Bảo tồn văn hóa cồng chiêng, tạc tượng ở Chư Păh

(VOV) - Liên hoan biểu diễn cồng chiêng, tạc tượng và dệt thổ cẩm toàn huyện Chư Păh lần thứ 4 vừa diễn ra ngày 14 và 15/3.

Huyện Chư Păh là một trong những địa phương dẫn đầu ở tỉnh Gia Lai trong công tác bảo tồn văn hóa truyền thống, với nhiều hình thức, cách làm hay. Liên hoan biểu diễn cồng chiêng, tạc tượng và dệt thổ cẩm toàn huyện Chư Păh lần thứ 4 vừa được tổ chức trong hai ngày 14 và 15/3 là một ví dụ. Đây là những ngày hội thực sự, điểm nhấn trong mùa lễ hội, mùa “ăn năm uống tháng” của bà con các dân tộc trong huyện.

Thanh niên làng Jun (xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ) trình diễn cồng chiêng (Ảnh: Báo Gia Lai)

Bản sắc văn hóa của dân tộc Jơrai được thể hiện sinh động ngay trên sân khấu chính của liên hoan, với cây nêu vút thẳng giữa nền trời xanh, bên cạnh một phiên bản nhà rông truyền thống. Lễ pơ thi, đâm trâu, mừng lúa mới, lễ cúng nhà rông, nghi thức uống rượu cần…cũng lần lượt được tái hiện.

Với những người trong cuộc, đây còn là cơ hội để họ được sống trong không khí lễ hội, được xoang, được múa hát, được say trong hơi men truyền thống. Nghệ nhân cồng chiêng Rơ Châm Túy, dân tộc Ja Rai, ở làng Mun, thành viên đội cồng chiêng xã Ia Ly, huyện Chư Păh phấn khởi: “Tôi tham gia đội cồng chiêng từ năm 1992  đến nay. Tham gia liên hoan, tôi rất vui và mong sao đội cồng chiêng của làng Mun mãi mãi được lưu giữ, phát huy được bản sắc dân tộc Tây Nguyên. Cuộc sống của dân tộc Tây Nguyên không thể thiếu được văn hóa cồng chiêng.”

Tại Liên hoan cồng chiêng, tạc tượng và dệt thổ cẩm của huyện Chư Păh, những kết quả của nỗ lực bảo tồn văn hóa truyền thống tại địa phương đã được kiểm chứng, khi hơn 400 trong số 600 thành viên dự thi là lớp trẻ, đa phần dưới 15 tuổi. 

Một số cháu mới chỉ 5-6 tuổi, cũng đã được tập luyện kỹ càng để biểu diễn trong liên hoan. Điển hình như đội cồng chiêng nhí của xã Hà Tây chỉ gồm những em từ 6 đến 14 tuổi đã gây ấn tượng mạnh cho người xem khi trình diễn tiết mục cồng chiêng mừng lúa mới;  đã rất sáng tạo khi biến rễ cây long mun (bộ rễ cây si) thành những tấm áo, khố (brim, bram) độc đáo.

Pơtual của đội chiêng trẻ xã Hà Tây khiến khán giả phấn khích bởi nhiều độc đáo (Ảnh: Báo Gia Lai)

Cồng chiêng khuấy động không gian ngày hội, còn ở một góc khá lặng lẽ, những nghệ nhân tạc tượng, dệt thổ cẩm dường như đắm chìm vào một thế giới khác, chỉ có tiếng rìu chém vào thân gỗ, tiếng lách cách, phần phật của khung dệt. Với người phụ nữ Ja Rai, Ba Na thì dệt thổ cẩm là niềm kiêu hãnh, là tiêu chí để đánh giá sự khéo léo, giỏi giang và nhẫn nại.

Nghệ nhân Rơ Châm Huê, ở làng Mơ Rông 2, xã Ia Ka, huyện Chư Păh cho biết, trong hai năm 2011-2012, kỹ năng dệt truyền thống giờ đã được truyền dạy cho lớp trẻ một cách bài bản, với gần 50 cháu được dạy thành thục trong 2 năm qua. Với tiến độ này, bà Rơ Châm Huê tin tưởng nghề dệt thổ cẩm trong làng, trong xã sẽ được bảo tồn. Và đó là niềm vui không nhỏ của những người nặng lòng với văn hóa truyền thống như bà. “Tôi cố gắng dạy mấy đứa nhỏ dệt thổ cẩm để nhớ truyền thống dân tộc của mình”- bà Rơ Châm Huê cho biết.

