Trưng cầu dân ý ở miền Đông: Ukraine thêm bất ổn

VOV.VN - Nhiều người lo ngại rằng, các cuộc trưng cầu dân ý ở miền Đông có thể đẩy Ukraine tiến gần hơn đến bờ vực của cuộc nội chiến.

Ngày 11/5, những người ủng hộ liên bang hóa đất nước tại hai tỉnh Donetsk và Lugansk, miền Đông Ukraine, đã tổ chức trưng cầu dân ý, trong khi chính quyền lâm thời Kiev vẫn tiếp tục chiến dịch của lực lượng đặc nhiệm nhằm truy quét người biểu tình ủng hộ liên bang hóa tại khu vực này.

Đúng 8h sáng ngày 11/5 (theo giờ địa phương) các điểm bỏ phiếu đã mở cửa tại hai tỉnh trên. Những người tham gia trưng cầu dân ý được đề nghị trả lời câu hỏi: "Có ủng hộ tuyên bố về tính tự chủ của Donetsk/Lugansk hay không?". 

Người dân Donetsk đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý hôm 11/5 (Ảnh: EPA)

Hãng tin AP dẫn nguồn tin từ người đứng đầu Ủy ban bỏ phiếu trưng cầu dân ý của Donetsk cho biết, kết quả sơ bộ cho thấy, có tới 90% cử tri đi bỏ phiếu ủng hộ tuyên bố về tính tự chủ, trong khi đó, kết quả sơ bộ của cuộc trưng cầu dân ý ở thành phố công nghiệp Lugansk vẫn chưa được công bố.

Cuộc trưng cầu dân ý ở miền Đông Ukraine diễn ra trong bối cảnh chính quyền lâm thời Kiev tìm mọi cách ngăn cản. Người đứng đầu Ủy ban bầu cử trung ương của Lugansk, ông Alexander Malykhin cho biết: “Các lực lượng thực thi pháp luật đi trên các xe thiết giáp đã cản trở chuyển phiếu bầu tới các huyện Belovodsk, Markovka, Svatovo, Melovoye, Troitskoye (của vùng Lugansk). Do vậy không thể tổ chức trưng cầu dân ý tại các địa điểm này”.

Tuy nhiên, hàng triệu người dân ở Donetsk và Lugansk vẫn tham gia bỏ phiếu với mong muốn tìm kiếm quy chế tự trị lớn hơn cho các khu vực này. Kênh truyền hình Nga Russia 24 dẫn thông tin của các nhà tổ chức cho biết, tỷ lệ người dân bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu tại tỉnh Lugansk  vượt ngưỡng 80%.

Trong khi đó, Chính quyền Kiev và phương Tây tiếp tục lên án việc Donetsk/Lugansk tiến hành trưng cầu dân ý là “một trò hề”, vi phạm luật pháp quốc tế đồng thời cáo buộc Moscow “đạo diễn” gây ra bất ổn với mong muốn tạo ra một kịch bản tương tự trường hợp của Crimea.

Bộ Ngoại giao Ukraine cũng như các Chính phủ phương Tây đều đưa ra tuyên bố khẳng định, không quan tâm đến kết quả của các cuộc trưng cầu dân ý bởi dù có thế nào, họ cũng sẽ không công nhận kết quả của các cuộc bỏ phiếu này.

Trước đó cùng ngày, ông Roman Lyagin, Chủ tịch Uỷ ban Bầu cử của Nhà nước Cộng hoà Nhân dân Donetsk tự phong cho biết, mục tiêu trước mắt của trưng cầu dân ý sẽ quyết định về quyền tự chủ lớn hơn của Donetsk, khả năng ly khai hay sáp nhập vào Nga sẽ được đưa ra thảo luận sau.

Ông Roman Lyagin nói: “Chúng tôi chỉ muốn nói với thế giới rằng chúng tôi muốn thay đổi, chúng tôi muốn được lắng nghe”.

Xử phạt thêm?

Theo ReutersAFP, trong một thông cáo chung công bố ngày 10/5, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande nhấn mạnh một cuộc trưng cầu dân ý do lực lượng ly khai dự kiến tổ chức tại miền Đông Ukraine là “bất hợp pháp”. 

Công tác kiểm phiếu tại một điểm bỏ phiếu ở Donetsk (Ảnh: Reuters)

Hai nhà lãnh đạo cũng cảnh báo Nga phải gánh chịu “những hậu quả” nếu cuộc bầu cử Tổng thống vào ngày 25/5 sắp tới của Ukraine không được diễn ra.

