Trung Quốc xây dựng nền tảng cho con đường tơ lụa mới

VOV.VN -Khu vực Trung Á có tầm quan trọng bậc nhất trong “chiến lược hướng Tây” của Trung Quốc.

Từ ngày 3 - 13/9, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thực hiện chuyến công du đến một loạt các quốc gia Trung Á trong đó có Turkmenistan, Kazakhstan, Uzbekistan và Kyrgyzstan. Đây là những nước láng giềng đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc từ năm 1992 và đều là thành viên Tổ chức hợp tác Thượng Hải.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev, khánh thành đường ống dẫn khí đốt tại Astana (Ảnh: New York Times)

Mục đích chuyến thăm là nhằm thể hiện rõ lập trường chính sách đối ngoại của Ban lãnh đạo mới ở Trung Quốc đối với khu vực Trung Á, tăng cường quan hệ giữa Trung Quốc với các nước đến thăm, nhất là trong lĩnh vực kinh tế - thương mại và an ninh.

Tăng cường hợp tác kinh tế - năng lượng với các quốc gia Trung Á

Trong khuôn khổ chuyến thăm Turkmenistan của ông Tập Cận Bình, Trung Quốc và Turkmenistan đã chính thức khởi động hoạt động khai thác mỏ khí đốt Galkynysh, mỏ lớn thứ 2 trên thế giới về trữ lượng với 26,2 tỷ mét khối. Bắc Kinh đánh giá mỏ này là nguồn cung cấp khí đốt chính cho hệ thống đường ống xuyên Á và đã đầu tư 8,1 tỷ USD để xây dựng mỏ, đảm bảo hoạt động cho 30.000 nhân công và hàng nghìn thiết bị, máy móc.

Hai bên cũng ký kết một loạt các văn kiện về hợp tác sử dụng tiềm năng kinh tế và tài nguyên, trong đó có thỏa thuận về gói tín dụng tiếp theo của Trung Quốc đầu tư vào giai đoạn hai của quá trình xây dựng mỏ khí đốt nói trên. Trong chuyến thăm này, Chính phủ 2 nước cũng ký thỏa thuận tăng lượng khí đốt xuất khẩu cho Trung Quốc thêm 25 tỷ mét khối/năm, từ hợp đồng 40 tỷ mét khối hiện nay. Trong 6 tháng đầu năm nay, lượng khí đốt Turkmenistan xuất sang Trung Quốc đã đạt 15 tỷ mét khối.
Báo Bưu điện Hoa Nam ngày 8/9 đưa tin, trong bài phát biểu tại đại học Nazarbayev tại Astana, Kazakhstan, ông Tập Cận Bình kêu gọi xây dựng một vành đai kinh tế "con đường tơ lụa" trong khu vực, liên quan đến việc cải thiện cơ sở hạ tầng để chuyển hướng từ Thái Bình Dương đến biển Baltic cũng như mạng lưới giao thông kết nối Đông - Tây - Nam châu Á.

Ông Tập Cận Bình gợi ý rằng các nước hữu quan tăng cường liên lạc, bật đèn xanh cho hội nhập kinh tế khu vực phù hợp với chính sách và luật pháp. Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm Kazakhstan, Trung Quốc đã thế chân Ấn Độ ký hợp đồng mua lại 8,33% cổ phần một giếng dầu lớn của quốc gia Trung Á này với chi phí được cho là 5 tỉ USD.
Ngày 9/9, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức tới Uzbekistan, Tổng thống Uzbekistan Islam Karimov và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ký các thỏa thuận tổng trị giá 15 tỷ USD trong các lĩnh vực then chốt, bao gồm khai thác dầu khí và urani tại quốc gia Trung Á này.

Hai bên cũng ký văn kiện cho phép sửa đổi một thỏa thuận liên quan đến đường ống dẫn khí Uzbekistan-Trung Quốc ký vài năm trước. Những sửa đổi này xuất phát từ việc xây dựng nhánh thứ tư của đường ống khí đốt Turkmenistan-Trung Quốc chạy qua lãnh thổ Uzbekistan và Kazakhstan.

Tại chặng dừng chân cuối cùng trong chuyến công du Trung Á, trong cuộc hội đàm ngày 11/9 tại thủ đô Bishkek của Kyrgyzstan, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống nước chủ nhà Almazbek Atambaev đã nhất trí nâng quan hệ hai nước lên tầm đối tác chiến lược. Ông Tập Cận Bình cho biết, Trung Quốc sẵn sàng đầu tư khoảng 3 tỷ USD vào nhiều dự án ở Kyrgyzstan. 

