Dân bức xúc vì bị giả mạo chữ ký “ăn chặn” tiền hỗ trợ tái định cư

VOV.VN - Các hộ dân ở Nghệ An không nhận được đồng nào nhưng bị giả mạo chữ ký, ăn chặn toàn bộ số tiền hỗ trợ xây dựng công trình tái định cư.

Giật mình khi thấy tên mình trong biên bản

Trước đó, từ năm 2012, cùng với các hộ dân trong bản, gia đình ông Lang Văn Hùng, Hồ Văn Hải, Hà Văn Thanh chấp nhận di dời lên điểm tái định cư mới ở Pù Sai Cáng, xã Thông Thụ, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An nhường lại phần đất của gia đình để xây dựng công trình thủy điện Hủa Na. Khi chuyển đến nơi ở mới các hộ dân được hứa hỗ trợ xây dựng nhà ở, công trình phụ trợ nhằm đảm bảo đời sống.

Cũng vì dự án thực hiện chậm nên ba hộ dân này đã tự bỏ tiền, thuê nhân công để xây dựng các công trình phụ trợ trước để khắc phục những khó khăn trong đời sống. Cuối năm 2016, 19/22 hộ dân khác tại điểm tái định cư được nhận khoản hỗ trợ xây dựng công trình phụ trợ. Bởi thế các hộ dân này mới đưa thắc mắc của mình đến các cơ quan chức năng để làm rõ .

Các hộ dân bức xúc phản ánh sự việc đến phóng viên.
Qua quá trình tìm hiểu, cả ba hộ dân này mới biết gia đình mình vẫn có trong danh sách được nhận tiền và đã được chi trả. Bên cạnh đó khi xem danh sách này những hộ dân mới giật mình khi thấy chữ ký của chính mình trong các biên bản bản giao mà họ chưa bao giờ được nhìn thấy trước đó.  

Ông Hà Văn Thanh cho biết: “Nếu nhận công trình thì có đơn vị thi công họ về trực tiếp đưa vật liệu, nhân công đến để làm cho. Còn ai tự xây dựng thì được hỗ trợ bằng tiền. Mỗi hộ nếu tự xây dựng thì được hỗ trợ khoảng 50 triệu đồng/1 hộ. Cả bản được nhận nhưng chỉ có 3 hộ dân chúng tôi là không được nhận. Nhưng có ai đó đã thay chúng tôi để ký nhận tiền rồi. Đây không phải chữ ký của tôi. Tôi không viết được chữ đẹp như vậy”.

Theo biên bản bàn giao nhà ở để đưa vào sử dụng, được lập vào ngày 19/6/2014 đối với trường hợp gia đình ông Hồ Văn Hải ghi rõ: Thi công xây dựng nhà ở hộ dân và công trình phụ trợ cụm 1 điểm tái định cư Pù Sai Cáng. Bao gồm các thành phần: Đại diện Ban quản lý dự án tái định cư, đại diện chủ đầu tư Công ty cổ phần thủy điện Hủa Na, đại diện tư vấn giám sát, đại diện nhà thầu thi công liên doanh công ty TNHH xây dựng và thương mại Tuấn Hùng & công ty xây dựng Quang Anh, đại diện UBND xã Thông Thụ là bà Lương Thị Hồng – Chủ tịch UBND xã, đại diện Ban quản lý điểm tái định cư Pù Sai Cáng là ông Lương Văn Bích – Trưởng bản, đại diện hộ dân là ông Hồ Văn Hải – Chủ hộ.

Biên bản này có ghi rõ thời điểm kiểm tra, nội dung kiểm tra, sau đó các bên có đi đến kết luận: Công trình vệ sinh và chuồng trại lô số 62 (gia đình ông Hồ Văn Hải) đã xây dựng đúng thiết kế được phê duyệt, đảm bảo chất lượng, đúng mẫu và lựa chọn trong phiếu xin ý kiến thiết kế. Kể từ ngày 19/6/2014, gia đình ông Hồ Văn Hải nhận công trình vệ sinh, chuồng trại để đưa vào sử dụng.

Trao đổi với phóng viên, ông Lương Văn Bích (nguyên là trưởng bản) cho biết: Đây không phải chữ ký của tôi. Các hộ dân này cũng khẳng định không có một ai, một đoàn kiểm tra nào đến gia đình để xác minh, kiểm tra, bàn giao công trình như trong biên bản đã viết.

