Nhật Bản-Ấn Độ gia tăng hợp tác quốc phòng do nhân tố Trung Quốc?

VOV.VN - Trong hai ngày 30-31/3, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ đã thăm Nhật Bản nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng thực chất hơn với Nhật Bản.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera trong buổi họp báo thông báo về chuyến thăm Nhật Bản của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar trong hai ngày bắt đầu từ ngày 30/3 đã cho biết rằng, trong chuyến thăm lần này Bộ trưởng Quốc phòng hai nước đã tiến hành hội đàm về các vấn đề liên quan tới việc tăng cường hợp tác an ninh trên biển, các cuộc tập trận trung trên biển thường xuyên và định kỳ giữa hai nước, đặc biệt sẽ nhấn mạnh tới hành động trên biển của Trung Quốc đang có xu hướng gia tăng. Một nội dung quan trọng nữa là hai bên đề cập sâu tới việc Ấn Độ mua máy bay cứu nạn US2 của Nhật Bản. 

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera (ảnh: NHK)

Trong khi đó, trong một phát biểu trước chuyến thăm Nhật Bản, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar trong buổi trả lời phỏng vấn chớp nhoáng của hãng tin Jiji, Nhật Bản cũng cho biết: “Ấn Độ cũng rất quan tâm tới khả năng mua tàu tàng hình Soryu của Nhật Bản và sẽ thảo luận về những điều kiện trong vấn đề mua bán này...”. 

Hiện tại Ấn Độ có khoảng 15 chiếc thủy hạm nhưng đều đã cũ và thời gian sử dụng cho phép khi có sự việc xảy ra chỉ còn khoảng 6 tháng. Do vậy, trong bối cảnh Trung Quốc đang mở rộng hoạt động tại khu vực Ấn Độ Dương bằng việc phái cử các thủy hạm, Ấn Độ đã quyết định sẽ đổi mới quân đội bằng cách mua thêm thiết bị quân sự mới.

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ nói thêm rằng Nhật Bản có qui định rất rõ ràng, nghiêm túc về xuất khẩu vũ khí, Ấn Độ đánh giá cao về kỹ thuật quân sự của Nhật Bản và mong muốn mở rộng hợp tác ở lĩnh vực quốc phòng với Nhật Bản.

Với mục đích đó, chuyến thăm Nhật Bản lần này của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ cho thấy rõ Ấn Độ đang muốn thực hiện những dự án hợp tác quốc phòng mà chính phủ hai nước đã đạt được thỏa thuận.

Từ dự án mua máy bay US2...

Bộ Quốc phòng Ấn độ trong một thông báo liên quan tới việc nước này mua máy bay cứu nạn US2 của Nhật Bản cho biết, hai nước đã quyết định tiếp tục những cuộc thảo luận sau khi cuộc gặp Quốc phòng cấp cao do Bộ trưởng Quốc phòng hai nước đưa ra kết luận về việc Nhật Bản sẽ bán US2 cho Ấn Độ. 

Để xúc tiến nhanh việc mua bán US2, chính phủ hai nước đã tăng cường quyền hạn của Nhóm công tác chung về US2, đồng thời đưa ra những biện pháp nhằm xúc tiến nhanh những cuộc thảo luận chung trước hết về việc mua US2 của Ấn Độ và khả năng liên doanh sản xuất US2 trong tương lai. 

Để hiểu thêm về ý nghĩa sự hợp tác trong lĩnh vực này giữa hai nước, xin điểm lại những hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng giữa hai nước trong thời gian qua. 

Nhật Bản sẽ bán US2 cho Ấn Độ (ảnh: defenceradar.com)

Trong cuốn sách Trắng Quốc phòng Nhật Bản công bố năm 2014, Nhật Bản đã xác định Ấn Độ là nước cực kỳ quan trọng về mặt địa lý đối với Nhật Bản bởi có vị trí trung tâm nối khu vực với Châu Phi, chi phối hầu như các cửa ngõ của tuyến giao thông trên biển. Hơn thế nữa Nhật Bản và Ấn Độ có nhiều giá trị cơ bản giống nhau, đang tích cực cấu trúc quan hệ đối tác chiến lược, hướng tới hòa bình, ổn định và lợi ích chung của khu vực và thế giới. Do vậy, những năm gần đây Nhật Bản và Ấn Độ đang tăng cường mạnh mẽ hợp tác ở lĩnh vực an ninh, quốc phòng.

