Nông dân kiếm tiền tỷ nhờ chuyển đổi cây trồng

VOV.VN -Việc chuyển những vùng sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi thủy sản đã giúp người dân Quảng Ninh có thu nhập gấp 10 lần trồng lúa.

Với lợi thế về tiềm năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố lập quy hoạch chuyển đổi các hình thức canh tác trên mặt nước, đất hoang hóa, đất ngập mặn, đất trũng, đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản.

Giàu lên nhờ nuôi thủy sản

Người đi đầu trong phong trào này là ông Nguyễn Văn Khang, chủ một cơ sở nuôi thủy sản xã Hà An, huyện Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

 
Ông Nguyễn Văn Khang, chủ cơ sở nuôi thủy sản ở xã Hà An
Kể về hành trình khó khăn từ buổi đầu khai hoang vùng đồng ngập, ông Khang cho biết: Ông bắt đầu nuôi tôm từ năm 2001. Lúc đó, thấy khu vực này đất đai rộng rãi, hoang hóa chưa có ai khai thác, để không thì rất phí cho nên ông thử làm. Vì vậy, ông đã lên Ủy ban Nhân dân xã Hà An xin 1 ha đất để đào ao với chi phí hoảng 3,5 triệu đồng. Ban đầu, ông làm chung với một gia đình người bạn nhưng sau một thời gian, họ thấy không có lãi nên đã bỏ. Ông cho biết: “Thời điểm đó, gia đình tôi cũng không ủng hộ việc làm này, nhưng tôi nói nếu tâm huyết thì mình sẽ làm tốt và có hiệu quả. Thế là tôi quyết tâm và cố gắng làm bằng được”.

Uống ngụm nước chè, ông nhớ lại: “Dù lúc đó không có tiền, nhưng tôi vẫn mua 5 vạn tôm giống, trị giá 6 triệu đồng. Tôi đặt ra kế hoạch làm trong vòng 3 năm, nếu thua lỗ, tôi sẽ bỏ nơi này đi vào miền Nam sinh sống”.

Ông Khang cho biết: “Do không biết kỹ thuật nuôi tôm nên tôi đã tìm hiểu sách báo, và nhờ sự hướng dẫn tận tình của Phòng Thủy sản huyện Quảng Yên, vụ đầu tiên tôi bán được 78 triệu đồng. Thời điểm đó, số tiền 78 triệu đồng là vô cùng lớn và có giá trị. Sau này, có rất nhiều người các tỉnh lân cận, kể cả Bắc Ninh đã về học kinh nghiệm nuôi tôm sú của tôi”. Ông Khang khẳng định: “Nuôi tôm rất có lãi và hiệu quả cao, bây giờ tôi làm đã chuyên nghiệp hơn từ việc nuôi tôm cho đến giải quyết khâu tiêu thụ”.

5 năm sau đó, học theo mô hình chuyển đổi của ông Khang, vùng này cũng chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang nuôi tôm, do có hiệu quả cao nên nhiều người cũng đã làm theo. Ông bảo, từ khi có nhiều hộ chuyển đổi sang nuôi tôm, ông cũng lãi được 1-2 năm đầu, sau đó cũng bị thất bại vì một số hộ nuôi vô ý thức, khi tôm bị bệnh đã đổ ra kênh chung nên tôm của ông và nhiều hộ khác cũng bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, bây giờ các hộ nuôi tôm đã có kinh nghiệm xử lý hơn, nếu khu vực nào có tôm bệnh thì sẽ được khoanh vùng lại và báo ngay cho UBND phường Hà An để xử lý ngay lập tức.

Ông nói tiếp: “Sau nhiều năm nuôi tôm, tôi lại nuôi thêm cả cá vược, cá chép vàng, cua. Nếu nuôi tôm thất bại thì cua, cá sẽ kéo lại. Chỉ tính riêng năm 2013, tôi lãi được 300 triệu tiền cua”.

Hiệu quả từ nuôi thủy sản đã giúp gia đình ông Khang phát triển kinh tế mạnh hơn. Ông cũng vừa xây được một ngôi nhà mới khang trang, trị giá 1,3 tỷ đồng.


