Người Cơ Tu học làm du lịch

VOV.VN -Với sự trợ giúp của Dự án du lch dựa vào cộng đồng Cơ Tu, người Cơ Tu ở Ta Bhing đang học cách làm du lịch.

Dự án du lịch dựa vào cộng đồng Cơ Tu tại xã Ta Bhing (huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam) do Tổ chức Cứu trợ và Phát triển quốc tế (FIDR) của Nhật Bản và UBND huyện Nam Giang phối hợp thực hiện từ tháng 4/2012 đến tháng 3/2016.

Hơn 30 du khách Nhật bước xuống từ trên hai chiếc xe ca tại Bến Giằng. Gần 10 hướng dẫn viên là các chàng trai, cô gái trong trang phục Cơ Tu niềm nở đón chào. Bhriu Thương- Trưởng nhóm điều phối du lịch cộng đồng tự tin giới thiệu với khách điểm dừng đầu tiên là đường Hồ Chí Minh.

Đường Hồ Chí Minh năm xưa được tái hiện đầy đủ với các lán trại, trạm xá, trạm giao liên, điểm dừng chân của bộ đội ta trên đường hành quân... Những mái lá, võng, bạt, hầm chữ A tránh bom cùng cung đường nham nhở bụi đất ngoằn nghoèo giữa núi rừng tạo cảm giác thật ngỡ ngàng đối với du khách đến từ đất nước Mặt trời mọc.

Họa sĩ Tasuma Kanna mái đầu bạc trắng say mê ký họa về những chiếc ô tô tải thô sơ của người lính cụ Hồ năm xưa còn nham nhở vết đạn bom. Ông Matsu Moto Gienme, 87tuổi, cựu đảng viên Đảng Cộng sản Nhật Bản đã từng 33 năm làm việc trong Hạ viện Nhật bản, đại biểu danh dự của Đảng Cộng sản Nhật Bản. Trong thời gian chiến tranh tại Việt Nam, ông tham gia Hội Hữu nghị Việt Nhật, từng có nhiều hoạt động tích cực ủng hộ cuộc chiến tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.

Đứng trước cảnh tượng tái hiện những cánh rừng trơ sỏi đá vì chất độc da cam mà Mỹ rải xuống, đôi mắt ông ngấn nước: “Chiến tranh thật là phi nghĩa. Tôi cảm nhận được nỗi đau của nhân dân Việt Nam và đến đây, tôi càng cảm thấy khâm phục tinh thần, ý chí của cả một dân tộc. Có tận mắt xem những hiện vật còn sót lại sau chiến tranh thì mới hiểu được nhân dân Việt Nam đã thể hiện khát vọng yêu hòa bình như thế nào. Thực sự là ấn tượng.”

Du khách không những được tham quan, trải nghiệm qua các hoạt động chính như xem điệu múa Tung tung Ya Ya, mặc trang phục truyền thống Cơ Tu và chụp hình cùng với người dân địa phương mà còn đắm mình trong không gian hoang sơ của thác Grăng và trải nghiệm nghề dệt thổ cẩm, đan lát cùng với những bàn tay tài hoa của người phụ nữ và đàn ông Cơtu; giao lưu với người dân trong điệu múa sạp uyển chuyển, thưởng thức văn hóa ẩm thực Cơ Tu.

Thông qua cuộc sống đời thường và những sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người Cơtu, du khách được hòa mình trong không khí như ngày hội và cảm nhận, khám phá được nét rất riêng, rất đặc biệt của cuộc sống người Cơtu.

Sau phần biểu diễn trước Nhà Gươl của đội dân ca dân vũ thôn Pà Ia, xã Tà Bhing, du khách tỏ ra thích thú khi được mặc trang phục Cơ Tu, học múa điệu tung tung da dá hay nhảy sạp dưới sự hướng dẫn của các bạn trẻ. Không còn khoảng cách, chỉ còn rộn rã tiếng nói cười. Bà Yasaka Otsuky là người vui tính, học rất nhanh kiểu nướng thịt và cách làm món zơ rá cũng như tự tay ngồi khung dệt thổ cẩm để thử xâu cườm.