Phát biểu với các phóng viên sau khi thông cáo được đưa ra, bà Merkel tuyên bố nếu cuộc bầu cử này thất bại “chúng tôi sẵn sàng áp đặt thêm các lệnh trừng phạt chống Nga”.  Trong thông cáo, hai nhà lãnh đạo cũng lưu ý: “Nếu không có một cuộc bầu cử Tổng thống được quốc tế công nhận, điều đó sẽ dẫn tới sự bất ổn không thể tránh khỏi cho đất nước này”.

Tuyên bố này rõ ràng ám chỉ tới việc triển khai các biện pháp trừng phạt giai đoạn ba, tập trung vào lĩnh vực kinh tế chống lại Nga mà các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã thống nhất hôm 6/3 vừa qua.

Tuyên bố cũng kêu gọi Nga giảm mạnh các lực lượng của nước này đang đóng gần biên giới Ukraine, đồng thời yêu cầu các lực lượng an ninh của Kiev tránh mở các cuộc tấn công vào khu vực miền Đông trước cuộc bầu cử dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 25/5 tới.

Tự chủ, độc lập, sáp nhập

Theo một cuộc khảo sát của Washington Post, hầu hết người dân ở miền Đông Ukraine vẫn muốn là một phần của quốc gia này, điều đó khác xa so với những gì đã từng xảy ra ở Crimea khi người dân nơi đây muốn tách khỏi Ukraine và trở thành một phần của Nga.

Trả lời phỏng vấn Washington Post, anh Anton Karpov, 31 tuổi, một công nhân mỏ nói: “Vấn đề mà tôi quan tâm không phải là Ukraine mà là những quan chức hiện nay tại Kiev”.

Chính phủ lâm thời Kiev và phương Tây đều khẳng định không công nhận tính hợp pháp của cuộc trưng cầu dân ý ở Donetsk và Lugansk (Ảnh: Reuters)

Một cử tri khác, bà Irina, 54 tuổi nói: “Tôi muốn Donetsk có sức mạnh riêng, có quyền tự chủ riêng. Tôi không chống lại sự thống nhất và toàn vẹn của Ukraine nhưng thú thật, tôi không thể ủng hộ những người đang nắm quyền hiện nay ở Kiev bởi họ sẽ chỉ hủy hoại đất nước này”.

Trên thực tế, nhiều cư dân ở miền Đông Ukraine hiện không hài lòng với những quan chức trong Chính phủ lâm thời – những người được dựng lên sau khi ông Viktor Yanukovych bị phế truất. Nhiều người cho rằng, Chính phủ mới là bất hợp pháp và đáng lo ngại hơn khi họ đang liên minh với các phần tử thuộc phái cực hữu – những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan.

Ngoài ra, người dân miền Đông Ukraine còn lo ngại rằng, người dân ở khu vực mà có đa phần dân số là người Nga sẽ bị coi là công dân hạng hai dưới thời của một chính phủ thân phương Tây.

Sau khi cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý diễn ra “gấp gáp” tại 53 điểm bỏ phiếu ở Donetsk và Lugansk hoàn thành, lực lượng ly khai hy vọng kết quả sẽ có trong ngày 12/5, bất chấp việc kết quả này có được quốc tế hay chính quyền Kiev công nhận hay không.

Sau trưng cầu dân ý, tiếp tục là bất ổn

Theo hãng thông tấn Interfax, lãnh đạo của Cộng hòa tự xưng Donetsk ở miền Đông của Ukraine Denis Pushilin tuyên bố khu vực này sẽ lập biên giới nhà nước riêng của mình và coi các binh sỹ chính phủ tại đó là "những kẻ xâm chiếm" khi kết quả cuộc trưng cầu dân ý ngày 11/5 được công bố.

Denis Pushilin tuyên bố: "Sau khi công bố kết quả trưng cầu dân ý chính thức, toàn bộ binh sỹ quân đội Ukraine hiện diện trên lãnh thổ của chúng tôi sẽ đều bị xem là bất hợp pháp và bị coi là những kẻ xâm chiếm. Việc lập biên giới nhà nước và chính quyền quân sự vào thời gian sớm nhất có thể là điều cần thiết".

Quân đội Ukraine cho biết, họ sẽ tiếp tục triển khai chiến dịch trấn áp ở miền Đông (Ảnh: Itar-Tass)

Trong khi đó, ông Lyagin - Chủ tịch Uỷ ban Bầu cử của Nhà nước Cộng hoà Nhân dân Donetsk tự phong tỏ ra khá tự tin: “Những số liệu thống kê sơ bộ cho thấy, có 89,07% phiếu thuận và chỉ có 10,19% phiếu chống. Chúng tôi yêu cầu quyền tự quyết và chúng tôi sẽ nhận được những gì chúng tôi mong muốn”.

