Nga- châu Âu căng thẳng sau đề xuất thành lập quân đội chung của EU

VOV.VN - Sự ra đời của quân đội châu Âu, nếu diễn ra, chắc chắn sẽ gây ra sự cạnh tranh, thậm chí đối địch giữa Nga và châu Âu.

Vừa qua, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker đã kêu gọi thành lập lực lượng quân đội của Liên minh châu Âu (EU), trong bối cảnh quan ngại an ninh gia tăng liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine. Ngay lập tức, ý tưởng này đã nhận được những luồng ý kiến trái chiều từ dư luận quốc tế cũng như trong nội bộ các nước châu Âu. 

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker và ý tưởng thành lập quân đội chung của châu Âu (Ảnh AFP)

Chưa biết liệu ý tưởng thành lập quân đội chung của EU có khả thi hay không, nhưng giới phân tích cho rằng, đề xuất này đang khiến cho mối quan hệ Nga - châu Âu thêm căng thẳng, đồng thời cũng cho thấy một nội bộ EU càng lúc càng nhiều bất đồng và chia rẽ. 

Tuyên bố của ông Juncker có 2 ý chính. Thứ nhất, dù được nhắc đến ở phần sau trong tuyên bố nhưng nó là lí do ngắn hạn và trực tiếp nhất khiến ông Juncker đưa ra ý tưởng thành lập quân đội châu Âu: đó là gửi đi một thông điệp mạnh mẽ với nước Nga. 

Châu Âu và Nga đang trong giai đoạn đối đầu và quan hệ căng thẳng nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Cuộc khủng hoảng ở Ukraine và sự can dự nhất định của Nga về mặt quân sự tại Ukraine khiến các nước châu Âu thực sự lo ngại cho an ninh của mình. Vì thế, đúng như ông Juncker tuyên bố, nếu châu Âu có một quân đội thường trực, thì đó sẽ là lời cảnh báo mạnh mẽ nhất gửi đến nước Nga. 

Lý lẽ thứ hai của ông Juncker là về mặt chiến lược dài hạn, đó là biến châu Âu, cụ thể là EU, trở thành một thực thể quân sự và an ninh hàng đầu thế giới, tương xứng với tầm vóc kinh tế và chính trị của khối này. 

Ý tưởng này không phải là mới bởi rất nhiều nhà phân tích đã chỉ ra rằng, một khi không có sức mạnh cứng, tức là quân đội mạnh, thì ảnh hưởng chính trị của EU sẽ rất bị hạn chế. EU, với tư cách là một trong 3 cực kinh tế lớn nhất thế giới, cần phải có một sức mạnh cứng để bảo vệ vị thế của mình, trên thế giới cũng như trong chính cuộc cạnh tranh với đồng minh lớn là Mỹ trong NATO. 

Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) trước hết là một tổ chức mang tính kỹ thuật. Mục đích chính của OSCE là tạo một không gian đối thoại chung về an ninh giữa tất cả các quốc gia châu Âu, không phân biệt là Đông hay Tây Âu.

Tiền thân của OSCE là một diễn đàn về an ninh và hợp tác vì thế OSCE tập trung vào việc thúc đẩy đối thoại chính trị thường xuyên giữa tất cả các nước ở châu Âu, kể cả các nước bị giải thể từ Liên Xô cũ. 

Dựa trên mục đích này, tầm hoạt động của OSCE cũng chủ yếu mang tính chất đối thoại, hòa giải và giám sát, chẳng hạn giám sát các cuộc bầu cử hay việc thực thi các thỏa thuận hòa bình… OSCE vì thế, không có quá nhiều sức nặng chính trị. 

NATO thì khác hẳn. Trước hết đó là một tổ chức quân sự có năng lực tác chiến. NATO là một liên minh quân sự để bảo vệ các nước thành viên, gồm cả các nước ngoài châu Âu như Mỹ hay Canada. 

NATO vừa mang tính chất phòng thủ, vừa mang tính chất tấn công. Phòng thủ là để chống lại, bằng sức mạnh quân sự, tất cả những đe dọa an ninh đến các thành viên. 

Tấn công, đó là trong một số trường hợp, điển hình là cuộc chiến Kosovo, NATO tự cho phép mình tấn công quân sự một quốc gia đối thủ theo những lý lẽ của riêng họ. 

Quân đội châu Âu, nếu ra đởi, thì mục đích cũng sẽ không khác gì NATO, đó là bảo vệ an ninh cho các nước thành viên EU. Nhưng cái khác, là nó không có sự hiện diện của Mỹ, nước dẫn đầu NATO. 

Tiếp theo, quân đội EU thậm chí có thể cạnh tranh trực tiếp với NATO về tầm ảnh hưởng bởi nếu có đội quân này, EU hoàn toàn có thể tự do hành động mà không chịu sự chi phối của Mỹ. Dĩ nhiên, sự cạnh tranh này sẽ chủ yếu trên phương diện chính trị chứ về quân sự cả hai sẽ gần như là đồng minh thân thiết của nhau. 

