, ngày 12/8, mới kết thúc thời gian nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng đợt 1 năm 2016. Tuy nhiên, lãnh đạo các trường đều dự báo, tỷ lệ thí sinh “ảo” chắc chắn sẽ cao, nhất là ở các trường top giữa, top dưới và trường ngoài công lập. Thí sinh ảo nhiều sẽ khiến các trường khó xác định điểm chuẩn trúng tuyển.

Trong những ngày cuối cùng của đợt đăng ký xét tuyển đầu tiên, lượng thí sinh nộp hồ sơ theo cả 3 hình thức là nộp trực tiếp, trực tuyến qua mạng internet và qua đường bưu điện đều tăng mạnh. Nhiều trường có số hồ sơ đăng ký xét tuyển vượt gấp đôi so với chỉ tiêu xét tuyển. Do thí sinh được nộp 2 hồ sơ đăng ký xét tuyển trong đợt 1 nên các trường đều lo lắng về tình trạng thí sinh ảo.

Ông Đặng Kim Vui, Giám đốc Đại học Thái Nguyên cho rằng, năm nay, tỷ lệ thí sinh “ảo” sẽ khác nhau giữa các trường và các ngành đào tạo. Cụ thể, những trường top trên, trường có điểm trúng tuyển năm 2015 cao thì tỷ lệ thí sinh ảo không nhiều do năm nay số lượng thí sinh điểm cao giảm so với năm ngoái. Những trường ở top dưới, trường ngoài công lập, tỷ lệ thí sinh “ảo” sẽ nhiều.

Ông Đặng Kim Vui nói: “Những trường ở mức độ tầm trung thì chắc chắn sẽ “ảo” nhiều ở mức điểm trung bình, trung bình khá và ở ngưỡng như vậy thì sẽ có nhiều thí sinh đăng ký vào, có nhiều nguyện vọng và sẽ ảo. Tỷ lệ thí sinh “ảo” cũng tùy thuộc vào từng ngành, những ngành top cao thì chắc là sẽ không có ảo nhiều. Ví dụ như ở Đại học Thái Nguyên thì sẽ có ảo ở các ngành, khối ngành bên khoa học kỹ thuật, khối nông lâm, khối ngành sư phạm. Ví dụ, ngành Y lấy điểm từ 25, 26 thì không ảo nhiều vì thí sinh biết lựa điểm mới dám đưa vào”.

Thí sinh xem thông tin tuyển sinh ở ĐH Bách Khoa Hà Nội

Hiện các trường rất khó dự đoán được tỷ lệ thí sinh ảo là bao nhiêu. Lý do là, trong mùa tuyển sinh năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép các trường được tuyển sinh bằng nhiều hình thức khác nhau, như: xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia, xét tuyển học bạ, một số trường xét tuyển theo kết quả bài thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội. Vì vậy, thí sinh có thể sử dụng các hình thức xét tuyển này ở nhiều trường khác nhau. Những trường kết hợp nhiều hình thức xét tuyển thì tỷ lệ thí sinh ảo sẽ cao hơn. Tỷ lệ thí sinh ảo cao hay thấp cũng phụ thuộc vào uy tín, sự hấp dẫn của các ngành đào tạo của từng trường.

Ông Vũ Văn Hóa, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho biết: “Việc nhiều thí sinh “ảo” trong tuyển sinh là có thật. Nếu xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia, học sinh có 2 nguyện vọng thì có thể quản lý được. Hiện nay xét tuyển theo học bạ, thì học sinh cũng có quyền nộp 2-3 trường. Nếu như bây giờ mình thu luôn bản chính thì không đúng phương thức tuyển sinh. Bây giờ lấy bản photo công chứng thì cũng có nhiều bản phô to công chứng nên cũng rất khó khăn”.