Theo ông Lyagin, kết quả này cũng đồng nghĩa với việc cuộc bầu cử Tổng thống của Ukraine dự kiến diễn ra vào ngày 25/5 sẽ không được tổ chức ở Donetsk.

Về phía chính quyền lâm thời Kiev, quyền Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine Sergey Pashinsky tiếp tục cáo buộc Nga đang gián tiếp tác động gây bất ổn ở Ukraine.

Ông Pashinsky nói: “Chúng tôi cảnh báo điện Kremlin rằng, sự xuất hiện của các lực lượng Nga trên lãnh thổ Ukraine sẽ bị coi là hành động xâm lược quân sự và chúng tôi sẽ có phản ứng thích hợp nếu tình huống đó xảy ra”.

Thư ký Hội đồng An ninh quốc gia và Quốc phòng Ukraine, ông Andrey Paruby ngày 11/5 cũng tuyên bố binh sỹ nước này sẵn sàng giáng trả một cuộc tấn công tiềm tàng trong trường hợp Nga đưa quân vào Ukraine.

Trong cuộc phỏng vấn với BBC, ông Paruby nói: "Ukraine sẽ bảo vệ lãnh thổ và nhà nước của mình. Chúng tôi không công nhận cuộc trưng cầu ý dân và không công nhận cuộc phiêu lưu chính trị này. Chúng tôi hiểu hành động tấn công có thể xảy ra bất cứ lúc nào và binh sỹ Ukraine sẵn sàng đáp trả cuộc tấn công tiềm tàng hay hành động xâm lược của Nga".

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cũng lên tiếng cáo buộc Nga đang tiếp tục thực hiện các nỗ lực làm tình hình Ukraine ngày càng thêm phức tạp. Ông Hagel nói: "Việc trở thành kẻ thù, bạn bè hay đối tác không khó. Vấn đề là Nga đang tự cô lập chính mình chỉ vì cái lợi nhãn tiền. Nga có thể cảm thấy họ đang chiến thắng nhưng thế giới này vận động không nên chỉ nhìn đến vấn đề trước mắt”.

Nhận xét của ông Hagel được đưa ra giữa lúc xuất hiện những quan ngại rằng các cuộc trưng cầu có thể châm ngòi một cuộc nội chiến, đẩy Ukraine vào “hố đen” của bất ổn trầm trọng hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng thống Nga đến Crimea trong bối cảnh bạo lực leo thang ở Ukraine
Tổng thống Nga đến Crimea trong bối cảnh bạo lực leo thang ở Ukraine

VOV.VN - Đây là chuyến thăm lịch sử đầu tiên của Tổng thống Nga đến Crimea kể từ khi bán đảo này sáp nhập Nga hồi tháng 3 vừa qua.

Tổng thống Nga đến Crimea trong bối cảnh bạo lực leo thang ở Ukraine

Tổng thống Nga đến Crimea trong bối cảnh bạo lực leo thang ở Ukraine

VOV.VN - Đây là chuyến thăm lịch sử đầu tiên của Tổng thống Nga đến Crimea kể từ khi bán đảo này sáp nhập Nga hồi tháng 3 vừa qua.

Miền Đông Ukraine đã sẵn sàng cho ngày bỏ phiếu
Miền Đông Ukraine đã sẵn sàng cho ngày bỏ phiếu

VOV.VN - Trưa 11/5, các điểm bỏ phiếu trưng cầu dân ý về quyền tự trị tại miền Đông Ukraine sẽ đi vào hoạt động.

Miền Đông Ukraine đã sẵn sàng cho ngày bỏ phiếu

Miền Đông Ukraine đã sẵn sàng cho ngày bỏ phiếu

VOV.VN - Trưa 11/5, các điểm bỏ phiếu trưng cầu dân ý về quyền tự trị tại miền Đông Ukraine sẽ đi vào hoạt động.

Lo ngại căng thẳng bùng phát sau trưng cầu dân ý ở Ukraine
Lo ngại căng thẳng bùng phát sau trưng cầu dân ý ở Ukraine

VOV.VN - Bất chấp kết quả lần này như thế nào, cuộc trưng cầu ý dân có thể khiến khu vực miền đông Ukraine leo thang căng thẳng.

Lo ngại căng thẳng bùng phát sau trưng cầu dân ý ở Ukraine

Lo ngại căng thẳng bùng phát sau trưng cầu dân ý ở Ukraine

VOV.VN - Bất chấp kết quả lần này như thế nào, cuộc trưng cầu ý dân có thể khiến khu vực miền đông Ukraine leo thang căng thẳng.

NATO: Nga chưa có dấu hiệu rút khỏi biên giới Ukraine
NATO: Nga chưa có dấu hiệu rút khỏi biên giới Ukraine

VOV.VN -Tổng thống Putin thông báo, Nga đã rút quân ra khỏi khu vực biên giới, tuy nhiên thông tin này bị Tổng thư ký NATO phản bác.