Theo thông báo của Bộ trưởng Kinh tế Kyrgyzstan Temir Sariev, Trung Quốc sẽ đầu tư 386 triệu USD cho dự án xây dựng lại nhà máy nhiệt điện Bishkek, 400 triệu USD xây dựng tuyến đường bộ Balykchi-Jalal-Abad nối các khu vực miền Bắc và miền Nam của Kyrgyzstan, 1,4 tỷ USD vào dự án xây dựng đoạn thứ tư tuyến đường ống dẫn khí đốt mới Turkmenistan - Uzbekistan-Tajikistan - Kyrgyzstan - Trung Quốc tại Kyrgyzstan. 

Phía Trung Quốc còn xem xét khả năng tham gia thực hiện dự án thiết lập một trung tâm dân sự tại sân bay Manas của thủ đô Bishkek.Ngoài các thỏa thuận đầu tư trên, hai bên còn nhất trí cho phép Trung Quốc đầu tư vốn để khởi động nhà máy lọc dầu ở Kyrgyzstan với sản lượng dự kiến 8.000 tấn dầu nhẹ mỗi năm, cũng như việc phân bổ hàng triệu USD để hỗ trợ nền kinh tế Kyrgyzstan. 

Xây dựng con đường tơ lụa mới – tạo lợi thế địa chính trị

Theo các chuyên gia phân tích, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế như vũ bão, Trung Quốc vẫn phải phụ thuộc vào Trung Đông để giải quyết nhu cầu về năng lượng khổng lồ. Tuy nhiên, Trung Quốc muốn đa dạng nguồn cung để tránh bị quá phụ thuộc và một lợi thế nữa là nguồn cung này lại đến từ những nước láng giềng. Năng lượng có thể được vận chuyển từ Trung Á đến Trung Quốc qua đường ống trên đất liền, biện pháp này an toàn hơn so với việc vận chuyển qua các tuyến đường biển dễ bị tổn thương từ Trung Đông.

Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Kyrgyzstan Almazbek Atambayev trong cuộc gặp tại Bishkek, Kyrgyzstan (Ảnh: AP)

Trong một bài phát biểu tại Đại học Nazarbayev, ông Tập Cận Bình nói: “Trung Quốc rất coi trọng mối quan hệ với các nước Trung Á và coi các quốc gia này là ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Ông Tập cũng kêu gọi, Trung Quốc  và các nước Trung Á hỗ trợ cho “lợi ích cốt lõi” của nhau để hướng tới xây dựng mối quan hệ “đối tác chiến lược”.

Con đường tơ lụa mới mà Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhắc tới trong chuyến công du các nước Trung Á lần này trên thực tế không phải là một khái niệm xa lạ.  Người Mỹ vốn đã theo đuổi một phiên bản Con đường tơ lụa mới, theo đó biến Afghanistan thành trung tâm của một mạng lưới thương mại, truyền thông và chuyển giao năng lượng, làm cầu nối Trung Đông và Trung Á với các thị trường ở Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á.

Bà Hillary Clinton khi còn là Ngoại trưởng Mỹ đã từng nói: “Chúng ta hãy xây dựng một Con đường tơ lụa mới cho chúng ta”. Những nguồn khoáng sản khổng lồ ở Afghanistan và dầu khí dồi dào của các nước Cộng hòa Trung Á đang khiến các nền kinh tế hàng đầu thế giới đều thèm khát và ấp ủ những dự án đầy tham vọng trên “Con đường tơ lụa thời nay” nhằm mục đích chủ yếu tập trung vào vận chuyển năng lượng và các loại khoáng sản.

Bằng chuyến công du tới 4 nước Trung Á lần này, ông Tập Cận Bình đã khẳng định quyết tâm của Trung Quốc trong việc xây dựng một con đường tơ lụa mới. Ông Tập nói: “Tôi dường như có thể nghe thấy tiếng chuông lạc đà và nhìn thấy làn khói bụi của những đoàn người đi trên sa mạc”.

Cũng theo ông Tập, Trung Quốc đang tập trung nỗ lực để củng cố sức mạnh trên biển nhưng sẽ không quên củng cố mối quan hệ với Trung Á, con đường tơ lụa mới sẽ giúp mở rộng lợi ích của Trung Quốc và đáp ứng nhu cầu cực lớn về năng lượng của nước này.