Nhiều gia đình ở xã Hà An xây dựng nhà cửa khang trang
Tiếp xúc với chúng tôi, ông Nguyễn Thanh Giang, Phó Chủ tịch UBND huyện Hà An cho biết: Không chỉ có gia đình ông Khang làm ăn có hiệu quả từ mô hình này. Nhờ nuôi tôm, nhiều gia đình đã được cải thiện cuộc sống, người dân có công ăn việc làm, nhà cửa được xây dựng khang trang, đường đi, lối xóm được bê tông hóa. Những con đường bê tông trong xã là do bà con đóng góp xây dựng. Theo ông Giang, hiện xã vẫn còn 50 ha đất ở cánh đồng phía Tây, nếu chuyển đổi sang nuôi thủy sản thì cũng thành công như vậy.

Thu nhập của người dân được nâng cao

Ông Vương Văn Oanh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Địa bàn tỉnh Quảng Ninh có rất nhiều diện tích cấy lúa kém hiệu quả, dẫn đến thu nhập thấp. Cấy lúa có vụ được vụ mất và có những năm đất bỏ trống.

Từ tình hình đó, bắt đầu từ năm 2000, Quảng Ninh đã có chủ trương chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang nuôi thủy sản. Từ đó đến nay, trên toàn tỉnh đã chuyển đổi được 1.300 ha. Trong đó, tập trung nhiều nhất ở Đông Triều (chuyển đổi được hơn 600ha), sau đó đến Quảng Yên, Uông Bí, Đàm Hà, Hải Hà, Móng Cái. Việc chuyển đổi này đã được đông đảo người dân hưởng ứng. Từ khi chuyển đổi đến nay, thu nhập của người dân đã cao gấp rất nhiều lần so với cấy lúa. Chẳng hạn như ở Đông Triều, người dân phát triển mô hình nuôi cá rô phi công nghiệp. Một năm nuôi 2 vụ, mỗi một vụ trên 1ha có thể lợi nhuận từ 40 - 50 triệu đồng. Ngoài ra, một số huyện, thị như Hà An, Quảng Yên chuyển sang nuôi nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng cũng rất hiệu quả. Việc đầu tư cho nuôi thủy sản tuy lớn hơn so với nông nghiệp nhưng lợi nhuận rất cao, thu nhập và công việc của người dân khá ổn định.


Đường bê tông do người dân đóng góp xây dựng
Còn ông Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh cho biết: Hai vùng chuyển đổi hiệu quả nhất là Đông Triều nuôi cá rô phi và Quảng Yên nuôi tôm. Hiệu quả sản xuất ở những vùng chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản hơn hẳn so với canh tác đất nông nghiệp truyền thống. Ở các khu vực Yên Hưng, Móng Cái, Đầm Hà thì thu nhập của người dân từ nuôi trồng thủy sản tăng gấp 8-10 lần so với trồng lúa; nuôi thủy sản nước ngọt thì thu nhập tăng gấp 3-5 lần trồng lúa. Năng suât bình quân là 4 tấn/ha/vụ, một số nơi tại Đông Triều, Yên Hưng, Uông Bí đạt đến 6-7 tấn/ha/vụ, điển hình có hộ gia đình đạt năng suất 10 tấn/ha/vụ.
   

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cho rằng, kết quả của các mô hình nuôi vùng chuyển đổi đã khẳng định việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất sang nuôi trồng thủy sản là đúng hướng, phù hợp với điều kiện thực tế, phù hợp nguyện vọng của đông đảo nông dân và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Không lo đầu ra, chỉ lo đồng vốn

Hiện nay, điều trăn trở đối với ông Khang và các bà con ở đây là đồng vốn để mở rộng chăn nuôi, sản xuất và đảm bảo đầu ra bền vững.

Riêng về đồng vốn, đại diện Sở NN&PTNN cho biết: “Chúng tôi hỗ trợ cho người dân theo dạng con giống. Ngoài ra, chúng tôi còn có cơ chế rất đơn giản là: người dân cứ đi vay ngân hàng. Chúng tôi đưa ra một số tiêu chí về diện tích, quy mô. Quy định vay tối thiểu là 50 triệu, tỉnh hỗ trợ 6% lãi suất/1năm. Dân có lợi nhuận ban đầu thấp, đầu tư rủi ro cao, mình hỗ trợ như thế này hoàn toàn giải quyết được đồng vốn cho họ”.