Tháng 10/2008, Tuyên bố chung về hợp tác an ninh giữa Nhật Bản và Ấn Độ được ký kết. Theo đó, hai nước sẽ xúc tiến các hoạt động giao lưu, hợp tác song phương và đa phương cấp Bộ trưởng, Thứ trưởng Quốc phòng nhằm thực hiện hoạt động hợp tác quốc phòng hai nước một cách thực chất nhất.

Tháng 12/2009, hai nước cũng đã xây dựng một kế hoạch hành động nhẳm thức đẩy hợp tác an ninh. Trong kế hoạch này, hai nước đã nhất trí hợp tác trong vấn đề chống cướp biển, tiến hành tập trận chung trên biển, an ninh trên biển...

Tháng 5/2013, trong chuyến thăm Nhật Bản, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã ký vào tuyên bố chung về việc quyết định thành lập Nhóm công tác chung về hợp tác song phương trong vấn đề mua máy bay cứu nạn US2, thực hiện thường xuyên và định kỳ các cuộc tập chung giữa hai nước

Trong chuyến thăm Ấn Độ năm 2014, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng đã xác nhận lại việc tăng cường hợp tác với Ấn Độ trong việc thực hiện các cuộc viếng thăm cấp Bộ trưởng Quốc phòng, tiến hành các cuộc tập trận chung, xúc tiến trao đổi ở nhiều cấp liên quan đến lĩnh vực quốc phòng, an ninh. 

Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh bắt tay Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (phải) (ảnh: Văn phòng Thủ tướng Ấn Độ)

Cụ thể cho đến nay, hai nước đã tiến hành cuộc Đối thoại 2+2 lần thứ 3 cấp Thứ trưởng Quốc phòng, Đối thoại chính sách Quốc phòng lần thứ 4, tiến hành giao lưu chống khủng bố và viện trợ nhân đạo...thực hiện nhiều cuộc tập trận chung trên biển.

Với những tiền đề trên, việc Ấn Độ mua máy bay cứu nạn US2 của Nhật Bản gần như sẽ được thực hiện, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn để hai nước tiếp tục thực hiện những dự án tiếp theo như dự án Ấn Độ có thể sẽ mua tàu tàng hình Soryu của Nhật Bản. Nếu các dự án trên được thực hiện thành công, uy tín công nghiệp Quốc phòng của Nhật Bản sẽ được tăng lên, đồng thời Ấn Độ cũng sẽ được Nhật Bản ưu tiên hơn trong các dự án kinh tế khác.

 ...tới những mục đích sâu sa

Theo các nhà phân tích, mục đích chuyến thăm Nhật Bản lần này của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar nhằm vào những mục đích sâu sa sau:

Thứ nhất, quan hệ Nhật Bản và Ấn Độ đã tốt đẹp hơn rất nhiều so với giai đoạn trước, đang dần dần đi vào thực chất, tạo được lòng tin cho nhau.  Và chuyến thăm Nhật Bản lần này của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ thể hiện rằng Ấn Độ sẽ có nhiều khả năng mua máy bay US2 của Nhật Bản, đồng thời sẽ xúc tiến tiếp tục những hợp đồng quốc phòng lớn hơn. Qua đó, Ấn Độ cũng muốn cho các nước khác thấy rõ ý định sẽ hợp tác với nước nào trong lĩnh vực quốc phòng trong thời gian tới

Thứ hai, Nhật Bản là nước có công nghiệp quốc phòng phát triển. Hơn thế nữa hai nước cũng đang xúc tiến việc thành lập liên doanh sản xuất US2. Nghĩa là Ấn Độ mong muốn có được công nghệ để củng cố nền tảng công nghiệp quốc phòng của họ.

Thứ ba, theo các nhà phân tích, đương kim Thủ tướng Nhật Bản và Thủ tướng Ấn Độ có tư tưởng dân tộc giống nhau, đều có những “khúc mắc” với Trung Quốc trong vấn đề lãnh thổ, đặc biệt vấn đề ở Biển Đông và Ấn Độ Dương. Chính vì vậy, cả Nhật và Ấn Độ đều có mong muốn tăng cường quan hệ song phương nhằm hạn chế những hành động của Trung Quốc. 