Ông Wang Jisi - Trưởng khoa Quan hệ quốc tế, đại học Bắc Kinh, cố vấn thường xuyên của Chính phủ Trung Quốc về các vấn đề đối ngoại cũng chính là kiến trúc sư “chính sách hướng Tây” của Trung Quốc cho rằng, Trung Quốc không cần phải chờ đợi người Mỹ. Cũng theo ông Wang, Trung Quốc không cần phải hạn chế bản thân để có thể trở thành một sức mạnh ở châu Á – Thái Bình Dương và một cường quốc hàng đầu thế giới.

Bên cạnh việc hợp tác kinh tế, vị trí chiến lược của Trung Á còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược an ninh của Trung Quốc. Theo ông Ajdar Kurtov, nhà nghiên của Viện Nghiên cứu chiến lược Nga Trung Quốc trước khi bắt tay vào mở rộng kinh tế tại Trung Á, đã chuẩn bị nền tảng là xây dựng các mối quan hệ chính trị, đạt được sự thừa nhận về biên giới với các nước thuộc Liên Xô trước đây, đảm bảo việc không ủng hộ chủ nghĩa li khai của sắc tộc thiểu số sống ở Khu tự trị Tân Cương.

Bình luận về phát biểu của ông Tập Cận Bình, Nazari Pariani, Tổng biên tập của tờ báo hàng đầu Afghanistan Mandegar nói rằng, chính sách mới của Trung Quốc về Trung Á trong đó có việc xây dựng vành đai kinh tế con đường tơ lụa để thúc đẩy hợp tác sẽ có lợi cho toàn bộ khu vực bao gồm cả Afghanistan.

Ông Nazari Pariani nói: “Afghanistan nằm ở Trung Á và là một trong những nước láng giềng với Trung Quốc, đất nước này có thể được hưởng lợi từ chính sách Trung Á mới của Trung Quốc. Khi con đường tơ lụa chạy qua Afghanistan, sự hồi sinh của nó có thể giúp Afghanistan trở thành cầu nỗi giữa Trung Á, Đông Á và Nam Á”.

Ông Nazari Pariani cho rằng, nước ông có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường thương mại và hợp tác kinh tế trong khu vực. Việc phát triển mạng lưới giao thông, xây dựng đường sá bao gồm đường cao tốc và đường sắt kết nối Afghanistan với các nước láng giềng sẽ giúp các quốc gia trong khu vực ổn định kinh tế và có thể tự đứng vững trên đôi chân của mình.

Ông Nazari Pariani nói: “Việc xây dựng vành đai kinh tế mà Chủ tịch Tập đề cập sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế trong khu vực, cải thiện môi trường đầu tư, tạo thêm cơ hội việc làm cho người dân, giúp xóa đói giảm nghèo trong khu vực của chúng tôi”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

‘Ván bài’ Ấn Độ của Trung Quốc
‘Ván bài’ Ấn Độ của Trung Quốc

(VOV) - Thủ tướng Trung Quốc được cho là đã thất bại trong việc thuyết phục Ấn Độ đưa “nội dung” Biển Đông vào tuyên bố chung.

‘Ván bài’ Ấn Độ của Trung Quốc

‘Ván bài’ Ấn Độ của Trung Quốc

(VOV) - Thủ tướng Trung Quốc được cho là đã thất bại trong việc thuyết phục Ấn Độ đưa “nội dung” Biển Đông vào tuyên bố chung.

Thứ trưởng Ngoại giao nói về mối quan hệ ASEAN - Trung Quốc
Thứ trưởng Ngoại giao nói về mối quan hệ ASEAN - Trung Quốc

VOV.VN - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh đã trao đổi trực tiếp trên sóng VOV1 về chủ đề “ASEAN và những bước đi tương lai”.

Thứ trưởng Ngoại giao nói về mối quan hệ ASEAN - Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao nói về mối quan hệ ASEAN - Trung Quốc

VOV.VN - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh đã trao đổi trực tiếp trên sóng VOV1 về chủ đề “ASEAN và những bước đi tương lai”.

Vì sao phương Tây sợ Trung Quốc ở châu Phi?
Vì sao phương Tây sợ Trung Quốc ở châu Phi?

(VOV) - Không phải đến bây giờ phương Tây mới đưa ra những cáo buộc về sự hiện diện của Trung Quốc tại Lục địa Đen.

