Sai dự toán sẽ rất khó chủ động giảm bội chi ngân sách

VOV.VN - Khi công tác dự toán sai sẽ không chủ động giảm bội chi ngân sách vì các dự án được thực hiện không đúng sẽ phát sinh tăng vốn, đội vốn.

Sự tích lũy nợ công đang tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây cho thấy sự liên quan lớn giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và mức nợ công của Chính phủ, tình hình bội chi ngân sách còn cao, chưa đạt mục tiêu 4,5% GDP. Về lâu dài, tình trạng ngân sách cạn kiệt và việc chi tiêu không được quản lý chặt chẽ sẽ dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng cho tình hình kinh tế tài chính.

Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, ông Mai Xuân Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang chia sẻ rõ hơn về vấn đề này.

Đại biểu Mai Xuân Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết về kế hoach giảm bội chi ngân sách.

PV: Đánh giá về việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội trong 5 năm qua, nhiều đại biểu cho rằng bội chi ngân sách đang tăng rất cao, ông đánh giá thế nào về vấn đề này?

Đại biểu Mai Xuân Hùng: Hiện nay, nhiều nước nợ trên 100% GDP. Còn Việt Nam vẫn là nước nghèo nhưng hiện nợ công đã trong ngưỡng 65%. Bên cạnh đó ta còn tiêu chí, vừa dựa trên GDP, vừa dựa trên nguồn thu để khóa tỷ lệ đó.

Tôi vẫn giữ quan điểm trong điều kiện hội nhập, nếu không có nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ không hội nhập được. Không thể nói là vì tôi nghèo nên không làm đường mở cửa cho anh vào được, như vậy, rõ ràng vấn đề quan trọng, đặt ra kế hoạch thực hiện là bội chi năm nay đặt ra là 5% thì phải thực hiện đúng là 5%.

Còn vai trò của Quốc hội trong thời gian tới là làm sao giám sát nguồn vốn này. Luật Đầu tư công đã khẳng định được vị thế đó rồi. Nếu như ta đọc kỹ sẽ thấy toàn bộ việc tái cơ cấu nằm trọn trong Luật Đầu tư công.

PV: Đại biểu có thấy mâu thuẫn hay không khi trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đặt mục tiêu vừa muốn giảm bội chi, vừa muốn tăng đầu tư để phát triển?

Đại biểu Mai Xuân Hùng: Vấn đề này không có mâu thuẫn vì nếu kế hoạch trước kia ta cần làm cây cầu dự kiến là 1.000 tỷ đồng nhưng đến khi sắp hoàn thành số vốn đội lên mức 1.500 tỷ đồng.

Vậy tại sao lại có vấn đề này? Vì ngày đó Luật Đầu tư công chưa đề cập đến nhưng bây giờ, trong luật đã cho phép có thể là 1.000 - 1.100 tỷ đồng, tức là có dung sai trong khoảng 5%.

Ta không chủ động được nguồn lực vì các dự án ta làm không đúng, sau đó tăng vốn, đội vốn. Có thể thấy, bắt đầu từ những việc đó, từ khi đưa dự án vào phải tính được dự toán cụ thể. Bên cạnh dó phải quản lý tốt các dự án đó.

Theo tôi, vai trò giám sát của Quốc hội trong giai đoạn tới sẽ vất vả hơn khi chúng ta đã xác định từ năm 2009, các dự án sẽ thuộc diện đầu tư trung hạn mà không phải là đầu tư ngắn hạn. 

Dự kiến đến tháng 6/2016 sẽ thông qua và chắc chắn đợt này thành Nghị quyết, tức là ta phải biết có được bao nhiêu tiền, từ đó lượng hóa để làm trên số tiền đó chứ không phải năm nay dự toán, năm sau có tiền rồi hy vọng có nhiều tiền hơn.

PV: Thu hút nguồn vốn xã hội hóa được xem là giải pháp cho giảm bội chi, giảm nợ công, nhưng sau cổ phần hóa công trình hạ tầng lại có sự tăng phí. Vậy thì theo ông làm thế nào để giải quyết vấn đề này?

