Chờ lời giải bài toán bảo tồn và phát triển ở Đường Lâm

(VOV)- Câu chuyện ở Đường Lâm xuất phát từ mâu thuẫn đã tồn tại từ lâu trong việc giải quyết bài toán giữa bảo tồn và phát triển.

Những ngày qua, thông tin 78 hộ dân ở làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội kí đơn xin trả lại danh hiệu di tích quốc gia thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội.

Theo ý kiến của một số chuyên gia, câu chuyện ở Đường Lâm xuất phát từ mâu thuẫn đã tồn tại từ lâu trong việc giải quyết bài toán giữa bảo tồn và phát triển. Sau khi nhận được đơn kiến nghị của nhân dân, UBND thị xã Sơn Tây đã tổ chức cuộc gặp gỡ, đối thoại để lắng nghe những ý kiến và nguyện vọng của bà con. Lẽ ra, cuộc đối thoại này phải được tổ chức từ gần 10 năm trước, nhưng với người dân Đường Lâm thì muộn còn hơn không.

Người dân Đường Lâm bức xúc tại buổi đối thoại (Ảnh: Tuổi trẻ)

Mặc dù, chỉ có 23 hộ nhận được giấy mời tham gia đối thoại nhưng số người dân Đương Lâm có mặt vượt gấp 3, 4 lần. Tại đây, những suy nghĩ, bức xúc của người dân như được dịp bung ra bởi gần 10 năm nay, họ phải sống trong không gian lụp xụp, chật chội, sinh hoạt khó khăn.

Chị Giang Tú Oanh ở thôn Mông Phụ cho biết: “Năm 2005, làng chúng tôi được nhận di tích làng cổ. Chúng tôi rất phấn khởi vì chính quyền nói nếu được nhận làng cổ, đời sống người dân sẽ khá lên. Nhưng quy chế làng cổ là không được xây nhà 2 tầng. Mà thanh niên trong làng lớn lên phải dựng vợ, gả chồng, sinh con đẻ cái nên phải cơi nới nhà cửa. Nhưng cứ xây lên lại bị phá bỏ, chỉ cho chúng tôi xây nhà truyền thống. Mà làm nhà truyền thống chúng tôi lấy đâu ra tiền, chúng tôi chỉ đủ tiền mua gạch, cát sỏi rẻ tiền”.

Danh hiệu di tích quốc gia giúp cho những hộ dân có nhà cổ ngoài nhận được khoản kinh phí hỗ trợ hàng tháng còn được hưởng lợi từ các dịch vụ du lịch. Nhưng số hộ có nhà cổ thực sự trong làng rất ít. Trong khi đó, những hộ dân khác, lợi ích chưa thấy đâu, chỉ thấy những bức bối, khó khăn vì muốn làm gian nhà, xây cái tường rào, làm nhà vệ sinh… cũng phải qua cả một quy trình thủ tục rườm rà, làm cái gì cũng vướng Luật Di sản và Quy chế làng cổ.

Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân, lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, UBND thị xã Sơn Tây bày tỏ sự cảm thông sâu sắc và cho biết sẽ tiếp thu, ghi nhận những ý kiến đó. Lãnh đạo thị xã Sơn Tây cũng thừa nhận còn nhiều bất cập, vướng mắc trong công tác quản lý, bảo tồn di tích như chưa hoàn thiện quy hoạch làng cổ và các cơ chế chính sách đặc thù cho việc bảo tồn di tích. Người dân vẫn chưa được hưởng quyền lợi tốt nhất từ việc phát huy giá trị của làng cổ, có mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển, nhất là việc xây dựng, sửa chữa các hạng mục công trình nhà ở bị xuống cấp.

Ông Nguyễn Lam Điền, Phó Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây cho biết: "Theo Nghị quyết 24 ngày 14/12/2012, việc xây dựng quy hoạch bảo tồn làng cổ phải hoàn thành. Chúng tôi định mở quy hoạch đất giãn dân ở khu Phụ Khang 10 ha nhưng hiện nay vẫn chưa duyệt được với Sở Quy hoạch Kiến trúc về ranh giới đường đỏ nên chưa cấp đất được. Hiện nay chúng tôi cũng đang đôn đốc và đề nghị với UBND thành phố Hà Nội có những cơ chế đặc biệt để giúp đỡ các hộ dân có nhu cầu phải ra khu đất giãn dân. Đang đề nghị, còn được hay không còn chờ ban ngành duyệt và ban hành, lúc đó chúng tôi mới dám nói về cơ chế hỗ trợ như thế nào”.