Trong chiếc váy lễ hội của phụ nữ Cơ Tu, bà cũng là người tham gia điệu múa tung tung tích cực nhất: “Các món ăn ở đây được chế biến chủ yếu từ các sản phẩm của rừng núi như thịt lợn rừng nướng que, rau quả hái ở suối. Trang phục của phụ nữ Cơ Tu thật tuyệt, là thổ cẩm nhưng mà khác với tất cả những nơi mà tôi đã đến ở Việt Nam, nó được đính bằng những hạt cườm nhỏ, rất công phu, tạo nên hoa văn nổi. Còn điệu múa cổ truyền của người dân ở đây nó có sự mềm mại của các cô gái, kết hợp với sự dũng mãnh của các chàng trai.”

Không giống các dự án du lịch cộng đồng đã được triển khai trước đây, dự án “Du lịch dựa vào cộng đồng Cơ Tu” do Tổ chức FIDR phối hợp với huyện Nam Giang tổ chức tập trung vào mục tiêu chính là phát huy tính chủ động của cộng đồng với việc kết nối nhiều thành phần tham gia.

Để phục vụ đưa đón khách, dự án đã thiết lập hệ thống điều hành tour tại xã Ta Bhing với các thành viên là người Cơ Tu và thành lập 15 nhóm sáng kiến cộng đồng như nhóm múa truyền thống, nhóm ẩm thực, nhóm dệt, nhóm cải thiện vệ sinh cộng đồng, nhóm an ninh, an toàn du lịch, nhóm soạn thảo quy định du lịch, nhóm thuyết minh viên…Mỗi nhóm đều có kế hoạch hoạt động riêng. Các thành viên trong ban điều hành tour có nhiệm vụ điều phối các nhóm cùng hợp tác phục vụ khách.

Cùng với thời điểm dự án, Câu lạc bộ dân ca dân vũ Tà Bhing ra đời với hàng chục thành viên, chủ yếu là thanh niên. Các nghệ nhân cao tuổi miệt mài hướng dẫn lớp trẻ học hát, chơi nhạc cụ và đánh trống chiêng cũng như học dệt thổ cẩm. Việc khôi phục và gìn giữ văn hóa truyền thống trở nên rõ nét hơn bao giờ hết. Thành công của dự án là đã tạo được sự chuyển biến nhận thức trong đại bộ phận người dân về môi trường và xã hội.

Các thôn sạch sẽ hơn, người dân đã có thói quen dọn dẹp vệ sinh trong làng trước khi khách đến. Tình đoàn kết giữa các thôn làng thêm bền chặt nhờ cùng phối hợp trong những lần đón khách.Ở khía cạnh văn hóa, dự án đã giúp nhiều bạn trẻ trong làng quan tâm hơn đến các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình thông qua việc tìm đến những người lớn tuổi học hỏi cách thức đan lát, dệt thổ cẩm, hát múa dân ca Cơ tu để phục vụ du lịch.

Zơ Râm Tơ, cô gái còn rất trẻ, có nụ cười thật tươi và múa thật dẻo nói: “Em rất tự hào khi tham gia hoạt động du lịch cộng đồng bởi vì bọn em đã truyền tải đến khách du lịch nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình.”

Hiệu quả của dự án không chỉ góp phần bảo tồn văn hóa, cải thiện sinh kế, tạo thu nhập cho người dân tại chỗ mà qua đó tính cố kết cộng đồng người dân càng thêm bền chặt. Mỗi khi có đoàn khách đến thăm cả làng như ngày hội: nhóm múa luyện tập; nhóm dệt chuẩn bị khung cửi len sợi; nhóm ẩm thực thì giết gà mổ heo… ai cũng tất bật rộn ràng.

Anh Bhling Chan ở thôn Pà Ia rất vui khi những món ăn bà con phục vụ được du khách nhận xét tốt: “Như trước đây cũng lo lắm, sợ khách họ chê không ăn. Thế  nhưng khi khách ra về họ khen món ăn ngon, bà con vui lắm. Chúng tôi chọn những người nấu ăn giỏi nhất trong thôn, tập huấn về cách vệ sinh an toàn thực phẩm, nhà cửa đường làng ngõ xóm phải sạch sẽ. Và được cái là khi khách đến từ ông già bà lão đến người lớn trẻ con ai cũng vui vẻ, niềm nở, tươi cười. Giống như khách họ đến nhà mình, mình phải vui vẻ vậy.”

