Nước Anh thiếu máy trợ thở để điều trị ca bệnh Covid-19 nặng

VOV.VN - Ít ai ngờ nhưng có một thực tế là nền kinh tế lớn hàng đầu châu Âu – Anh Quốc, lại đang thiếu máy trợ thở rất cần trong cuộc chiến chống Covid-19.

Thủ tướng Anh Boris Johnson mới đây đã hối thúc các nhà sản xuất nước này phải nhanh chóng chế tạo thêm các giường bệnh gắn thiết bị trợ thở trong bối cảnh đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 hoành hành toàn cầu, trong đó có nước Anh.

Trước thực tế đó, một cựu quan chức của Cơ quan Y tế Quốc gia Anh cho rằng việc nước Anh không có đủ máy thở là điều không thể “tha thứ được” và cảnh báo quốc gia này gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thêm thiết bị y tế này.

Một giường bệnh có trang bị thiết bị trợ thở. Ảnh: PDA.

Huy động mọi phương cách để có thêm nhiều máy thở

Các kỹ sư Anh đã được lệnh phải vạch kế hoạch sản xuất thật nhanh thêm nhiều máy trợ thở. Anh đang lo ngại các cơ sở cấp cứu sẽ chịu áp lực nặng nề nếu dịch Covid-19 gia tăng cấp độ nghiêm trọng tại đây.

Hiện tại có Anh đã có những cuộc thương lượng với các cơ sở y tế tư nhân để có thể được tiếp cận các giường bệnh của họ trong trường hợp khẩn.

Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock cho hay, thứ mà Cơ quan Y tế Quốc gia Anh cần hơn hết là máy trợ thở cho bệnh nhân. Ông này thừa nhận việc tạo thêm các máy này là rất phức tạp và chính quyền Anh đang nỗ lực sắm được thật nhiều máy thở ở mức có thể trong khi tiến hành cả việc chế tạo máy này.

Bộ trưởng Hancock thừa nhận, ông không bảo đảm được mỗi người Anh cần máy trợ thở đều có một cái.

Khi được hỏi về kho máy trợ thở, ông Hancock cho biết, nước này hiện có khoảng 5.000 máy nhưng vẫn cần số lượng nhiều hơn thế nhiều lần. “Chúng tôi nói rằng nếu quý vị mà sản xuất được một máy thở thì chúng tôi sẽ mua. Không có con số nào quá cao”.

Bộ trưởng Hancock cho biết thêm: “Chúng tôi đã nói chuyện với toàn bộ các công ty về vấn đề này. Nhu cầu rất là cao. Bất cứ bên nào có khả năng thì đều được khuyến khích sản xuất máy trợ thở”.

Chủ tịch Hiệp hội Y tế Anh, Chaand Nagpaul, cho hay nước Anh có số giường bệnh điều trị tích cực chỉ bằng 1/4 của nước Đức và “xuất phát điểm của Anh, thật không may, là thấp hơn nhiều so với các nước châu Âu khác”.

Tiến sĩ Nagpaul cho hay, việc Anh thiếu máy trợ thở so với các nước khác là hậu quả của “một thập kỷ thiếu ngân sách”.

Ông Nagpaul nói với Sky News: “Điều thực sự quan trọng hiện nay là chúng ta thấy một cách minh bạch Chính phủ có những kế hoạch gì để mở rộng năng lực đó... Dĩ nhiên tôi lo lắng. Cách đây hơn 2 tuần, tôi nói rằng tình hình có thể diễn biến hết sức mau lẹ và bây giờ điều đó đã thành hiện thực”.

Giải pháp tình thế

Chủ tịch Nagpaul bổ sung: “Và do vậy, hiện nay, điều chúng ta cần làm là thực hiện một số quyết định một cách quyết đoán về việc phân bổ nguồn lực khan hiếm đó theo cách tốt nhất có thể, cho những bệnh nhân thực sự cần đến máy thở... Và điều đó đòi hỏi một số quyết định lớn về việc ngừng các chăm sóc thường lệ không khẩn cấp...”.

Cựu quan chức Roy Lilley của Cơ quan Y tế Anh cho hay nước này hiện có khoảng 4.000 giường bệnh điều trị tích cực và việc gia tăng thêm số giường bệnh này là một “vấn đề thực sự”, khi mà phần còn lại của thế giới cũng đang lùng mua các thiết bị hỗ trợ thở này để đối phó với dịch Covid-19.

Ông Lilley nói với Sky News: “Đây là thiết bị lớn, đắt tiền và các bệnh viện không đầu tư nhiều vào đây. Thế rồi đột nhiên đất nước có nhu cầu lớn phải mua thật nhiều máy thở tương tự như các bệnh viện khác của châu Âu và trên thế giới”.

Theo Lilley, nhà cung cấp máy thở lớn nhất thế giới là Mỹ, nhưng Mỹ cũng đang đối mặt với Covid-19 nghiêm trọng và cần máy thở để giải quyết nhu cầu riêng của mình. Nhà cung cấp lớn thứ 2 là New Zealand nhưng ông Lilley cho hay, nước này đã phải “lo” cho khu vực Đông Nam Á.

Nhà cung cấp lớn thứ 3 là châu Âu, nhưng Lilley nghi ngờ khả năng EU sẽ không bán thiết bị cho Anh bởi vì Anh đã rời EU.

Cựu quan chức Lilley cùng đề cập vấn đề mua linh kiện, phần nhiều là từ Trung Quốc, và vấn đề né các quy định về bằng sáng chế. Nhưng ông thừa nhận “điều này không dễ dàng”.

