Tại sao S-500 của Nga 'bất khả chiến bại'?

Hệ thống S-500 do công ty chế tạo tên lửa lừng danh của Nga Almaz Antey thiết kế, có phạm vi tấn công mục tiêu bay lên tới 600km.

Được coi là hệ thống phòng không đa tầng giai đoạn đầu tiên của thế giới và là thế hệ mới nhất mà Nga sản xuất giúp bảo vệ đất nước khỏi những cuộc tấn công tên lửa khổng lồ, song ít ai biết biết được lý do vì sao hệ thống phòng không S-500 lại được coi là "bất khả chiến bại".

Theo mạng tin Zvezda của Nga, hệ thống tên lửa S-500 Prometey không chỉ là hệ thống tên lửa thế hệ tiếp theo của Nga, mà còn được đánh giá là một gói các biện pháp nhằm biến hệ thống phòng không của Nga thành một không gian thông tin duy nhất. 

Hệ thống tên lửa phòng không S-500 của Nga.

Mới đây, Tư lệnh Lực lượng Không gian vũ trụ Nga, ông Viktor Bondarev, cho biết các hệ thống phòng không S-500 sẽ được đưa vào sử dụng trong tương lai gần. Về phần mình, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Yury Borisov hồi đầu tháng 4 cho hay các hệ thống S-500 sẽ được đưa vào phục vụ trong Lực lượng không gian vũ trụ Nga vào năm 2018. 

“Bây giờ có thể nói rằng Nga đã tạo ra hệ thống phòng không đa tầng giai đoạn đầu tiên của thế giới, chắc chắn sẽ bảo vệ đất nước khỏi những cuộc tấn công tên lửa khổng lồ”, Zvezda cho biết.

Mạng tin Zvezda cho biết hệ thống S-500 sẽ phân tích thông tin về một cuộc tấn công tên lửa tiềm năng bằng các vệ tinh cảnh báo sớm và các radar trên không, chẳng hạn như radar Voronezh, cũng như lựa chọn các mục tiêu, loại bỏ các mục tiêu sai, cuối cùng là đưa ra các chỉ định mục tiêu cho các hệ thống khác nhau”. 

Các chuyên gia cho hay hệ thống S-500 do công ty chế tạo tên lửa lừng danh của Nga Almaz Antey thiết kế, có phạm vi tấn công mục tiêu bay lên tới 600km. S-500 có thể cùng lúc chặn được tới 10 tên lửa đạn đạo và các tên lửa siêu thanh ở vận tốc 7km/s. Hệ thống này có khả năng đánh chặn các mục tiêu nhỏ, tên lửa hành trình, máy bay, trực thăng và các phương tiện bay không người lái, cũng như phá hủy các vệ tinh quỹ đạo thấp, các thiết bị hủy diệt không gian và vũ khí quỹ đạo. 

 “S-500 có thể đánh chặn hầu hết các đầu đạn hạt nhân đi vào các lớp dày đặc của bầu khí quyển ở vận tốc lên tới 10km/s”, Zvezda cho biết, nhấn mạnh rằng S-500 vượt trội so với “người tiền nhiệm” S-400. 

Theo chuyên gia quân sự Sebastien Roblin, rõ ràng S-500 là hệ thống tên lửa phòng không tầm cao mục đích phòng vệ, và tầm hoạt động rộng khiến nó trở nên hữu ích đối với các nhiệm vụ chống xâm nhập và chống vệ tinh. Trong bài viết đăng trên tạp chí National Interest, ông Roblin nói rằng S-500 được thiết kế để di động và rất khó bị xâm nhập, cũng như để chống lại các cuộc tấn công phòng không. 

Trong khi đó, chuyên gia Nga Viktor Murakhovsky ca ngợi những đặc tính của S-500 là số một thế giới. 

Ông Murakhovsky cho biết S-500 có thể chiến đấu với các vũ khí tấn công trên không, cũng như các tên lửa đạn đạo, trong đó có các tên lửa đạn đạo liên lục địa. Ngoài ra, hệ thống này có chức năng bảo vệ không gian vì có thể tấn công mục tiêu ở gần, với độ cao lên tới 200km./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tàu ngầm hạt nhân mạnh nhất của Nga đã sẵn sàng ra biển
Tàu ngầm hạt nhân mạnh nhất của Nga đã sẵn sàng ra biển

Ngày 30 /3, Nga sẽ hạ thủy tàu ngầm nguyên tử thứ hai, việc đóng con tàu mang tên "Kazan" này được tiến hành theo dự án nâng cấp 885M.