Theo ông Trương Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, làng cổ Đường Lâm được công nhận là Di tích cấp quốc gia, được điều chỉnh bởi Luật Di sản văn hóa. Việc thực hiện luật không chỉ có cơ quan chức năng mà người dân cũng có nghĩa vụ chấp hành. Tuy nhiên, theo ông Tiến, với những nguyện vọng chính đáng của bà con Đường Lâm, không thể giải quyết trong ngày một, ngày hai mà phải có lộ trình.

“Những gì thuộc về nguyện vọng nhu cầu chính đáng thì dứt khoát các cơ quan chức năng nhà nước sẽ tập trung xem xét và xử lí. Về trách nhiệm của mình, chúng tôi là một cơ quan giúp việc cho UBND thành phố, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai Luật Di sản văn hóa trên địa bàn thủ đô, tới đây chúng tôi sẽ tích cực tham mưu hơn nữa, cùng phối hợp với UBND thị xã Sơn Tây. Trên cơ sở những ý kiến hôm nay, chúng tôi sẽ có những đệ trình với các cấp trong thời gian sớm nhất có thể điều chỉnh, bổ sung những việc có liên quan đến cuộc sống của người dân ở đây”, ông Tiến cho biết.

Cho dù buổi đối thoại chưa thực sự đạt được kết quả như mong muốn của người dân Đường Lâm, song phần nào thể hiện sự lắng nghe của các cấp chính quyền, dẫu biết rằng, từ lắng nghe đến hành động còn là cả một khoảng cách không gần. Một lần nữa, người dân Đường Lâm lại tiếp tục chờ đợi những chính sách đến ngày thực thi để có thể ổn định cuộc sống. Điều đó cũng có nghĩa là lời giải cho bài toán bảo tồn – phát triển ở Đường Lâm vẫn còn nằm ở phía trước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chưa nhận được đơn trả danh hiệu làng cổ Đường Lâm?
Chưa nhận được đơn trả danh hiệu làng cổ Đường Lâm?

(VOV) -Trả lời phóng viên VOV, ông Phạm Hùng Sơn, Trưởng Ban quản lý Di tích Làng cổ Đường Lâm cho biết chưa nhận được đơn chính thức nào.

Chưa nhận được đơn trả danh hiệu làng cổ Đường Lâm?

Chưa nhận được đơn trả danh hiệu làng cổ Đường Lâm?

(VOV) -Trả lời phóng viên VOV, ông Phạm Hùng Sơn, Trưởng Ban quản lý Di tích Làng cổ Đường Lâm cho biết chưa nhận được đơn chính thức nào.

Dân Đường Lâm trả di sản: Câu hỏi lớn cho nhà quản lý!
Dân Đường Lâm trả di sản: Câu hỏi lớn cho nhà quản lý!

(VOV) - Một lần nữa, bài toán về việc bảo tồn di sản mà vẫn đảm bảo đời sống cho người dân được đặt ra cho các nhà quản lý.

Dân Đường Lâm trả di sản: Câu hỏi lớn cho nhà quản lý!

Dân Đường Lâm trả di sản: Câu hỏi lớn cho nhà quản lý!

(VOV) - Một lần nữa, bài toán về việc bảo tồn di sản mà vẫn đảm bảo đời sống cho người dân được đặt ra cho các nhà quản lý.

UBND thị xã Sơn Tây đối thoại với người dân Đường Lâm
UBND thị xã Sơn Tây đối thoại với người dân Đường Lâm

(VOV) - Người dân địa phương đã bày tỏ nỗi niềm khi không được xây dựng, sửa chữa nhà cửa, cũng không có khoản thu hay hỗ trợ.

UBND thị xã Sơn Tây đối thoại với người dân Đường Lâm

UBND thị xã Sơn Tây đối thoại với người dân Đường Lâm

(VOV) - Người dân địa phương đã bày tỏ nỗi niềm khi không được xây dựng, sửa chữa nhà cửa, cũng không có khoản thu hay hỗ trợ.

Làng cổ Đường Lâm và Chùa Một Cột: 2 di sản, 1 nỗi buồn!
Làng cổ Đường Lâm và Chùa Một Cột: 2 di sản, 1 nỗi buồn!

(VOV) - Hai di sản quốc gia khác nhau, sự việc cũng khác nhau nhưng đều có chung nỗi buồn là sự thờ ơ của các cấp chính quyền địa phương.

Làng cổ Đường Lâm và Chùa Một Cột: 2 di sản, 1 nỗi buồn!

Làng cổ Đường Lâm và Chùa Một Cột: 2 di sản, 1 nỗi buồn!

(VOV) - Hai di sản quốc gia khác nhau, sự việc cũng khác nhau nhưng đều có chung nỗi buồn là sự thờ ơ của các cấp chính quyền địa phương.