Quân đội Nhật Bản sẽ tham gia vào các tranh chấp ở Biển Đông?

VOV.VN - Một quân đội chủ động hơn và tích cực hơn chính là những điều mà Thủ tướng Abe mong muốn trong thời điểm hiện nay.

Ngày 11/5, liên minh cầm quyền Nhật Bản gồm hai đảng Dân chủ Tự do và đảng Komei (Công Minh) đã tổ chức một cuộc họp đánh giá về Luật Bảo đảm an ninh, qua đó hai bên nhất trí sẽ đệ trình lên Quốc hội thông qua ngay trong khóa họp sắp tới.

Sự kiện này tiếp tục thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế bởi Luật có khả năng cao sẽ được thông qua, và như vậy chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe đã đạt được mục đích khi mong muốn sử dụng lực lượng phòng vệ ngoài phạm vi quốc gia trong từng điều kiện cụ thể, gây ảnh hưởng lớn hơn đối với khu vực và thế giới. 


Đích thân Thủ tướng Shinzo Abe đã đến tham dự lễ kỷ niệm và duyệt đội ngũ trước lễ diễu binh của lực lượng quân đội Nhật Bản (ảnh: NHK)

Mở rộng phạm vi hoạt động của Lực lượng phòng vệ

Luật bảo đảm an ninh mới của Nhật Bản được xây dựng trên cơ sở của hai dự luật, đó là Dự luật Đảm bảo hòa bình và an ninh và Dự luật hỗ trợ hòa bình quốc tế. Trong đó, Dự luật đảm bảo hòa bình và an ninh bao gồm 10 khoản mục được sửa đổi dựa theo Luật hiện hành và Luật ứng xử tình trạng bị tấn công bởi vũ lực, còn Dự luật Hỗ trợ hòa bình quốc tế được sửa đổi thêm những điều khoản liên quan tới việc phái lực lượng phòng vệ của Nhật Bản ra nước ngoài.

Điểm mới trong Luật Ứng xử tình trạng bị tấn công bởi vũ lực là có thêm điều khoản quy định đối phó trực tiếp với những hành động tấn công từ bên ngoài đe dọa an ninh Nhật Bản, đồng thời cũng cho phép Nhật Bản sẽ có quyền thực hiện Quyền phòng vệ tập thể dưới những yêu cầu cụ thể khi sử dụng lực lượng phòng vệ ở nước ngoài. 

Một điểm nữa liên quan đến sửa đổi Luật hợp tác hoạt động duy trì hòa bình Liên Hợp Quốc, Luật mới lần này bổ sung điều khoản mở rộng quyền hạn thực hiện nhiệm vụ và sử dụng vũ khí của lực lượng phòng vệ. Tuy nhiên, điều khoản này cũng nhấn mạnh thêm điều kiện phái cử lực lượng phòng vệ ra nước ngoài cần được Quốc hội thông qua.

Rõ ràng, Luật đảm bảo an ninh của Nhật Bản lần này đã được các đảng phái thống nhất và khả năng nhiều sẽ được Quốc hội thông qua. Đây là bước tiến lớn của chính quyền Abe với mong muốn mở rộng ảnh hưởng ra khu vực và thế giới.

Tăng cường hợp tác với Mỹ, cứng rắn với Trung Quốc 

Sở dĩ Liên minh cầm quyền xúc tiến nhanh việc bàn thảo để sớm trình Quốc hội thông qua Luật Bảo đảm an ninh mới, theo các nhà phân tích xuất phát từ ba nguyên nhân cơ bản là yếu tố Trung Quốc, quan hệ đồng minh Nhật-Mỹ và sự thay đổi tư duy của người dân Nhật Bản về vai trò của quân đội trong bối cảnh mới.

Liên quan tới Trung Quốc, nước này gần đây liên tục thực hiện chiến lược ngoại giao cứng rắn đối với các quốc gia trong khu vực, nhất là đối với những nước có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ.

Cụ thể, Trung Quốc đã thiết lập vùng Nhận dạng phòng không (ADIZ) chồng lấn lãnh thổ Nhật Bản, mở rộng các hành động đơn phương trên Biển Đông và biển Hoa Đông, cũng như tại khu vực biên giới đang tranh chấp với Ấn Độ. 

Tổng thống Mỹ Obama (phải) tiếp Thủ tướng Nhật Abe tại phòng bầu dục của Nhà Trắng (ảnh: Getty)

Đồng thời, việc Trung Quốc không ngừng tăng cường ngân sách nhằm nâng cao khả năng quốc phòng khiến Mỹ và Nhật Bản ngày càng tỏ ra lo ngại, làm cho tình hình an ninh tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trở nên căng thẳng và diễn biến phức tạp. 