Liên hoan biểu diễn cồng chiêng, tạc tượng và dệt thổ cẩm trong những năm qua tại huyện Chư Păh luôn thu hút đông đảo bà con buôn xa, làng gần về tham dự để tạo nên những ngày hội thực sự. Đây là minh chứng rõ nhất cho những nỗ lực bảo tồn văn hóa truyền thống của chính quyền, ngành chức năng và người dân địa phương trên tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “Gìn giữ và phát huy nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Gìn giữ không gian cồng chiêng Tây Nguyên
Gìn giữ không gian cồng chiêng Tây Nguyên

Không gian ấy chính là rừng đại ngàn, là buôn làng, nhà Rông và những lễ hội tâm linh đã ăn sâu trong đời sống mỗi con người và của các dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên

Gìn giữ không gian cồng chiêng Tây Nguyên

Gìn giữ không gian cồng chiêng Tây Nguyên

Không gian ấy chính là rừng đại ngàn, là buôn làng, nhà Rông và những lễ hội tâm linh đã ăn sâu trong đời sống mỗi con người và của các dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên

Bảo tồn, phát huy giá trị không gian văn hóa cồng chiêng
Bảo tồn, phát huy giá trị không gian văn hóa cồng chiêng

Cần định kỳ tổ chức các ngày hội văn hóa các dân tộc, khôi phục lễ hội dân gian.

Bảo tồn, phát huy giá trị không gian văn hóa cồng chiêng

Bảo tồn, phát huy giá trị không gian văn hóa cồng chiêng

Cần định kỳ tổ chức các ngày hội văn hóa các dân tộc, khôi phục lễ hội dân gian.

Kon Tum: Đêm hội cồng chiêng hội nhập và phát triển
Kon Tum: Đêm hội cồng chiêng hội nhập và phát triển

Đêm hội này diễn ra trong khuôn khổ Tuần lễ xúc tiến đầu tư tỉnh Kon Tum năm 2011, quy tụ 150 nghệ nhân dân gian biểu diễn...  

Kon Tum: Đêm hội cồng chiêng hội nhập và phát triển

Kon Tum: Đêm hội cồng chiêng hội nhập và phát triển

Đêm hội này diễn ra trong khuôn khổ Tuần lễ xúc tiến đầu tư tỉnh Kon Tum năm 2011, quy tụ 150 nghệ nhân dân gian biểu diễn...  

Rộn rã đêm hội cồng chiêng “Bản sắc Kon Tum”
Rộn rã đêm hội cồng chiêng “Bản sắc Kon Tum”

Điệu múa xoang, những bản cồng chiêng, các bài hát giao duyên đặc sắc của các dân tộc tỉnh Kon Tum làm nên một đêm hội tưng bừng, ấm áp.

Rộn rã đêm hội cồng chiêng “Bản sắc Kon Tum”

Rộn rã đêm hội cồng chiêng “Bản sắc Kon Tum”

Điệu múa xoang, những bản cồng chiêng, các bài hát giao duyên đặc sắc của các dân tộc tỉnh Kon Tum làm nên một đêm hội tưng bừng, ấm áp.

Độc đáo cồng chiêng Nam Giang
Độc đáo cồng chiêng Nam Giang

Qua bao biến cố của lịch sử, văn hóa cồng chiêng vẫn chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của cộng đồng dân tộc Cơtu, Ve, Tà Riềng ở Quảng Nam

Độc đáo cồng chiêng Nam Giang

Độc đáo cồng chiêng Nam Giang

Qua bao biến cố của lịch sử, văn hóa cồng chiêng vẫn chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của cộng đồng dân tộc Cơtu, Ve, Tà Riềng ở Quảng Nam

Gia Lai đang sở hữu 5.655 bộ cồng chiêng
Gia Lai đang sở hữu 5.655 bộ cồng chiêng

Huyện Ia Grai sở hữu số lượng cồng chiêng lớn nhất tới 1.116 bộ.

Gia Lai đang sở hữu 5.655 bộ cồng chiêng

Gia Lai đang sở hữu 5.655 bộ cồng chiêng

Huyện Ia Grai sở hữu số lượng cồng chiêng lớn nhất tới 1.116 bộ.

Bảo tồn văn hóa cồng chiêng ngay từ buôn làng
Bảo tồn văn hóa cồng chiêng ngay từ buôn làng

Để không bị mai một, văn hóa cồng chiêng rất cần đến không gian truyền thống và ý thức gìn giữ của những chủ nhân sản sinh và sở hữu di sản vô giá này.

Bảo tồn văn hóa cồng chiêng ngay từ buôn làng

Bảo tồn văn hóa cồng chiêng ngay từ buôn làng

Để không bị mai một, văn hóa cồng chiêng rất cần đến không gian truyền thống và ý thức gìn giữ của những chủ nhân sản sinh và sở hữu di sản vô giá này.