Trung Quốc sẽ là “nước lớn” kiểu gì?

Trung Quốc sẽ làm gì để trở thành “nước lớn được tôn trọng”?

VOV.VN - Để trở thành một “nước lớn được tôn trọng”, Trung Quốc cần phải hành xử như “một nước lớn có trách nhiệm”, tuy nhiên điều này không hề dễ dàng.

Chia sẻ chứ không phải dọa dẫm và o ép

Cốt lõi trong việc trở thành “nước lớn được tôn trọng” chính là việc hiểu đúng quan niệm về “nước lớn có trách nhiệm”. Chính sách ngoại giao liên quan đến điều này có thể khá phức tạp nhưng quan niệm về “nước lớn có trách nhiệm” hoàn toàn có thể dễ dàng được giải thích cụ thể.

Hình ảnh vệ tinh Trung Quốc cải tạo phi pháp bãi Vành Khăn ở Biển Đông. Ảnh AP

Đối với Trung Quốc, “nước lớn” đồng nghĩa với việc họ lớn mạnh hơn các nước láng giềng và có quyền chiếm lấy những gì mình muốn. Chính quyền và người dân Trung Quốc vẫn luôn coi mình là một “Thế lực Truyền thống”.

Với “thế lực” của mình, Trung Quốc muốn áp đặt luật chơi theo kiểu “ỷ mạnh hiếp yếu”: Chúng tôi là một nước lớn nên chúng tôi đáng được tôn trọng và tôn trọng có nghĩa là chúng tôi có quyền giành lấy mọi thứ và các nước nhỏ hơn chỉ được quyền tiếp cận với những thứ đó nếu chúng tôi cho phép. Hãy nhớ rằng, chúng tôi hoàn toàn có thể áp đặt được sức mạnh của mình lên họ.

Ngược lại, Mỹ coi việc trở thành nước lớn đồng nghĩa với việc trở thành “người vận hành toàn bộ hệ thống”. Theo quan niệm của Mỹ, trở thành nước lớn vừa mang lại những cơ hội nhưng cũng khiến họ bị ràng buộc vào những nguyên tắc hành xử nhất định, trong đó không có việc o ép và dọa dẫm các nước nhỏ hơn.

Chính vì thế, Mỹ coi cách hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông là “thiếu trách nhiệm” và chèn ép các nước nhỏ hơn thay vì phải tôn trọng những nguyên tắc chung có tính ràng buộc đối với mọi quốc gia.

Việc Mỹ lên tiếng phản đối những hành động hiếu chiến của Trung Quốc ở Biển Đông cũng là dựa trên cách nhìn nhận nói trên. Chính vì thế, trái với nhận định của chính quyền Tập Cận Bình, Washington không hề “chùn bước” trước áp lực của Trung Quốc ở Biển Đông.

“Người vận hành hệ thống” hay “sen đầm quốc tế” là những cụm từ hay được gắn với Mỹ và uy tín của Mỹ sẽ bị đặt dấu hỏi lớn nếu Mỹ “chùn tay” trong vấn đề Biển Đông. Điều này cũng dẫn đến việc nhiều nước khác trên thế giới cũng sẽ không còn tôn trọng Mỹ nữa và đáng ngại hơn, Nga sẽ coi đó là hành động “mời gọi” Nga có những hành động chống lại Mỹ.

Rõ ràng, đối với Trung Quốc, việc có trở thành “nước lớn” hay không chỉ xoay quanh cách nước này hành xử ở Biển Đông. Tuy nhiên, đối với Mỹ, đây là một “sân khấu nhỏ nhưng quan trọng” trong “cuộc chơi lớn toàn cầu”.

Trong khi Trung Quốc coi việc trở thành “nước lớn” đồng nghĩa với việc “trở thành quốc gia mạnh nhất và không bị ràng buộc bởi bất kỳ điều gì” thì Mỹ lại coi điều đó đồng nghĩa với việc “bảo đảm việc tuân thủ luật pháp quốc tế”. Rõ ràng, sự đối đầu trong quan điểm giữa hai bên hoàn toàn có thể dẫn đến nguy cơ xảy ra xung đột.

Hành xử có trách nhiệm sẽ chỉ có lợi cho Trung Quốc

Việc hành xử có trách nhiệm được cho là sẽ giúp Trung Quốc đẩy Mỹ ra khỏi khu vực. Khái niệm “hành xử có trách nhiệm” trong khu vực đồng nghĩa với việc Trung Quốc phải đảm bảo đem lại những giá trị tốt đẹp hơn cho khu vực Đông Á so với những gì Mỹ đã làm từ trước đến nay.

Điều này chỉ có thể thành hiện thực nếu Trung Quốc có thể thiết lập được các thể chế công bằng, có uy tín và hiệu quả để thúc đẩy việc chia sẻ và phát triển những tài nguyên chung trong khu vực.

Ngoài ra, Trung Quốc cần tính đến các phương án dự phòng cho việc đảm bảo hàng hóa thương mại được chung chuyển liên tục từ các nơi về Đông Á, trong đó có dầu mỏ từ Saudi Arabia và Iran trong trường hợp Mỹ không thể bảo đảm được an ninh tại Trung Đông.

Rõ ràng, Trung Quốc hoàn toàn có thể đảm nhiệm được vai trò này. Trung Quốc là “công xưởng của thế giới” và có khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ rẻ hơn nhiều so với các nước phương Tây.