Xác nhận của ông Bích khẳng định chữ ký trong các biên bản không phải của mình.
Sẽ nhanh chóng kiểm tra làm rõ

Trong buổi làm việc với phóng viên, bà Lương Thị Hồng – Chủ tịch UBND xã Thông Thụ xác nhận chữ ký trong biên bản trên là của mình: “Tôi thấy trong biên bản có hộ dân ký, trưởng bản ký và các ban ngành cũng đã ký nên tôi ký. Nhiều lúc cá nhân tôi không thể trực tiếp cùng đoàn đi kiểm tra được từng hộ dân”.

Bà Lương Thị Hồng – Chủ tịch UBND xã Thông Thụ trong buổi làm việc với phóng viên.
Ngay sau khi nhận được thông tin, UBND huyện Quế Phong, Nghệ An đã có văn bản chỉ đạo thành lập đoàn kiểm tra xác minh việc chi trả kinh phí nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình phụ trợ cho bà con nhân dân điểm tái định cư Pù Sai Cáng, xã Thông Thụ, huyện Quế Phong (Quyết định số: 276/QĐ- UBND, ngày 10 tháng 4 năm 2017).

Theo đó, đoàn sẽ kiểm tra, xác minh việc chi trả kinh phí nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình phụ trợ cho bà con nhân dân điểm tái định cư Pù Sai Cáng, xã Thông thụ, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An. Thời gian kiểm tra, xác minh là 30 ngày làm việc. Đoàn kiểm tra có nhiệm vụ kiểm tra, xác minh và báo cáo kết quả về Chủ tịch UBND huyện để xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.

Ông Vi Văn Thắng – Phó chủ tịch Hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái định cư thủy điện Hủa Na, huyện Quế Phong cho biết: Chúng tôi cũng đã nhận được thông tin phản ánh của các hộ dân. Trong các biên bản này đều có đầy đủ chữ ký của người dân. Tuy nhiên, việc xác minh chữ ký giả hay thật cũng cần có cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Tĩnh: Đối thoại với dân giải quyết đền bù sự cố môi trường biển
Hà Tĩnh: Đối thoại với dân giải quyết đền bù sự cố môi trường biển

VOV.VN - Lãnh đạo huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh tiếp thu ý kiến của ngư dân liên quan đến những phát sinh từ thực tiễn đền bù để chuyển lên cấp có thầm quyền.

Hà Tĩnh: Đối thoại với dân giải quyết đền bù sự cố môi trường biển

Hà Tĩnh: Đối thoại với dân giải quyết đền bù sự cố môi trường biển

VOV.VN - Lãnh đạo huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh tiếp thu ý kiến của ngư dân liên quan đến những phát sinh từ thực tiễn đền bù để chuyển lên cấp có thầm quyền.

Quảng Nam: Người dân ồ ạt xây nhà trái phép chờ đền bù
Quảng Nam: Người dân ồ ạt xây nhà trái phép chờ đền bù

VOV.VN - Các dự án đã công bố quy hoạch, khi người dân nắm được thì ồ ạt xây nhà trái phép chờ đền bù.

Quảng Nam: Người dân ồ ạt xây nhà trái phép chờ đền bù

Quảng Nam: Người dân ồ ạt xây nhà trái phép chờ đền bù

VOV.VN - Các dự án đã công bố quy hoạch, khi người dân nắm được thì ồ ạt xây nhà trái phép chờ đền bù.

Thuộc diện di dời nhưng người dân vẫn xây nhà rầm rộ chờ đền bù
Thuộc diện di dời nhưng người dân vẫn xây nhà rầm rộ chờ đền bù

VOV.VN - Thuộc diện di dời vì ảnh hưởng môi trường từ Khu liên hợp xử lý chất thải rắn, hàng chục hộ dân vẫn khởi công xây nhà mới để chờ giải tỏa, đền bù.

Thuộc diện di dời nhưng người dân vẫn xây nhà rầm rộ chờ đền bù

Thuộc diện di dời nhưng người dân vẫn xây nhà rầm rộ chờ đền bù

VOV.VN - Thuộc diện di dời vì ảnh hưởng môi trường từ Khu liên hợp xử lý chất thải rắn, hàng chục hộ dân vẫn khởi công xây nhà mới để chờ giải tỏa, đền bù.