Sự ra đời của quân đội châu Âu, nếu diễn ra, chính là hệ quả của sự bất đồng Nga-châu Âu, tức nó là kết quả chứ không phải nguyên nhân. Khi đó chắc chắn giữa Nga và châu Âu sẽ có sự cạnh tranh, thậm chí đối địch. 

Tuy nhiên, về khía cạnh nào đó, nó cũng sẽ tạo ra một sự cân bằng an ninh giữa hai bên bởi tổng thể sức mạnh quân sự của các nước EU hoàn toàn đủ sức đương đầu với sức mạnh quân sự Nga. Còn về bất đồng nội khối của EU thì rất khó nói. 

Quân đội châu Âu, nếu ra đời, chắc chắn sẽ làm giảm bớt vai trò của các quân đội quốc gia, chẳng hạn của Pháp hay Đức, nhưng ngược lại nó cũng là minh chứng cho thấy châu Âu có thể nhất thể hóa thành một thực thể quân sự, chính trị lớn mạnh. 

Vì thế, dù vẫn có những tranh cãi nhưng đa số các ý kiến ở châu Âu cho rằng nếu quân đội châu Âu ra đời, đó sẽ là một cột mốc đánh dấu sự liên kết chặt chẽ của khối hơn là một dấu hiệu của bất đồng nội bộ.

Còn tương đối sớm để đưa ra các nhận định cuối cùng. Một mặt, việc đề xuất của ông Juncker nhận được sự ủng hộ tích cực từ nhiều nước thành viên EU, trong đó có cả nước lớn như Đức, cho thấy châu Âu nhận thức rất rõ điểm yếu của họ về quân sự. Các nước EU có đội quân gần 1,5 triệu người nhưng chỉ có 1/3 trong số này có thể huy động được ngay tức khắc. 

Sự bị động hoàn toàn của EU trước Nga trong khủng hoảng Ukraine khiến các nước EU ý thức được rằng họ cần phải có một sức mạnh quân sự đủ lớn để đáp trả. Tuy nhiên, vấn đề là làm sao để gạt bỏ được những lợi ích cục bộ của từng quốc gia để tiến tới xây dựng một quân đội chung. 

Ví dụ như nước Pháp, rõ ràng là thích hành động đơn phương ở các vùng ảnh hưởng truyền thống của họ ở Bắc Phi hơn là chịu sự điều động của quân đội châu Âu. 

Đó là về mặt chính trị, tiếp đến thì vấn đề kinh tế cũng là một cản trở không nhỏ. Duy trì một quân đội hùng mạnh là một thách thức lớn về tài chính. Nước nào sẽ chi tiền, và chi bao nhiêu để nuôi đội quân này… đều là các câu hỏi hóc búa. 

Tiếp đến, về mặt pháp lý cũng có nhiều vấn đề phải giải quyết. Quân đội này sẽ hành động nhân danh quốc gia hay tổ chức nào? Những ai sẽ chỉ huy đội quân này? Phạm vi can thiệp của đội quân này sẽ rộng đến đâu? 

Nói chung, về lâu dài, khả năng thành lập quân đội châu Âu là tương đối lớn nhưng đó sẽ không phải là việc trước mắt và nhiều khả năng nếu được thành lập thì đó cũng sẽ là một đội quân tinh nhuệ với quân số khá hạn chế để phục vụ cho các chiến dịch phản ứng nhanh”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Châu Âu cần giải quyết các mối đe dọa sau vụ tấn công tại Mali
Châu Âu cần giải quyết các mối đe dọa sau vụ tấn công tại Mali

VOV.VN - Lãnh đạo nhiều nước châu Âu đã lên án vụ tấn công nhằm vào một nhà hàng ở thủ đô của Mali khiến 5 người thiệt mạng.

Châu Âu cần giải quyết các mối đe dọa sau vụ tấn công tại Mali

Châu Âu cần giải quyết các mối đe dọa sau vụ tấn công tại Mali

VOV.VN - Lãnh đạo nhiều nước châu Âu đã lên án vụ tấn công nhằm vào một nhà hàng ở thủ đô của Mali khiến 5 người thiệt mạng.

Liên minh châu Âu sẽ nỗ lực tìm giải pháp cho vấn đề nợ công Hy Lạp
Liên minh châu Âu sẽ nỗ lực tìm giải pháp cho vấn đề nợ công Hy Lạp

VOV.VN - EU sẽ tiếp tục nỗ lực để giải quyết nợ công Hy Lạp nhằm mang lại một kết quả tốt đẹp cho mọi người dân châu Âu, Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp cho biết.

Liên minh châu Âu sẽ nỗ lực tìm giải pháp cho vấn đề nợ công Hy Lạp

Liên minh châu Âu sẽ nỗ lực tìm giải pháp cho vấn đề nợ công Hy Lạp

VOV.VN - EU sẽ tiếp tục nỗ lực để giải quyết nợ công Hy Lạp nhằm mang lại một kết quả tốt đẹp cho mọi người dân châu Âu, Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp cho biết.

