Chưa nhận được đơn trả danh hiệu làng cổ Đường Lâm?

(VOV) -Trả lời phóng viên VOV, ông Phạm Hùng Sơn, Trưởng Ban quản lý Di tích Làng cổ Đường Lâm cho biết chưa nhận được đơn chính thức nào.

Thời gian gần đây, nhiều người dân ở làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, đã viết đơn kiến nghị gửi các cơ quan chức năng về việc xin trả lại danh hiệu Di tích quốc gia cho Nhà nước vì không được xây dựng, cơi nới nhà ở, sinh hoạt khó khăn.

Trong nhiều năm qua, những hộ dân có nhà cổ trong làng cổ Đường Lâm đã được hưởng lợi rất nhiều từ việc làng được công nhận là Di tích quốc gia. Ngoài khoản kinh phí hỗ trợ hàng tháng, họ còn có thể thu được khoản tiền không nhỏ từ dịch vụ du lịch. Tuy nhiên số hộ dân thực sự có nhà cổ ở trong làng là rất ít. Đa phần người dân ở làng không có nhà cổ trong diện bảo tồn nhưng suốt 10 năm qua không được xây dựng, sửa chữa, cũng không có khoản thu hay tiền hỗ trợ nào, trong khi nhân khẩu trong gia đình ngày một tăng sinh hoạt trở nên rất khó khăn, bức xúc về chỗ ở.

Làng cổ Đường Lâm

Đây chính là lý do được nhiều người dân Đường Lâm đưa ra cho việc xin trả danh hiệu di tích quốc gia. Trả lời phỏng vấn của phóng viên VOV, ông Phạm Hùng Sơn, Trưởng Ban quản lý Di tích Làng cổ Đường Lâm cho biết, chưa nhận được đơn chính thức nào, lá đơn kia cũng chỉ là đại diện cho một số người, chưa phải đại diện toàn bộ cộng đồng bởi hiện có 1500 hộ dân đang sinh sống trong di tích.

Ông Phạm Hùng Sơn nói: “Từ khi được công nhận là Di tích vào năm 2005, người dân chúng tôi chưa được cấp đất giãn dân. Do vậy, dù là Di tích nhưng người dân cũng phải sinh đẻ, dựng vợ gả chồng phải có chỗ để người ta tách hộ. Thị xã cũng nhìn ra vấn đề này, giao cho một đơn vị làm đại diện chủ đầu tư để thực hiện dự án giãn dân, đã có kế hoạch như nhưng nó còn phụ thuộc rất nhiều vào các Sở, Ngành của thành phố Hà Nội nên bây giờ vẫn chưa thực hiện được”.

Đây không phải là lần đầu tiên người dân ở làng cổ Đường Lâm kêu cứu. Cách đây 2 năm câu chuyện người dân sống trong làng xin trả lại danh hiệu làng cổ cũng đã xảy ra nhưng những nguyên nhân dẫn đến sự việc cho đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Rõ ràng, những mâu thuẫn trong việc bảo tồn một Di tích quốc gia và việc đáp ứng nhu cầu chính đáng về chỗ ở, sinh hoạt của người dân Đường Lâm đang cần sự vào cuộc của các cấp chính quyền thị xã Sơn Tây và ngành văn hóa thủ đô./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ủng hộ đề cử Đường Lâm vào di sản văn hóa thế giới
Ủng hộ đề cử Đường Lâm vào di sản văn hóa thế giới

(VOV) -Đó là ý kiến của GS Tomoda, Giám đốc trung tâm nghiên cứu Văn hóa Quốc tế trong buổi hội thảo về làng Đường Lâm tại Nhật Bản.

Ủng hộ đề cử Đường Lâm vào di sản văn hóa thế giới

Ủng hộ đề cử Đường Lâm vào di sản văn hóa thế giới

(VOV) -Đó là ý kiến của GS Tomoda, Giám đốc trung tâm nghiên cứu Văn hóa Quốc tế trong buổi hội thảo về làng Đường Lâm tại Nhật Bản.

Xin trả Nhà nước di tích quốc gia
Xin trả Nhà nước di tích quốc gia

78 người của gần 60 hộ dân ở làng cổ Đường Lâm vừa gửi đơn xin trả lại danh hiệu (di tích quốc gia) làng cổ Đường Lâm cho Nhà nước.

Xin trả Nhà nước di tích quốc gia

Xin trả Nhà nước di tích quốc gia

78 người của gần 60 hộ dân ở làng cổ Đường Lâm vừa gửi đơn xin trả lại danh hiệu (di tích quốc gia) làng cổ Đường Lâm cho Nhà nước.

Đường Lâm - Cổ Đô: Điểm đến của du lịch văn hóa cộng đồng
Đường Lâm - Cổ Đô: Điểm đến của du lịch văn hóa cộng đồng

Hiện các tour du lịch, kết nối hai điểm đến làng cổ Đường Lâm và làng Cổ Đô đang được Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Hà Nội xúc tiến để sớm đưa vào khai thác  

Đường Lâm - Cổ Đô: Điểm đến của du lịch văn hóa cộng đồng

Đường Lâm - Cổ Đô: Điểm đến của du lịch văn hóa cộng đồng

Hiện các tour du lịch, kết nối hai điểm đến làng cổ Đường Lâm và làng Cổ Đô đang được Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Hà Nội xúc tiến để sớm đưa vào khai thác