Thứ hai, hiện Mỹ đang cho cả thế giời thấy một thái độ mạnh mẽ trong việc thực thi các cam kết của mình liên quan chính sách tái cân bằng sang khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Trong khi đó, quan hệ Nhật - Mỹ được đánh giá đang trong giai đoạn tốt đẹp, ổn định và bình đẳng nhất từ trước đến nay. Bên cạnh những ràng buộc về kinh tế, sự tương đồng của hai bên về các vấn đề an ninh quốc tế, đặc biệt khi có liên quan đến Trung Quốc, đã trở thành nhân tố tác động đến quan hệ đồng minh chiến lược Nhật - Mỹ ngày càng trở nên chắc chắn và thực chất hơn.

Sau chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vừa qua, hai bên cũng đã đưa ra một Tuyên bố chung, trong đó có nội dung tái khẳng định tầm quan trọng của quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ; nhất trí tăng cường quan hệ đồng minh trên phạm vi quy mô toàn cầu thông qua việc tái cấu trúc lại chính sách hợp tác quốc phòng song phương, trong đó có việc thực thi quyền phòng vệ tập thể thông qua Ủy ban Hiệp thương an ninh Nhật Mỹ (2+2), nhằm mở rộng đóng góp của hai nước vào an ninh toàn cầu và hợp tác chặt chẽ trong vấn đề an ninh hàng hải cũng như các vấn đề an ninh khác... 

Cuối cùng, nguyên nhân thứ ba dẫn đến việc Luật Đảm bảo an ninh được ủng hộ đó là người dân Nhật Bản cũng đang trở nên ý thức hơn về một xu thế quân sự.

Theo một cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy, 64% người Nhật nghĩ rằng Trung Quốc là mối đe dọa quân sự, và đây “có thể dẫn Nhật Bản tới việc từ bỏ các hạn chế của một quốc gia theo đường lối hòa bình hiện tại”.

Đặc biệt sau vụ hai con tin người Nhật bị Tổ chức nhà nước Hồi giáo (IS) giết hại hồi đầu năm, chính những người dân Nhật Bản đã dần dần hiểu hơn rằng Lực lượng phòng vệ có thể là những người trực tiếp sẽ cứu thoát công dân nước mình trong những tình huống khẩn cấp.

Tham gia sâu vào các tranh chấp ở Biển Đông

Thực hiện Luật đảm bảo an ninh mới chính là việc chính phủ Nhật Bản sẽ cho phép mở rộng vai trò và quy mô đối với Lực lượng phòng vệ Nhật Bản. Điều này đồng nghĩa quân đội nước này có thể tham gia sâu hơn vào các cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Một quân đội mạnh hơn, chủ động hơn và tích cực hơn chính là những điều mà Thủ tướng Abe mong muốn trong thời điểm hiện nay.

Nếu được thông qua, Luật sẽ cho phép Tokyo cung cấp sự hậu thuẫn về hậu cần và không mang tính chiến đấu cho quân đội Mỹ trong những cuộc xung đột ở bên ngoài “những khu vực xung quanh Nhật Bản”. Sự giúp đỡ này bao gồm việc cung cấp nhiên liệu và đạn dược cho các tàu thuyền Mỹ ở bất kỳ nơi đâu nếu Tokyo thấy có nguy cơ xảy ra đối với an ninh của họ. Điều này đồng nghĩa với việc dự luật mới có thể kéo Tokyo vào cuộc đối đầu ở Biển Đông.

Mặt khác, với việc Nhật Bản sẽ đóng một vai trò mạnh mẽ hơn trong việc đảm bảo an ninh thế giới, đặc biệt là tại khu vực Biển Đông và Hoa Đông. Nội dung này sẽ tạo điều kiện để Nhật Bản mở rộng hợp tác quân sự ra phạm vi toàn cầu, từ phòng chống tên lửa đạn đạo, tấn công mạng cho đến an ninh hàng hải. 

Tàu tuần duyên Nhật Bản (ảnh: dvidshub.net)

Đặc biệt, Nhật Bản sẽ có thể tham gia bảo vệ các nước khác (trong đó có Mỹ) nếu những nước này bị tấn công, có thể bắn hạ các tên lửa đang hướng về nước Mỹ, bảo vệ các tàu chiến trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở các khu vực xung quanh Nhật Bản, cũng như hỗ trợ quốc gia đồng minh thứ ba trong trường hợp bị tấn công quân sự.

Một nội dung đáng chú ý khác, đó là việc Nhật Bản có thể cùng với Mỹ sẽ tham gia hoạt động tuần tra chung tại khu vực biển Đông. Đây là điểm rất mới mới trong dự luật an ninh mới của Nhật Bản và mới được liên minh Nhật - Mỹ thông qua sau chuyến thăm Mỹ vừa qua của Thủ tướng Nhật Bản Abe.

Ngoài ra, hợp tác Nhật - Mỹ sẽ được tăng cường ở mức cao nhất nếu tình hình căng thẳng mang tính quân sự giữa các nước Đông Nam Á và Trung Quốc ở mức báo động.