Theo bà Nobuko Otsuky, trưởng đại diện FIDR tại Việt Nam, đã có hơn 50 đoàn với hơn 1 ngàn khách chủ yếu là khách châu Âu và Nhật Bản đến tham quan. Thông qua việc đón khách, người dân địa phương đã có cơ hội học tập và thực nghiệm cách làm du lịch; cách nhận khách, thể hiện lòng hiếu khách và quảng bá giới thiệu bản sắc của văn hóa Cơ Tu.

“Mục tiêu của Dự án là hỗ trợ để người dân Cơ tu họ biết đóng vai trò chủ thể khi làm du lịch. Tôi rất hài lòng về sự tiến bộ của đội ngũ các hướng dẫn viên địa phương cũng như là sự chủ động của chính quyền và người dân. Dù mới hơn nửa chặng đường của Dự án nhưng tôi tin là địa phương sẽ đủ sức tự lực được khi khai thác hoạt động du lịch. Đây là vấn đề sinh kế của người dân và nếu duy trì được tốt sẽ là giải pháp phát triển du lịch bền vững. Thực tế qua khảo sát của chúng tôi thì hiện tại tuor du lịch Nam Giang ngày càng được nhiều khách biết đến và họ đánh giá rất tốt về chất lượng của Tour này”, bà Nobuko Otsuky nói.

Không phải là những hướng dẫn viên du lịch được đào tạo bài bản tại các trường chuyên nghiệp nhưng nhưng những hướng dẫn viên Cơ Tu luôn tạo được thiện cảm cho du khách bởi vẻ hồn nhiên, mộc mạc như chính phong cảnh núi rừng hoang sơ nơi đây.

Bhriu Thương, Trưởng nhóm điều phói du lịch cộng đồng Cơ Tu tâm sự rất thật: “Trong dịp Tết Nguyên đán này, chúng tôi rất là vui mừng được đón du khách Nhật đến chung vui với đồng bào. Chúng tôi đón khách với tất cả lòng hiếu khách của mình. Chúng tôi xác định rất rõ rằng:Mục tiêu lớn nhất ban đầu của Dự án là bảo tồn văn hóa và giáo dục giới trẻ.Thực ra bây giờ chưa đặt nặng vấn đề doanh thu hay kinh doanh. Nhưng, có bảo tồn được văn hóa thì sau đó mới quay trở lại vấn đề kinh doanh du lịch để phát triển bền vững được.”

Ngày Tết, đến làng Cơ Tu, du khách sẽ được chào đón ân tình với những đặc sản của núi rừng. Tết đến, Xuân về nam nữ Cơ-tu tìm đến nhau qua lời ca, hát lý, hát giao duyên... qua cung đàn Tâm bét alui, đàn abel mà nên duyên vợ chồng. Già trẻ, gái trai cùng ngất ngay trong men rượu cần và vũ điệu tung tung da dá. Nhịp trống chiêng âm vang núi rừng đón mùa Xuân mới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cả làng người Cơ Tu sợ hãi vì lo... "ma" hành
Cả làng người Cơ Tu sợ hãi vì lo... "ma" hành

Theo quan niệm của người Cơ Tu, chết do tự tử, chết đuối, tai nạn… là cái “chết xấu”, tức là cái chết này có sự can thiệp của "con ma".

Cả làng người Cơ Tu sợ hãi vì lo... "ma" hành

Cả làng người Cơ Tu sợ hãi vì lo... "ma" hành

Theo quan niệm của người Cơ Tu, chết do tự tử, chết đuối, tai nạn… là cái “chết xấu”, tức là cái chết này có sự can thiệp của "con ma".

Dựng gươl - Nét văn hóa độc đáo của dân tộc Cơ Tu
Dựng gươl - Nét văn hóa độc đáo của dân tộc Cơ Tu

VOV.VN -Theo người dân Cơ Tu, đã có nhà ở, bếp khói ấm cúng thì phải có gươl cho người dân trong thôn hội họp, trẻ em ngủ trưa. 