NATO: Nga chưa có dấu hiệu rút khỏi biên giới Ukraine

NATO: Nga chưa có dấu hiệu rút khỏi biên giới Ukraine

VOV.VN -Tổng thống Putin thông báo, Nga đã rút quân ra khỏi khu vực biên giới, tuy nhiên thông tin này bị Tổng thư ký NATO phản bác.

Ukraine  kiên quyết tổ chức bầu cử đúng thời hạn
Ukraine kiên quyết tổ chức bầu cử đúng thời hạn

VOV.VN - Theo ông Deshchytsia, lượng thực thi pháp luật Ukraine cần có những hành động kiên quyết hơn trước thềm cuộc bầu cử.

Ukraine  kiên quyết tổ chức bầu cử đúng thời hạn

Ukraine kiên quyết tổ chức bầu cử đúng thời hạn

VOV.VN - Theo ông Deshchytsia, lượng thực thi pháp luật Ukraine cần có những hành động kiên quyết hơn trước thềm cuộc bầu cử.

Ukraine tổ chức hội nghị bàn tròn để giải quyết bất ổn
Ukraine tổ chức hội nghị bàn tròn để giải quyết bất ổn

VOV.VN - Sáng kiến được Nga, Mỹ ủng hộ và kêu gọi các bên nhanh chóng thực hiện.

Ukraine tổ chức hội nghị bàn tròn để giải quyết bất ổn

Ukraine tổ chức hội nghị bàn tròn để giải quyết bất ổn

VOV.VN - Sáng kiến được Nga, Mỹ ủng hộ và kêu gọi các bên nhanh chóng thực hiện.

Ukraine: Xung đột tại Slavyansk ngay trước trưng cầu dân ý
Ukraine: Xung đột tại Slavyansk ngay trước trưng cầu dân ý

VOV.VN -  Tiếng nổ đạn súng cối và tiếng đọ súng đã vang lên ở một trạm kiểm soát bên ngoài thành phố Slavyansk.

Ukraine: Xung đột tại Slavyansk ngay trước trưng cầu dân ý

Ukraine: Xung đột tại Slavyansk ngay trước trưng cầu dân ý

VOV.VN -  Tiếng nổ đạn súng cối và tiếng đọ súng đã vang lên ở một trạm kiểm soát bên ngoài thành phố Slavyansk.

Miền Đông Ukraine sẵn sàng cho cuộc trưng cầu ý dân
Miền Đông Ukraine sẵn sàng cho cuộc trưng cầu ý dân

VOV.VN - Donetsk và Lugansk đã hoàn tất các bước chuẩn bị cuối cùng cho cuộc trưng cầu ý dân về quy chế độc lập của các vùng này.

Miền Đông Ukraine sẵn sàng cho cuộc trưng cầu ý dân

Miền Đông Ukraine sẵn sàng cho cuộc trưng cầu ý dân

VOV.VN - Donetsk và Lugansk đã hoàn tất các bước chuẩn bị cuối cùng cho cuộc trưng cầu ý dân về quy chế độc lập của các vùng này.

Châu Âu phải chịu trách nhiệm chính về khủng hoảng Ukraine?
Châu Âu phải chịu trách nhiệm chính về khủng hoảng Ukraine?

VOV.VN -Cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schroder cho rằng, phải chịu trách nhiệm chính đối với cuộc khủng hoảng tại Ukraine.

Châu Âu phải chịu trách nhiệm chính về khủng hoảng Ukraine?

Châu Âu phải chịu trách nhiệm chính về khủng hoảng Ukraine?

VOV.VN -Cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schroder cho rằng, phải chịu trách nhiệm chính đối với cuộc khủng hoảng tại Ukraine.

Gần 90% cử tri Donetsk (Ukraine) tham gia cuộc trưng cầu dân ý
Gần 90% cử tri Donetsk (Ukraine) tham gia cuộc trưng cầu dân ý

VOV.VN - Theo thông tin mới nhất từ Ủy ban Bầu cử Donetsk, Ukraine, gần 90% cử tri đi bỏ phiếu cho quyền tự trị lớn hơn của khu vực này.

Gần 90% cử tri Donetsk (Ukraine) tham gia cuộc trưng cầu dân ý

Gần 90% cử tri Donetsk (Ukraine) tham gia cuộc trưng cầu dân ý

VOV.VN - Theo thông tin mới nhất từ Ủy ban Bầu cử Donetsk, Ukraine, gần 90% cử tri đi bỏ phiếu cho quyền tự trị lớn hơn của khu vực này.