Tàu ngầm hạt nhân mạnh nhất của Nga đã sẵn sàng ra biển

Tàu ngầm hạt nhân mạnh nhất của Nga đã sẵn sàng ra biển

Ngày 30 /3, Nga sẽ hạ thủy tàu ngầm nguyên tử thứ hai, việc đóng con tàu mang tên "Kazan" này được tiến hành theo dự án nâng cấp 885M.

Sức mạnh đáng sợ của máy bay cường kích Avenger
Sức mạnh đáng sợ của máy bay cường kích Avenger

VOV.VN - Máy bay chiến đấu Avenger là loại phi cơ một động cơ lớn nhất từng được chế tạo tại Mỹ cho tới cuối Thế chiến 2, có khả năng yểm trợ mạnh cho bộ binh.

Sức mạnh đáng sợ của máy bay cường kích Avenger

Sức mạnh đáng sợ của máy bay cường kích Avenger

VOV.VN - Máy bay chiến đấu Avenger là loại phi cơ một động cơ lớn nhất từng được chế tạo tại Mỹ cho tới cuối Thế chiến 2, có khả năng yểm trợ mạnh cho bộ binh.

Cận cảnh căn cứ không quân Syria sau khi “hứng” 59 quả tên lửa Mỹ
Cận cảnh căn cứ không quân Syria sau khi “hứng” 59 quả tên lửa Mỹ

VOV.VN - Một ngày sau khi bị Mỹ dội 59 quả tên lửa Tomahawk, lực lượng không quân Syria đã nối lại các chuyến bay từ căn cứ al-Shayrat.

Cận cảnh căn cứ không quân Syria sau khi “hứng” 59 quả tên lửa Mỹ

Cận cảnh căn cứ không quân Syria sau khi “hứng” 59 quả tên lửa Mỹ

VOV.VN - Một ngày sau khi bị Mỹ dội 59 quả tên lửa Tomahawk, lực lượng không quân Syria đã nối lại các chuyến bay từ căn cứ al-Shayrat.

Chùm ảnh: Sức mạnh tên lửa hành trình Tomahawk Mỹ sử dụng đánh Syria
Chùm ảnh: Sức mạnh tên lửa hành trình Tomahawk Mỹ sử dụng đánh Syria

VOV.VN - Tomahawk là tên lửa hành trình thường được Lầu Năm Góc sử dụng để "dọn đường" cho các chiến dịch can thiệp quân sự ở nước ngoài.

Chùm ảnh: Sức mạnh tên lửa hành trình Tomahawk Mỹ sử dụng đánh Syria

Chùm ảnh: Sức mạnh tên lửa hành trình Tomahawk Mỹ sử dụng đánh Syria

VOV.VN - Tomahawk là tên lửa hành trình thường được Lầu Năm Góc sử dụng để "dọn đường" cho các chiến dịch can thiệp quân sự ở nước ngoài.

G7 muốn Mỹ làm rõ vụ phóng tên lửa Tomahawk không kích Syria
G7 muốn Mỹ làm rõ vụ phóng tên lửa Tomahawk không kích Syria

VOV.VN - Các Ngoại trưởng G7 đã lên tiếng kêu gọi Mỹ cần làm rõ việc nước này bất ngờ phóng tên lửa Tomahawk không kích Syria.

G7 muốn Mỹ làm rõ vụ phóng tên lửa Tomahawk không kích Syria

G7 muốn Mỹ làm rõ vụ phóng tên lửa Tomahawk không kích Syria

VOV.VN - Các Ngoại trưởng G7 đã lên tiếng kêu gọi Mỹ cần làm rõ việc nước này bất ngờ phóng tên lửa Tomahawk không kích Syria.

59 quả tên lửa của ông Trump đẩy “hồ sơ” Syria vào thế không lối thoát
59 quả tên lửa của ông Trump đẩy “hồ sơ” Syria vào thế không lối thoát

VOV.VN - Cuộc tấn công của Mỹ vào căn cứ không quân Syria ngày 7/4 đã dập tắt những tia hy vọng vừa lóe lên trong tiến trình hòa bình sau 7 năm xung đột.

59 quả tên lửa của ông Trump đẩy “hồ sơ” Syria vào thế không lối thoát

59 quả tên lửa của ông Trump đẩy “hồ sơ” Syria vào thế không lối thoát

VOV.VN - Cuộc tấn công của Mỹ vào căn cứ không quân Syria ngày 7/4 đã dập tắt những tia hy vọng vừa lóe lên trong tiến trình hòa bình sau 7 năm xung đột.