Đầm nuôi tôm tại xã Hà An, Quảng Ninh
“Với cách hỗ trợ này, chúng tôi để người dân đi vay ngân hàng, trả lãi ngân hàng đầy đủ sau đó mang hồ sơ, giấy tờ về xã để lấy tiền. Tiền của xã là do huyện cấp, tiền của huyện là do tỉnh cấp và mỗi hồ sơ chỉ được duyệt 1 lần. Hiện nay, chính sách từ năm 2011 đến 2015 sắp kết thúc. Sắp tới, chính sách này lại kéo dài đến năm 2020. Người dân không cần phải lo nguồn vốn, không phải qua một trung gian nào cả”, vị lãnh đạo này cho biết.
Về đầu ra của sản phẩm, hiện bà con nuôi trồng thủy sản vẫn chủ yếu giao hàng cho các nhà hàng cao cấp ở Hạ Long, Quảng Ninh. Tuy nhiên, cách làm này trong tương lai cũng không ổn định, bền vững và chuyên nghiệp. Riêng gia đình ông Khang đang hợp tác với siêu thị BigC Hạ Long, Sài Gòn, Hà Nội nhưng thị trường chính của ông vẫn là các nhà hàng cao cấp ở Hạ Long. Nếu bà con tập trung sản xuất hàng hóa với số lượng lớn thì đầu ra lại là bài toán lớn. Còn hiện tại, việc tiêu thụ nông sản ở Quảng Ninh vẫn "cung không đủ cầu". Về lâu dài, theo ông Đặng Huy Hậu: “Nếu sản lượng thủy sản lớn, chúng tôi sẽ chuyển sang chế biến và phân phối đi các tỉnh khác nữa”./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chuyển đổi cây trồng: Hướng đi mới vùng dân tộc thiểu số
Chuyển đổi cây trồng: Hướng đi mới vùng dân tộc thiểu số

(VOV) -Từ sự đổi thay về phương thức canh tác, đời sống kinh tế của bà con cũng đã ngày càng được nâng lên rõ rệt.

Chuyển đổi cây trồng: Hướng đi mới vùng dân tộc thiểu số

Chuyển đổi cây trồng: Hướng đi mới vùng dân tộc thiểu số

(VOV) -Từ sự đổi thay về phương thức canh tác, đời sống kinh tế của bà con cũng đã ngày càng được nâng lên rõ rệt.

Quảng Ngãi cần 1.200 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới
Quảng Ngãi cần 1.200 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

VOV.VN -Số tiền trên chủ yếu tập trung vào các tiêu chí về đầu tư hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, trường học, nhà văn hoá...

Quảng Ngãi cần 1.200 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi cần 1.200 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

VOV.VN -Số tiền trên chủ yếu tập trung vào các tiêu chí về đầu tư hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, trường học, nhà văn hoá...

Xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ninh: Mỗi xã, phường một sản phẩm
Xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ninh: Mỗi xã, phường một sản phẩm

VOV.VN - Sản phẩm này khai thác tiềm năng, thế mạnh, nét độc đáo từng vùng miền, do chính người dân tổ chức sản xuất, tiêu thụ và hưởng lợi.

Xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ninh: Mỗi xã, phường một sản phẩm

Xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ninh: Mỗi xã, phường một sản phẩm

VOV.VN - Sản phẩm này khai thác tiềm năng, thế mạnh, nét độc đáo từng vùng miền, do chính người dân tổ chức sản xuất, tiêu thụ và hưởng lợi.

Giúp nông dân chuyển đổi cây trồng, vật nuôi hiệu quả
Giúp nông dân chuyển đổi cây trồng, vật nuôi hiệu quả

Nhờ chuyển đổi đúng hướng nên hiện nay, bình quân mỗi ha đất canh tác ở xã Phước Nam cho thu nhập trên 50 triệu đồng mỗi năm.