Bộ trưởng Y tế Anh cho biết, một dự luật về các thẩm quyền khẩn cấp để ứng phó với sự bùng phát dịch Covid-19 sẽ được công bố vào hôm 19/3 và chi tiết sẽ được chia sẻ sau đó.

Trong bối cảnh thiếu thiết bị như thế này, các lựa chọn khác của Anh là cấm tụ tập đám đông và đóng cửa trường học để ngay virus SARS-CoV-2 lây lan thêm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nước Mỹ trước nguy cơ bị tấn công ồ ạt bởi dịch bệnh Covid-19
Nước Mỹ trước nguy cơ bị tấn công ồ ạt bởi dịch bệnh Covid-19

VOV.VN - Thời gian qua Mỹ phản ứng có phần lúng túng và thiếu nhất quán trước dịch Covid-19, khiến nước này đứng trước nguy cơ có thêm nhiều ca mắc bệnh.

Nước Mỹ trước nguy cơ bị tấn công ồ ạt bởi dịch bệnh Covid-19

Nước Mỹ trước nguy cơ bị tấn công ồ ạt bởi dịch bệnh Covid-19

VOV.VN - Thời gian qua Mỹ phản ứng có phần lúng túng và thiếu nhất quán trước dịch Covid-19, khiến nước này đứng trước nguy cơ có thêm nhiều ca mắc bệnh.

Nhân viên WHO mắc Covid-19, nhân viên y tế Mỹ dương tính với SARS-CoV-2
Nhân viên WHO mắc Covid-19, nhân viên y tế Mỹ dương tính với SARS-CoV-2

VOV.VN - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có 2 nhân viên mắc Covid-19, còn ở Mỹ đã có một số nhân viên y tế dương tính với virus SARS-CoV-2 chết người.

Nhân viên WHO mắc Covid-19, nhân viên y tế Mỹ dương tính với SARS-CoV-2

Nhân viên WHO mắc Covid-19, nhân viên y tế Mỹ dương tính với SARS-CoV-2

VOV.VN - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có 2 nhân viên mắc Covid-19, còn ở Mỹ đã có một số nhân viên y tế dương tính với virus SARS-CoV-2 chết người.

Dịch bệnh Covid-19 có làm tan rã Liên minh châu Âu (EU)?
Dịch bệnh Covid-19 có làm tan rã Liên minh châu Âu (EU)?

VOV.VN - Đại dịch Covid-19 khiến Liên minh châu Âu bộc lộ rất nhiều điểm yếu và có nguy cơ tan rã. Một Italy lúc lâm nguy đã không trông cậy được vào khối này.

Dịch bệnh Covid-19 có làm tan rã Liên minh châu Âu (EU)?

Dịch bệnh Covid-19 có làm tan rã Liên minh châu Âu (EU)?

VOV.VN - Đại dịch Covid-19 khiến Liên minh châu Âu bộc lộ rất nhiều điểm yếu và có nguy cơ tan rã. Một Italy lúc lâm nguy đã không trông cậy được vào khối này.

Lào ngừng cấp thị thực du lịch, cho học sinh toàn quốc nghỉ học vì Covid-19
Lào ngừng cấp thị thực du lịch, cho học sinh toàn quốc nghỉ học vì Covid-19

VOV.VN - Lào quyết định dừng cấp thị thực cho khách du lịch trong 30 ngày, cho học sinh toàn quốc được nghỉ học từ ngày 19/3 để phòng tránh dịch Covid-19.

Lào ngừng cấp thị thực du lịch, cho học sinh toàn quốc nghỉ học vì Covid-19

Lào ngừng cấp thị thực du lịch, cho học sinh toàn quốc nghỉ học vì Covid-19

VOV.VN - Lào quyết định dừng cấp thị thực cho khách du lịch trong 30 ngày, cho học sinh toàn quốc được nghỉ học từ ngày 19/3 để phòng tránh dịch Covid-19.

Thái Lan đóng cửa 13 trạm kiểm soát biên giới nhằm ngăn dịch Covid-19
Thái Lan đóng cửa 13 trạm kiểm soát biên giới nhằm ngăn dịch Covid-19

VOV.VN - Quân đội Thái Lan đã bắt đầu đóng cửa 13 trạm kiểm soát biên giới ở tỉnh Narathiwat ở miền Nam từ 5h sáng 19/3.

Thái Lan đóng cửa 13 trạm kiểm soát biên giới nhằm ngăn dịch Covid-19

Thái Lan đóng cửa 13 trạm kiểm soát biên giới nhằm ngăn dịch Covid-19

VOV.VN - Quân đội Thái Lan đã bắt đầu đóng cửa 13 trạm kiểm soát biên giới ở tỉnh Narathiwat ở miền Nam từ 5h sáng 19/3.

Indonesia sẽ xét nghiệm nhanh Covid-19 qua huyết thanh trên diện rộng
Indonesia sẽ xét nghiệm nhanh Covid-19 qua huyết thanh trên diện rộng

VOV.VN - Trước sự gia tăng các ca mắc và ca tử vong do Covid-19, chính phủ Indonesia yêu cầu thực hiện xét nghiệm nhanh Covid-19 trên diện rộng.

Indonesia sẽ xét nghiệm nhanh Covid-19 qua huyết thanh trên diện rộng

Indonesia sẽ xét nghiệm nhanh Covid-19 qua huyết thanh trên diện rộng

VOV.VN - Trước sự gia tăng các ca mắc và ca tử vong do Covid-19, chính phủ Indonesia yêu cầu thực hiện xét nghiệm nhanh Covid-19 trên diện rộng.