Việc trở thành “nước lớn có tranh nhiệm” trong khu vực đối với Trung Quốc giờ chỉ là việc phát triển chiến lược thương mại của nước này một cách phù hợp nhìn từ quan điểm ngoại giao.

Hơn thế nữa, Trung Quốc cũng nằm trong khu vực Đông Á còn Mỹ thì không. Điều này rất quan trọng nếu biết rằng, hiện Mỹ đang có tranh chấp biên giới với Canada.

Cái khó của Mỹ là Mỹ không thể sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp này dù Mỹ hoàn toàn có thể dễ dàng đánh bại Canada nếu chiến tranh xảy ra. Nếu Mỹ có ý định này, Canada sẽ liên tục tìm kiếm các đồng minh, trong đó rất có thể sẽ có Trung Quốc. Việc Mỹ đe dọa sử dụng vũ lực đồng nghĩa với việc “mời” Trung Quốc tham gia vào tranh chấp ở Bắc Mỹ.

Không những thế, điều này sẽ khiến nhiều nước nhìn Mỹ với con mắt ngờ vực. Nếu Mỹ dám dùng vũ lực chiếm Canada thì Mỹ sẽ làm gì với Trung Đông? Mỹ có chiếm Bahrain không? Điều này cho thấy, việc trở thành “nước lớn” không đồng nghĩa với việc lúc nào cũng “lôi nắm đấm” ra để nói chuyện dù mình hoàn toàn chiếm ưu thế.

Điều này cũng hoàn toàn đúng với Trung Quốc. Nếu nước này đe dọa các nước láng giềng như vẫn làm từ trước đến nay, Mỹ sẽ phải tìm cách can thiệp và mọi dự định của Trung Quốc hướng về khu vực Nam Á và Đông Á sẽ bị dè chừng. Hành động hiếu chiến của Trung Quốc ở Biển Đông cũng sẽ khiến Trung Quốc bị coi là mối đe dọa chung cho toàn khu vực.

Chỉ khi nào Trung Quốc nhận ra rằng, ảnh hưởng và sự tôn trọng không đến từ việc chèn ép các nước khác mà từ việc các nước tin tưởng vào sự công bằng mà Trung Quốc có thể đem lại khi trở thành “nước lớn có trách nhiệm” thì Trung Quốc mới nên tự hào vì những gì mình đạt được.

Tuy nhiên, điều này vẫn chưa nằm trong tâm thức của Chính phủ và người dân Trung Quốc. Họ rất “khó nuốt trôi” mô hình “nước lớn kiểu mới này”. Phần đông trong số này vẫn nuôi dưỡng tâm lý tự ti và cho rằng đất nước mình đang bị bao vây từ mọi phía và phải rất khó khăn mới tiến lên được chút ít./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhật Bản cảnh báo Trung Quốc không gây hấn trên biển Hoa Đông
Nhật Bản cảnh báo Trung Quốc không gây hấn trên biển Hoa Đông

VOV.VN - Nhật Bản ngày 8/8 cảnh báo sẽ phản ứng mạnh mẽ sau khi tố cáo tàu Chính phủ Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Nhật Bản 14 lần vào cuối tuần qua.

Nhật Bản cảnh báo Trung Quốc không gây hấn trên biển Hoa Đông

Nhật Bản cảnh báo Trung Quốc không gây hấn trên biển Hoa Đông

VOV.VN - Nhật Bản ngày 8/8 cảnh báo sẽ phản ứng mạnh mẽ sau khi tố cáo tàu Chính phủ Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Nhật Bản 14 lần vào cuối tuần qua.

Nông dân Australia kể về phút chạm mặt tàu Trung Quốc ở Biển Đông
Nông dân Australia kể về phút chạm mặt tàu Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN - Một nông dân Australia cho biết, ông đã bị tàu hải cảnh Trung Quốc có mặt gần cụm bãi cạn Luconia ở Biển Đông quấy nhiễu.

Nông dân Australia kể về phút chạm mặt tàu Trung Quốc ở Biển Đông

Nông dân Australia kể về phút chạm mặt tàu Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN - Một nông dân Australia cho biết, ông đã bị tàu hải cảnh Trung Quốc có mặt gần cụm bãi cạn Luconia ở Biển Đông quấy nhiễu.

Trung Quốc muốn đối thoại giải quyết tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư
Trung Quốc muốn đối thoại giải quyết tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư

VOV.VN - Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản cho rằng, tranh chấp giữa hai quốc gia nên được giải quyết bằng con đường ngoại giao.

Trung Quốc muốn đối thoại giải quyết tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư

Trung Quốc muốn đối thoại giải quyết tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư

VOV.VN - Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản cho rằng, tranh chấp giữa hai quốc gia nên được giải quyết bằng con đường ngoại giao.

“Tàu Trung Quốc chở vật dụng giống như vũ khí” vào biển Hoa Đông
“Tàu Trung Quốc chở vật dụng giống như vũ khí” vào biển Hoa Đông

VOV.VN - Trước diễn biến gần đây ở biển Hoa Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản đã lệnh cho quân đội tăng cường giám sát để bảo vệ lãnh thổ.

“Tàu Trung Quốc chở vật dụng giống như vũ khí” vào biển Hoa Đông

“Tàu Trung Quốc chở vật dụng giống như vũ khí” vào biển Hoa Đông

VOV.VN - Trước diễn biến gần đây ở biển Hoa Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản đã lệnh cho quân đội tăng cường giám sát để bảo vệ lãnh thổ.