Ủy ban châu Âu gửi thư hòa giải đến Nga và Ukraine về vấn đề khí đốt
Ủy ban châu Âu gửi thư hòa giải đến Nga và Ukraine về vấn đề khí đốt

VOV.VN - Theo nội dung thư, cuộc gặp ba bên giữa Nga, Ukraine và Liên minh châu Âu dự kiến sẽ diễn ra vào ngày thứ Hai, tuần thứ 2 của tháng 3 tới.

Ủy ban châu Âu gửi thư hòa giải đến Nga và Ukraine về vấn đề khí đốt

Ủy ban châu Âu gửi thư hòa giải đến Nga và Ukraine về vấn đề khí đốt

VOV.VN - Theo nội dung thư, cuộc gặp ba bên giữa Nga, Ukraine và Liên minh châu Âu dự kiến sẽ diễn ra vào ngày thứ Hai, tuần thứ 2 của tháng 3 tới.

Mỹ, châu Âu dọa Nga sẽ hứng thêm đòn trừng phạt
Mỹ, châu Âu dọa Nga sẽ hứng thêm đòn trừng phạt

VOV.VN - Theo các lãnh đạo của Mỹ và châu Âu, Nga phải ngừng “thổi bùng ngọn lửa tại miền Đông Ukraine” thì mới tránh được trừng phạt.

Mỹ, châu Âu dọa Nga sẽ hứng thêm đòn trừng phạt

Mỹ, châu Âu dọa Nga sẽ hứng thêm đòn trừng phạt

VOV.VN - Theo các lãnh đạo của Mỹ và châu Âu, Nga phải ngừng “thổi bùng ngọn lửa tại miền Đông Ukraine” thì mới tránh được trừng phạt.

Ngoại trưởng Mỹ tới Paris thúc đẩy châu Âu ủng hộ thỏa thuận hạt nhân
Ngoại trưởng Mỹ tới Paris thúc đẩy châu Âu ủng hộ thỏa thuận hạt nhân

VOV.VN -Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã tới Paris, Pháp, nhằm tìm kiếm sự ủng hộ của các nước châu Âu cho một thỏa thuận hạt nhân với Iran.

Ngoại trưởng Mỹ tới Paris thúc đẩy châu Âu ủng hộ thỏa thuận hạt nhân

Ngoại trưởng Mỹ tới Paris thúc đẩy châu Âu ủng hộ thỏa thuận hạt nhân

VOV.VN -Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã tới Paris, Pháp, nhằm tìm kiếm sự ủng hộ của các nước châu Âu cho một thỏa thuận hạt nhân với Iran.

Mỹ và châu Âu kêu gọi các bên ở Libya thành lập chính phủ đoàn kết
Mỹ và châu Âu kêu gọi các bên ở Libya thành lập chính phủ đoàn kết

VOV.VN - Ngày 18/2, Mỹ và 5 nước châu Âu kêu gọi các bên tham chiến ở Libya hợp tác để thiết lập một chính phủ đoàn kết.

Mỹ và châu Âu kêu gọi các bên ở Libya thành lập chính phủ đoàn kết

Mỹ và châu Âu kêu gọi các bên ở Libya thành lập chính phủ đoàn kết

VOV.VN - Ngày 18/2, Mỹ và 5 nước châu Âu kêu gọi các bên tham chiến ở Libya hợp tác để thiết lập một chính phủ đoàn kết.

Uỷ ban châu Âu đánh giá cao Hy Lạp xin gia hạn nợ
Uỷ ban châu Âu đánh giá cao Hy Lạp xin gia hạn nợ

VOV.VN - Uỷ ban châu Âu cho biết, việc chính phủ Hy Lạp xin gia hạn thêm 6 tháng thỏa thuận vay nợ là một dấu hiệu tích cực.

Uỷ ban châu Âu đánh giá cao Hy Lạp xin gia hạn nợ

Uỷ ban châu Âu đánh giá cao Hy Lạp xin gia hạn nợ

VOV.VN - Uỷ ban châu Âu cho biết, việc chính phủ Hy Lạp xin gia hạn thêm 6 tháng thỏa thuận vay nợ là một dấu hiệu tích cực.

Hy Lạp trình Ủy ban châu Âu danh sách các biện pháp cải cách
Hy Lạp trình Ủy ban châu Âu danh sách các biện pháp cải cách

VOV.VN - Nhóm Bộ ba chủ nợ quốc tế sẽ xem xét những cải cách này và sẽ phải đưa ra quyết định vào ngày mai.

Hy Lạp trình Ủy ban châu Âu danh sách các biện pháp cải cách

Hy Lạp trình Ủy ban châu Âu danh sách các biện pháp cải cách

VOV.VN - Nhóm Bộ ba chủ nợ quốc tế sẽ xem xét những cải cách này và sẽ phải đưa ra quyết định vào ngày mai.