Trong trường hợp quyền lợi và sinh mệnh của người dân Nhật Bản có nguy cơ bị đe dọa, dựa trên quyền phòng vệ tập thể, quân đội Nhật có thể sẽ tiến hành cùng quân đội Mỹ trong việc đối phó với nguy cơ làm ảnh hưởng tới sự an toàn của người dân Nhật Bản.

Luật Đảm bảo an ninh mới đánh dấu sự một “đại nhảy vọt” của chính quyền Thủ tướng Abe trong vấn đề mở rộng hợp tác an ninh với bên ngoài, hướng tới xây dựng một quân đội đủ mạnh đối phó với những tình huống khẩn cấp đặc biệt ngoài quốc gia./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

2 con tin bị hành quyết, Nhật Bản quyết không khuất phục khủng bố
2 con tin bị hành quyết, Nhật Bản quyết không khuất phục khủng bố

VOV.VN - Thủ tướng Shinzo Abe cũng yêu cầu tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh trong nước.

2 con tin bị hành quyết, Nhật Bản quyết không khuất phục khủng bố

2 con tin bị hành quyết, Nhật Bản quyết không khuất phục khủng bố

VOV.VN - Thủ tướng Shinzo Abe cũng yêu cầu tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh trong nước.

Nhật Bản phải “để mắt” tới Biển Đông vì tham vọng của Trung Quốc
Nhật Bản phải “để mắt” tới Biển Đông vì tham vọng của Trung Quốc

VOV.VN -Nhật Bản đang tích cực củng cố vai trò ở Biển Đông trong bối cảnh nguy cơ căng thẳng khu vực lên cao, sau khi Trung Quốc bao biện về hành động xây đảo.

Nhật Bản phải “để mắt” tới Biển Đông vì tham vọng của Trung Quốc

Nhật Bản phải “để mắt” tới Biển Đông vì tham vọng của Trung Quốc

VOV.VN -Nhật Bản đang tích cực củng cố vai trò ở Biển Đông trong bối cảnh nguy cơ căng thẳng khu vực lên cao, sau khi Trung Quốc bao biện về hành động xây đảo.

Nhật Bản-Ấn Độ gia tăng hợp tác quốc phòng do nhân tố Trung Quốc?
Nhật Bản-Ấn Độ gia tăng hợp tác quốc phòng do nhân tố Trung Quốc?

VOV.VN - Trong hai ngày 30-31/3, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ đã thăm Nhật Bản nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng thực chất hơn với Nhật Bản.

Nhật Bản-Ấn Độ gia tăng hợp tác quốc phòng do nhân tố Trung Quốc?

Nhật Bản-Ấn Độ gia tăng hợp tác quốc phòng do nhân tố Trung Quốc?

VOV.VN - Trong hai ngày 30-31/3, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ đã thăm Nhật Bản nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng thực chất hơn với Nhật Bản.

2 con tin bị sát hại - Nhật Bản sửa đổi chính sách đối ngoại?
2 con tin bị sát hại - Nhật Bản sửa đổi chính sách đối ngoại?

VOV.VN - Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khẳng định sẽ “không nhượng bộ trước những kẻ khủng bố” vì đã hành quyết con tin nước này.

2 con tin bị sát hại - Nhật Bản sửa đổi chính sách đối ngoại?

2 con tin bị sát hại - Nhật Bản sửa đổi chính sách đối ngoại?

VOV.VN - Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khẳng định sẽ “không nhượng bộ trước những kẻ khủng bố” vì đã hành quyết con tin nước này.

Nhật Bản 4 năm sau thảm họa kép: Sự vươn lên kỳ diệu
Nhật Bản 4 năm sau thảm họa kép: Sự vươn lên kỳ diệu

VOV.VN - Những vùng đất chịu thảm họa tháng 3/2011 đối diện với tình trạng thiếu nhân lực và tâm lý bất an về an toàn thực phẩm.

Nhật Bản 4 năm sau thảm họa kép: Sự vươn lên kỳ diệu

Nhật Bản 4 năm sau thảm họa kép: Sự vươn lên kỳ diệu

VOV.VN - Những vùng đất chịu thảm họa tháng 3/2011 đối diện với tình trạng thiếu nhân lực và tâm lý bất an về an toàn thực phẩm.

Nhật Bản xem xét cung cấp hỗ trợ cho quân đội Mỹ ở Biển Đông
Nhật Bản xem xét cung cấp hỗ trợ cho quân đội Mỹ ở Biển Đông

VOV.VN - Theo đề xuất mới, Nhật sẽ hỗ trợ hậu cần cho quân đội Mỹ ở bất cứ đâu trên Biển Đông khi họ thấy an ninh bị đe dọa.

Nhật Bản xem xét cung cấp hỗ trợ cho quân đội Mỹ ở Biển Đông

Nhật Bản xem xét cung cấp hỗ trợ cho quân đội Mỹ ở Biển Đông

VOV.VN - Theo đề xuất mới, Nhật sẽ hỗ trợ hậu cần cho quân đội Mỹ ở bất cứ đâu trên Biển Đông khi họ thấy an ninh bị đe dọa.