Hiện nay, phương thức xét tuyển sinh theo nhóm trường được coi là giải pháp để giảm thí sinh “ảo”, nhưng theo lãnh đạo các trường, giải pháp này không thể giải quyết triệt để tình trạng thí sinh ảo. Học sinh vẫn có thể nộp 1 hồ sơ vào một trường trong nhóm và 1 hồ sơ vào một trường ngoài nhóm. Còn các trường thì rát khó để đưa ra được giải pháp phù hợp để lọc thí sinh ảo.

Ông Trần Mạnh Dũng, Trưởng phòng Đào tạo, Học viện Ngân hàng cho biết: “Về mặt lý thuyết có thể ảo đến 50%. Nếu xét tuyển thì ảnh hưởng ở chỗ là lấy một tỷ lệ dôi theo chỉ tiêu bao nhiêu để có thể dự phòng cho số thí sinh ảo là một việc rất là khó. Bởi vì nếu lấy dôi nhiều quá, nếu tỷ lệ “ảo” thấp thì có thể vượt so với chỉ tiêu theo quy định theo Thông tư 32 của Bộ GD-ĐT, thì lại vi phạm. Nếu xác định tỷ lệ gọi dôi thấp thì có thể dẫn đến tình trạng gọi không đủ chỉ tiêu. Tóm lại có thể có 2 tình trạng xảy ra, hoặc là vượt chỉ tiêu, hoặc là không đủ chỉ tiêu. Đấy là một thực tế mà các trường hết sức lo lắng”.

Để đảm bảo an toàn, hầu hết các trường đều xác định, nếu không tuyển đủ chỉ tiêu trong đợt 1 sẽ tiếp tục xét tuyển các đợt bổ sung. Về phía thí sinh, nếu không trúng tuyển ngay trong đợt xét tuyển đầu tiên thì vẫn còn cơ hội trúng tuyển ở những đợt xét tuyển tiếp theo. Dự báo, điểm trúng tuyển các đợt bổ sung sẽ giảm so với điểm chuẩn trúng tuyển đợt 1./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xét tuyển đại học 2016: Trường tốp trên “hạ giá” vét thí sinh
Xét tuyển đại học 2016: Trường tốp trên “hạ giá” vét thí sinh

VOV.VN - Nhiều trường ĐH tốp đầu bất ngờ đưa ra mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển chỉ bằng điểm sàn.

Xét tuyển đại học 2016: Trường tốp trên “hạ giá” vét thí sinh

Xét tuyển đại học 2016: Trường tốp trên “hạ giá” vét thí sinh

VOV.VN - Nhiều trường ĐH tốp đầu bất ngờ đưa ra mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển chỉ bằng điểm sàn.

Thí sinh đang dồn dập đăng ký xét tuyển đại học vào nhóm GX
Thí sinh đang dồn dập đăng ký xét tuyển đại học vào nhóm GX

VOV.VN -Sang đến tuần thứ 2 của đợt xét tuyển, số lượng thí sinh đến các trường đại học trong nhóm GX tăng mạnh.

Thí sinh đang dồn dập đăng ký xét tuyển đại học vào nhóm GX

Thí sinh đang dồn dập đăng ký xét tuyển đại học vào nhóm GX

VOV.VN -Sang đến tuần thứ 2 của đợt xét tuyển, số lượng thí sinh đến các trường đại học trong nhóm GX tăng mạnh.

Xét tuyển đại học: Thí sinh có dồn dập đăng ký vào ngày cuối cùng?
Xét tuyển đại học: Thí sinh có dồn dập đăng ký vào ngày cuối cùng?

VOV.VN - Năm nay sẽ không xảy ra tình trạng “vỡ trận” như năm 2015 nhưng có thể thí sinh sẽ dồn đến ngày cuối cùng để đăng ký xét tuyển đại học.

Xét tuyển đại học: Thí sinh có dồn dập đăng ký vào ngày cuối cùng?

Xét tuyển đại học: Thí sinh có dồn dập đăng ký vào ngày cuối cùng?

VOV.VN - Năm nay sẽ không xảy ra tình trạng “vỡ trận” như năm 2015 nhưng có thể thí sinh sẽ dồn đến ngày cuối cùng để đăng ký xét tuyển đại học.