Và điểm thứ tư là hiện tại, Mỹ chủ trương tăng cường hợp tác quốc phòng với Ấn Độ, Nhật Bản, Australia nhằm thực hiện chiến lược hợp tác khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Đây là điều kiện thuận lợi khiến Ấn Độ thúc đẩy quan hệ quốc phòng với Nhật Bản. Điều này có thể nói cả nhiều nước sẽ được “lợi đơn lợi kép”.

... kiềm chế Trung Quốc?

Trong bối cảnh hiện tại, cả Nhật Bản và Ấn Độ đều có mong muốn tăng cường quan hệ song phương nhằm hạn chế những hành động của Trung Quốc. 

Năm 2015, Trung Quốc đã trở thành nước có ngân sách quốc phòng lớn thứ 2 sau Mỹ. 

 Trung Quốc trở thành nước có ngân sách quốc phòng lớn thứ 2 sau Mỹ (ảnh: AP)

Theo truyền thông Nhật Bản, mục đích tăng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc là muốn mở rộng quân sự ra thế giới. Đặc biệt, trong bối cảnh, Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ là những quốc gia lớn có những phản ứng mạnh mẽ đối với Trung Quốc trong vấn đề quân sự. Hơn nữa, trong những năm gần đây, cả Nhật Bản và Ấn Độ đều gia tăng ngân sách quốc phòng, Trung Quốc e ngại điều này sẽ tạo nên một “luận thuyết uy hiếp đối với Trung Quốc”, tạo nên sự kết nối với các nước trong khu vực Đông Nam Á chống Trung Quốc.

Trong khi đó, Mỹ cũng đang tích cực hợp tác với Ấn Độ-mục tiêu chiến lược trong chính sách ngoại giao của Mỹ khi mở rộng ảnh hưởng tại khu vực Châu á-Thái Bình Dương. 

Nhật Bản trong nhiều năm qua luôn trong trạng thái đối đầu với Trung Quốc. Ấn Độ là một nước lớn, Nhật Bản muốn tăng cường hợp tác với Ấn Độ để bán tàu ngầm cho Ấn Độ, giúp Nhật Bản giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh nước lớn.

Trong khi đó, theo tờ "The Times of India", dẫn một nguồn tin giấu tên cho biết: "New Delhi đã có một đề nghị với Tokyo, mong muốn Nhật Bản có thể cân nhắc khả năng chế tạo tàu ngầm Soryu mới nhất ở Ấn Độ".

Cũng theo thời báo Ấn Độ, nếu kế hoạch mua bán tàu ngầm giữa Nhật Bản và Ấn Độ thành công thì đây sẽ là “một cơn ác mộng” đối với Trung Quốc.

Rõ ràng, như phân tích ở trên, ngoài yếu tố quan hệ hai nước Nhật Bản-Ấn Độ đơn thuần, việc hai nước tăng cường thực chất ở lĩnh vực quốc phòng cũng nhằm đối phó với những tình huống khẩn cấp mang tính toàn cầu, hạn chế những hành động đe dọa từ bên ngoài đối với sự ổn định và an ninh của hai nước./.

Xem thêm: 

>> Trung Quốc chơi ván bài Ấn Độ

>> Trung Quốc bành trướng thế lực ở châu Mỹ-Latin

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhật Bản, ASEAN tăng cường hợp tác quốc phòng
Nhật Bản, ASEAN tăng cường hợp tác quốc phòng

(VOV) - Các đoàn đến dự đối thoại quốc phòng đều nhấn mạnh nguy cơ gia tăng căng thẳng trên Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Nhật Bản, ASEAN tăng cường hợp tác quốc phòng

Nhật Bản, ASEAN tăng cường hợp tác quốc phòng

(VOV) - Các đoàn đến dự đối thoại quốc phòng đều nhấn mạnh nguy cơ gia tăng căng thẳng trên Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Nhật - Nga tăng cường hợp tác quốc phòng
Nhật - Nga tăng cường hợp tác quốc phòng

(VOV) - Phía Nga coi Nhật Bản là nước láng giềng quan trọng của mình.

Nhật - Nga tăng cường hợp tác quốc phòng

Nhật - Nga tăng cường hợp tác quốc phòng

(VOV) - Phía Nga coi Nhật Bản là nước láng giềng quan trọng của mình.