Dựng gươl - Nét văn hóa độc đáo của dân tộc Cơ Tu

Dựng gươl - Nét văn hóa độc đáo của dân tộc Cơ Tu

VOV.VN -Theo người dân Cơ Tu, đã có nhà ở, bếp khói ấm cúng thì phải có gươl cho người dân trong thôn hội họp, trẻ em ngủ trưa. 

Cô gái dân tộc Cơ Tu vượt khó thi đỗ Đại học với số điểm rất cao
Cô gái dân tộc Cơ Tu vượt khó thi đỗ Đại học với số điểm rất cao

VOV.VN-Mặc dù gia đình nghèo khó, đông anh em nhưng em Zơrâm Thị La đã đỗ vào 2 ngành học của ĐH Đà Nẵng với số điểm lần lượt là 28 và 31 điểm.

Cô gái dân tộc Cơ Tu vượt khó thi đỗ Đại học với số điểm rất cao

Cô gái dân tộc Cơ Tu vượt khó thi đỗ Đại học với số điểm rất cao

VOV.VN-Mặc dù gia đình nghèo khó, đông anh em nhưng em Zơrâm Thị La đã đỗ vào 2 ngành học của ĐH Đà Nẵng với số điểm lần lượt là 28 và 31 điểm.

Thầy giáo Cơ Tu yêu nghề từng bị dân làng bắt nhốt, bỏ đói
Thầy giáo Cơ Tu yêu nghề từng bị dân làng bắt nhốt, bỏ đói

VOV.VN -May mắn từ “cõi chết” trở về, thầy Bằng tiếp tục gắn bó với nghề giáo, cùng chính quyền địa phương giúp đồng bào vượt qua hủ tục.

Thầy giáo Cơ Tu yêu nghề từng bị dân làng bắt nhốt, bỏ đói

Thầy giáo Cơ Tu yêu nghề từng bị dân làng bắt nhốt, bỏ đói

VOV.VN -May mắn từ “cõi chết” trở về, thầy Bằng tiếp tục gắn bó với nghề giáo, cùng chính quyền địa phương giúp đồng bào vượt qua hủ tục.

Niềm vui bất ngờ cho trẻ em Cơ Tu đón năm mới 2014
Niềm vui bất ngờ cho trẻ em Cơ Tu đón năm mới 2014

VOV.VN - Các tay máy đến từ Nhóm Da Nang Photo đã mang niềm vui năm mới đến cho các em nhỏ dân tộc Cơ Tu bằng những hình ảnh đẹp.

Niềm vui bất ngờ cho trẻ em Cơ Tu đón năm mới 2014

Niềm vui bất ngờ cho trẻ em Cơ Tu đón năm mới 2014

VOV.VN - Các tay máy đến từ Nhóm Da Nang Photo đã mang niềm vui năm mới đến cho các em nhỏ dân tộc Cơ Tu bằng những hình ảnh đẹp.

Người thầy thuốc của buôn làng Cơ Tu
Người thầy thuốc của buôn làng Cơ Tu

VOV.VN -Trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn nhưng các bác sĩ nơi đây vẫn kiên trì bám bản làng, điều trị bệnh cho người dân.

Người thầy thuốc của buôn làng Cơ Tu

Người thầy thuốc của buôn làng Cơ Tu

VOV.VN -Trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn nhưng các bác sĩ nơi đây vẫn kiên trì bám bản làng, điều trị bệnh cho người dân.

Cựu chiến binh Cơ Tu hiến 1,6ha đất xây dựng nông thôn mới
Cựu chiến binh Cơ Tu hiến 1,6ha đất xây dựng nông thôn mới

VOV.VN -Đến nay, xã Anông cơ bản đã đạt 17 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, trong đó có vai trò đóng góp rất lớn của ông Alăng Bhum.

Cựu chiến binh Cơ Tu hiến 1,6ha đất xây dựng nông thôn mới

Cựu chiến binh Cơ Tu hiến 1,6ha đất xây dựng nông thôn mới

VOV.VN -Đến nay, xã Anông cơ bản đã đạt 17 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, trong đó có vai trò đóng góp rất lớn của ông Alăng Bhum.