Giúp nông dân chuyển đổi cây trồng, vật nuôi hiệu quả

Giúp nông dân chuyển đổi cây trồng, vật nuôi hiệu quả

Nhờ chuyển đổi đúng hướng nên hiện nay, bình quân mỗi ha đất canh tác ở xã Phước Nam cho thu nhập trên 50 triệu đồng mỗi năm.

Hỗ trợ 100% chi phí chuyển đổi cây trồng vùng ĐBSCL
Hỗ trợ 100% chi phí chuyển đổi cây trồng vùng ĐBSCL

VOV.VN - Cá nhân chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây màu được hỗ trợ chi phí về giống không vượt quá 2 triệu đồng/1ha.

Hỗ trợ 100% chi phí chuyển đổi cây trồng vùng ĐBSCL

Hỗ trợ 100% chi phí chuyển đổi cây trồng vùng ĐBSCL

VOV.VN - Cá nhân chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây màu được hỗ trợ chi phí về giống không vượt quá 2 triệu đồng/1ha.

Sơ kết 3 năm Chương trình mục tiêu Quốc gia nông thôn mới
Sơ kết 3 năm Chương trình mục tiêu Quốc gia nông thôn mới

VOV.VN -Cả nước đến thời điểm này đã có 185 xã đạt chuẩn nông thôn mới và gần 600 xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí.

Sơ kết 3 năm Chương trình mục tiêu Quốc gia nông thôn mới

Sơ kết 3 năm Chương trình mục tiêu Quốc gia nông thôn mới

VOV.VN -Cả nước đến thời điểm này đã có 185 xã đạt chuẩn nông thôn mới và gần 600 xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí.

Sơ kết 3 năm xây dựng nông thôn mới tại Kon Tum
Sơ kết 3 năm xây dựng nông thôn mới tại Kon Tum

VOV.VN - Sau hơn 3 năm triển khai, Tỉnh huy động được gần 660 tỷ đồng thực hiện các mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Sơ kết 3 năm xây dựng nông thôn mới tại Kon Tum

Sơ kết 3 năm xây dựng nông thôn mới tại Kon Tum

VOV.VN - Sau hơn 3 năm triển khai, Tỉnh huy động được gần 660 tỷ đồng thực hiện các mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

VOV.VN - Tính đến hết ngày 10/5, đã có 23/63 tỉnh, thành phố ban hành Đề án tái cơ cấu nông nghiệp của địa phương.

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

VOV.VN - Tính đến hết ngày 10/5, đã có 23/63 tỉnh, thành phố ban hành Đề án tái cơ cấu nông nghiệp của địa phương.

Nhiều công trình nông thôn mới vi phạm Luật Đê điều
Nhiều công trình nông thôn mới vi phạm Luật Đê điều

VOV.VN -Những công trình này còn vi phạm nghiêm trọng công tác phòng chống lụt bão, ảnh hướng đến thoát lũ lòng sông.

Nhiều công trình nông thôn mới vi phạm Luật Đê điều

Nhiều công trình nông thôn mới vi phạm Luật Đê điều

VOV.VN -Những công trình này còn vi phạm nghiêm trọng công tác phòng chống lụt bão, ảnh hướng đến thoát lũ lòng sông.

Dạy nghề ở nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới
Dạy nghề ở nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới

VOV.VN -Kết quả dạy nghề cho lao động nông thôn trong thời gian qua đã đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế ở các vùng nông thôn.

Dạy nghề ở nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới

Dạy nghề ở nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới

VOV.VN -Kết quả dạy nghề cho lao động nông thôn trong thời gian qua đã đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế ở các vùng nông thôn.

Thủ tướng chỉ thị tăng cường thực hiện xây dựng nông thôn mới
Thủ tướng chỉ thị tăng cường thực hiện xây dựng nông thôn mới

Thủ tướng vừa có Chỉ thị yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Thủ tướng chỉ thị tăng cường thực hiện xây dựng nông thôn mới

Thủ tướng chỉ thị tăng cường thực hiện xây dựng nông thôn mới

Thủ tướng vừa có Chỉ thị yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.