‘Ván bài’ Ấn Độ của Trung Quốc
‘Ván bài’ Ấn Độ của Trung Quốc

(VOV) - Thủ tướng Trung Quốc được cho là đã thất bại trong việc thuyết phục Ấn Độ đưa “nội dung” Biển Đông vào tuyên bố chung.

‘Ván bài’ Ấn Độ của Trung Quốc

‘Ván bài’ Ấn Độ của Trung Quốc

(VOV) - Thủ tướng Trung Quốc được cho là đã thất bại trong việc thuyết phục Ấn Độ đưa “nội dung” Biển Đông vào tuyên bố chung.

Nhật Bản - Pháp tăng cường hợp tác quốc phòng
Nhật Bản - Pháp tăng cường hợp tác quốc phòng

VOV.VN - Hai bên xác nhận có kế hoạch thành lập một ủy ban để nghiên cứu phát triển chung trang thiết bị quốc phòng.

Nhật Bản - Pháp tăng cường hợp tác quốc phòng

Nhật Bản - Pháp tăng cường hợp tác quốc phòng

VOV.VN - Hai bên xác nhận có kế hoạch thành lập một ủy ban để nghiên cứu phát triển chung trang thiết bị quốc phòng.

Tình báo Ấn Độ mổ xẻ thủ đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông - Ấn Độ Dương
Tình báo Ấn Độ mổ xẻ thủ đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông - Ấn Độ Dương

VOV.VN - Chủ tịch Ủy ban Tình báo Ấn Độ đã vạch ra các toan tính thâm hiểm của Trung Quốc đối với Biển Đông, Ấn Độ Dương và lãnh thổ Ấn Độ.

Tình báo Ấn Độ mổ xẻ thủ đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông - Ấn Độ Dương

Tình báo Ấn Độ mổ xẻ thủ đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông - Ấn Độ Dương

VOV.VN - Chủ tịch Ủy ban Tình báo Ấn Độ đã vạch ra các toan tính thâm hiểm của Trung Quốc đối với Biển Đông, Ấn Độ Dương và lãnh thổ Ấn Độ.

Trung Quốc đang “hất cẳng” Mỹ ở châu Mỹ Latin
Trung Quốc đang “hất cẳng” Mỹ ở châu Mỹ Latin

VOV.VN - Nối tiếp thành công ở châu Phi, Trung Quốc đang tích cực mở rộng thế lực về mọi mặt ngay trên “sân sau” của siêu cường Mỹ.

Trung Quốc đang “hất cẳng” Mỹ ở châu Mỹ Latin

Trung Quốc đang “hất cẳng” Mỹ ở châu Mỹ Latin

VOV.VN - Nối tiếp thành công ở châu Phi, Trung Quốc đang tích cực mở rộng thế lực về mọi mặt ngay trên “sân sau” của siêu cường Mỹ.

Thái Lan - Nhật Bản tăng cường hợp tác quốc phòng an ninh
Thái Lan - Nhật Bản tăng cường hợp tác quốc phòng an ninh

VOV.VN - Phó Thủ tướng Thái Lan Prawit đang có chuyến thăm Nhật Bản thắt chặt quan hệ hợp tác quốc phòng an ninh.

Thái Lan - Nhật Bản tăng cường hợp tác quốc phòng an ninh

Thái Lan - Nhật Bản tăng cường hợp tác quốc phòng an ninh

VOV.VN - Phó Thủ tướng Thái Lan Prawit đang có chuyến thăm Nhật Bản thắt chặt quan hệ hợp tác quốc phòng an ninh.

Nhật Bản-Australia tăng cường hợp tác quốc phòng
Nhật Bản-Australia tăng cường hợp tác quốc phòng

VOV.VN - Trong chuyến thăm Nhật Bản tháng 4 vừa qua của Thủ tướng Australia, 2 bên đã thảo luận về một thỏa thuận trong lĩnh vực khoa học quốc phòng, kỹ thuật và trang thiết bị.

Nhật Bản-Australia tăng cường hợp tác quốc phòng

Nhật Bản-Australia tăng cường hợp tác quốc phòng

VOV.VN - Trong chuyến thăm Nhật Bản tháng 4 vừa qua của Thủ tướng Australia, 2 bên đã thảo luận về một thỏa thuận trong lĩnh vực khoa học quốc phòng, kỹ thuật và trang thiết bị.