Vì sao phương Tây sợ Trung Quốc ở châu Phi?

Vì sao phương Tây sợ Trung Quốc ở châu Phi?

(VOV) - Không phải đến bây giờ phương Tây mới đưa ra những cáo buộc về sự hiện diện của Trung Quốc tại Lục địa Đen.

Trung Quốc tăng cường quan hệ với Singapore
Trung Quốc tăng cường quan hệ với Singapore

VOV.VN - Đây là chuyến thăm chính thức Trung Quốc lần thứ 5 của Thủ tướng Lí Hiển Long kể từ  tháng 4 năm 2004

Trung Quốc tăng cường quan hệ với Singapore

Trung Quốc tăng cường quan hệ với Singapore

VOV.VN - Đây là chuyến thăm chính thức Trung Quốc lần thứ 5 của Thủ tướng Lí Hiển Long kể từ  tháng 4 năm 2004

Chủ tịch Trung Quốc dự Hội nghị thượng đỉnh G20
Chủ tịch Trung Quốc dự Hội nghị thượng đỉnh G20

VOV.VN - Ông Tập Cận Bình cũng dự Hội nghị nguyên thủ các nước SCO, qua đó tăng cường quan hệ với 4 nước Trung Á.

Chủ tịch Trung Quốc dự Hội nghị thượng đỉnh G20

Chủ tịch Trung Quốc dự Hội nghị thượng đỉnh G20

VOV.VN - Ông Tập Cận Bình cũng dự Hội nghị nguyên thủ các nước SCO, qua đó tăng cường quan hệ với 4 nước Trung Á.

“Thế trận” khôn khéo của Trung Quốc tại châu Phi
“Thế trận” khôn khéo của Trung Quốc tại châu Phi

(VOV) - Phương Tây "tố" Trung Quốc thực hành chế độ “thực dân kiểu mới” ở châu Phi. Thực chất quan hệ Trung Quốc và lục địa đen ra sao?

“Thế trận” khôn khéo của Trung Quốc tại châu Phi

“Thế trận” khôn khéo của Trung Quốc tại châu Phi

(VOV) - Phương Tây "tố" Trung Quốc thực hành chế độ “thực dân kiểu mới” ở châu Phi. Thực chất quan hệ Trung Quốc và lục địa đen ra sao?

Đối thoại với Thứ trưởng Ngoại giao về ASEAN- Trung Quốc
Đối thoại với Thứ trưởng Ngoại giao về ASEAN- Trung Quốc

VOV.VN - Kính mời quý thính giả nghe trực tiếp chương trình đối thoại cuối tuần về chủ đề ASEAN trên sóng VOV1 vào 15h15 ngày 24/8.

Đối thoại với Thứ trưởng Ngoại giao về ASEAN- Trung Quốc

Đối thoại với Thứ trưởng Ngoại giao về ASEAN- Trung Quốc

VOV.VN - Kính mời quý thính giả nghe trực tiếp chương trình đối thoại cuối tuần về chủ đề ASEAN trên sóng VOV1 vào 15h15 ngày 24/8.

Chủ tịch Trung Quốc bắt đầu chuyến thăm 4 nước Trung Á
Chủ tịch Trung Quốc bắt đầu chuyến thăm 4 nước Trung Á

VOV.VN - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 3/9 đã lên đường thăm chính thức 4 nước Turkmenistan, Kazakhstan, Uzbekistan và Kyrgyzstan.

Chủ tịch Trung Quốc bắt đầu chuyến thăm 4 nước Trung Á

Chủ tịch Trung Quốc bắt đầu chuyến thăm 4 nước Trung Á

VOV.VN - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 3/9 đã lên đường thăm chính thức 4 nước Turkmenistan, Kazakhstan, Uzbekistan và Kyrgyzstan.

Hội nghị Ngoại trưởng đặc biệt ASEAN-Trung Quốc
Hội nghị Ngoại trưởng đặc biệt ASEAN-Trung Quốc

VOV.VN -Quan hệ ASEAN và Trung Quốc là mối quan hệ toàn diện, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế thương mại.

Hội nghị Ngoại trưởng đặc biệt ASEAN-Trung Quốc

Hội nghị Ngoại trưởng đặc biệt ASEAN-Trung Quốc

VOV.VN -Quan hệ ASEAN và Trung Quốc là mối quan hệ toàn diện, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế thương mại.