8.000 học sinh tốt nghiệp THCS ở Đắk Lắk sẽ không được học ở THPT công lập

VOV.VN - Năm học 2024 - 2025, có khoảng 8.000 học sinh tốt nghiệp THCS của tỉnh Đắk Lắk sẽ học ở các trường THPT ngoài công lập.

Năm nay, Đắk Lắk có hơn 31.000 học sinh sẽ tham gia kỳ thi tốt nghiệp THCS, tăng hơn 2.000 em so với năm học trước. Dự kiến sau tốt nghiệp có khoảng 23.000 học sinh vào học các trường THPT công lập, 4.000 học sinh học ở các trung tâm giáo dục thường xuyên, số còn lại sẽ học các trường tư hoặc nghề theo Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2018-2025”.

Theo ông Đỗ Tường Hiệp, Phó Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo, tỉnh Đắk Lăk, tỉ lệ phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS tại Đắk Lắk hiện khá cao, chiếm 80%, trong khi đó, mục tiêu của đề án là tỷ lệ học sinh vào học lớp 10 THPT năm học 2018 - 2019 là 86%, đến năm học 2022 - 2023 là 78,7 % và giảm dần tỉ lệ này trong những năm tiếp theo. 

Để tránh tình trạng lúng túng trong xử lý các trường hợp học sinh không đủ điều kiện vào lớp 10 công lập năm như năm học trước, ông Đỗ Tường Hiệp cho biết, Sở đã tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức tuyển sinh vào lớp 10 THPT bằng phương thức thi tuyển kết hợp với xét tuyển nhằm tuyển chọn những học sinh có đủ phẩm chất, năng lực và có định hướng nghề nghiệp phù hợp để học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đồng thời tuyên truyền rộng rãi đến học sinh, phụ huynh, giáo viên về nội dung, ý nghĩa của Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2018 - 2025”, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác phân luồng học sinh, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu của Đề án.

“Ngành giáo dục đào tạo đã tổ chức ngày hội tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp cho học sinh THCS trên địa bàn toàn tỉnh để các em biết được rằng việc phân luồng sau tốt nghiệp THCS là cần thiết. Mỗi học sinh cần biết lựa chon cho mình một hướng đi đúng đắn sau khi tốt ngiệp THCS trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế hiện nay”, ông Đỗ Tường Hiệp chia sẻ.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Yêu cầu các Sở GD-ĐT rà soát hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài
Yêu cầu các Sở GD-ĐT rà soát hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài

VOV.VN - Bộ GD-ĐT vừa có công văn gửi các Sở GD-ĐT về tăng cường công tác quản lý nhà nước về thực hiện chương trình tích hợp, liên kết với nước ngoài trong cơ sở giáo dục

Yêu cầu các Sở GD-ĐT rà soát hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài

Yêu cầu các Sở GD-ĐT rà soát hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài

VOV.VN - Bộ GD-ĐT vừa có công văn gửi các Sở GD-ĐT về tăng cường công tác quản lý nhà nước về thực hiện chương trình tích hợp, liên kết với nước ngoài trong cơ sở giáo dục

Hà Nội chốt thi 3 môn vào lớp 10 năm 2024
Hà Nội chốt thi 3 môn vào lớp 10 năm 2024

VOV.VN - Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025 tại Hà Nội gồm 3 môn thi Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ.

Hà Nội chốt thi 3 môn vào lớp 10 năm 2024

Hà Nội chốt thi 3 môn vào lớp 10 năm 2024

VOV.VN - Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025 tại Hà Nội gồm 3 môn thi Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ.

Bạo lực học đường bao giờ chấm dứt khi phụ huynh là người tiếp tay?
Bạo lực học đường bao giờ chấm dứt khi phụ huynh là người tiếp tay?

VOV.VN - Không ít trường hợp để bênh vực con em mình khi xảy ra mâu thuẫn với bạn bè, phụ huynh đã thẳng tay “xử lý” giúp con em mình bằng chính hành động bạo lực, hoặc đồng tình, cổ xúy cho con dùng bạo lực để giải quyết. Điều này không chỉ làm tổn hại đến những trẻ khác mà còn vô tình "đầu độc" chính con em mình bằng lối ứng xử thiếu văn hóa, côn đồ.

Bạo lực học đường bao giờ chấm dứt khi phụ huynh là người tiếp tay?

Bạo lực học đường bao giờ chấm dứt khi phụ huynh là người tiếp tay?

VOV.VN - Không ít trường hợp để bênh vực con em mình khi xảy ra mâu thuẫn với bạn bè, phụ huynh đã thẳng tay “xử lý” giúp con em mình bằng chính hành động bạo lực, hoặc đồng tình, cổ xúy cho con dùng bạo lực để giải quyết. Điều này không chỉ làm tổn hại đến những trẻ khác mà còn vô tình "đầu độc" chính con em mình bằng lối ứng xử thiếu văn hóa, côn đồ.