Đại biểu Mai Xuân Hùng: Không phải mang xã hội hóa để khai thác con đường này, sân bay kia là xã hội có quyền định giá. Phải cho một cái khung tiêu chí về giá. Tôi lấy ví dụ trong bao nhiêu năm không được tăng giá và nếu được tăng giá thì chỉ ở mức bao nhiêu %, cũng như tăng trong trường hợp nào? Việc đó đang trong quá trình và chưa thành hiện thực.

Tuy nhiên, một con đường muốn đi được, muốn được hưởng dịch vụ trọn vẹn, phí sẽ cao, nhưng cao ở mức độ nào, vai trò của Quốc hội, Chính phủ và nhà nước là quan trọng.

PV: Vậy theo ông, chúng ta phải làm để đảm bảo mục tiêu GDP tăng cao qua đó kiềm chế mức bội chi ở mức thấp?

Đại biểu Mai Xuân Hùng: Đó là vấn đề đảm bảo an sinh xã hội, nhưng vấn đề lớn hơn để định đoạt nền kinh tế, nếu không cầm được chi phí về tài chính, bội chi tăng lên thì cũng không được.

Cho nên nếu tiền ít, ăn tiêu vô kế hoạch thì rõ ràng là không được và phải có kế hoạch thật rõ ràng, ba mặt một lời, giải quyết bằng Luật Đầu tư công sẽ rõ ràng.

Thứ hai, dự toán cho các công trình tiến tới mức chuẩn mới chủ động được. Lỗi của ta là lỗi hệ thống bởi dự toán sai. Cho nên nếu tăng 5% hay 10% còn chịu được chứ 50% hay 70% thì sẽ không chịu được.

PV: Xin cảm ơn ông./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đại biểu Quốc hội: Bội chi ngân sách, ai chịu trách nhiệm?
Đại biểu Quốc hội: Bội chi ngân sách, ai chịu trách nhiệm?

VOV.VN - Đại biểu QH đặt câu hỏi: “Ví dụ trong năm 2015, bội chi ngân sách lên đến 6,1% theo báo cáo của Chính phủ nhưng ai sẽ chịu trách nhiệm cho việc này?"

Đại biểu Quốc hội: Bội chi ngân sách, ai chịu trách nhiệm?

Đại biểu Quốc hội: Bội chi ngân sách, ai chịu trách nhiệm?

VOV.VN - Đại biểu QH đặt câu hỏi: “Ví dụ trong năm 2015, bội chi ngân sách lên đến 6,1% theo báo cáo của Chính phủ nhưng ai sẽ chịu trách nhiệm cho việc này?"

Nợ công, bội chi ngân sách: “Chưa ai bị kỷ luật, sa thải vì lãng phí”
Nợ công, bội chi ngân sách: “Chưa ai bị kỷ luật, sa thải vì lãng phí”

VOV.VN - Chống tham nhũng đã có kết quả bước đầu nhưng lãng phí đang là nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng nợ ngập đầu, bội chi tăng cao.

Nợ công, bội chi ngân sách: “Chưa ai bị kỷ luật, sa thải vì lãng phí”

Nợ công, bội chi ngân sách: “Chưa ai bị kỷ luật, sa thải vì lãng phí”

VOV.VN - Chống tham nhũng đã có kết quả bước đầu nhưng lãng phí đang là nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng nợ ngập đầu, bội chi tăng cao.

Quốc hội dự toán bội chi ngân sách năm 2016 ở mức 4,95% GDP
Quốc hội dự toán bội chi ngân sách năm 2016 ở mức 4,95% GDP

VOV.VN - Quốc hội thông qua dự toán thu chi ngân sách năm 2016 với mức bội chi ngân sách ở mức 254.000 tỷ đồng, tương đương với 4,95% GDP.

Quốc hội dự toán bội chi ngân sách năm 2016 ở mức 4,95% GDP

Quốc hội dự toán bội chi ngân sách năm 2016 ở mức 4,95% GDP

VOV.VN - Quốc hội thông qua dự toán thu chi ngân sách năm 2016 với mức bội chi ngân sách ở mức 254.000 tỷ đồng, tương đương với 4,95% GDP.