Keangnam tuyên bố phá sản: Cư dân mất trắng 160 tỷ

Theo Luật sư Trương Thanh Đức, nếu công ty phá sản, khoảng 160 tỷ đồng phí dịch vụ của người dân mua chung cư tại Keangnam có thể bị mất trắng.

Theo luật sư Trương Thanh Đức, chủ tịch Công ty luật Basico, trong trường hợp công ty phá sản, số tiền khoảng 160 tỷ đồng phí dịch vụ của người dân đã đóng khi mua chung cư tại Keangnam có thể bị mất trắng.


Luật sư Trương Thanh Đức

Ông Đức cho hay, đó lả khoản tiền mà chủ đầu tư đang nợ người mua nhà. Nếu công ty phá sản, thì đúng là có nguy cơ mất số tiền đó. Theo quy định của Luật Phá sản năm 2014, thì nó không thuộc vào khoản nợ được ưu tiên trả trước các khoản nợ khác. Đây cũng là một sự hạn chế bảo vệ người mua nhà chung cư của Luật Nhà ở năm 2006 cũng như Luật mới năm 2014 (có hiệu lực từ 01-7-2014).

- Có thể các tổ chức tài chính sẽ mua lại theo hình thức M&A doanh nghiệp. Nếu họ thực hiện giao dịch với công ty mẹ bên phía Hàn và sau đó làm chủ cổ đông công ty con ở VN. Vậy, câu hỏi đặt ra là họ có phải chịu thuế liên quan tới vấn đề chuyển nhượng trong nước không?

Được biết Keangnam Việt Nam là Công ty TNHH một thành viên, mà chủ sở hữu là Công ty mẹ Keangnam Hàn Quốc. Như vậy, nếu công ty mẹ chuyển nhượng phần vốn góp của họ thì sẽ không phải nộp thuế thu nhập chuyển nhượng vốn theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, vì đó là công ty. Việc nộp thuế chỉ đặt ra đối với phía Hàn Quốc.

Nếu chỉ thay đổi chủ sở hữu của công ty con ở VN, thì chủ sở hữu mới phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ nói chung và khoản phí bảo trì chung cư nói riêng.

- Một phần là hai tòa căn hộ đã được bán cho người dân, vậy những gì được giao dịch ở tòa nhà này?

Nếu toàn bộ toà nhà chung cư đã bán hết cho người dân, thì những người mua là chủ sở hữu đối với căn hộ thuộc sở hữu riêng của họ và tài sản thuộc sở hữu chung của dân cư, người khác không được phép giao dịch. Nhưng nếu toà nhà chưa bán toàn bộ hoặc có một phần vẫn thuộc sở hữu của chủ đầu tư, thì các bên được phép giao dịch mua bán trên phần tài sản còn lại.

- Với vai trò một cổ đông mới nếu mua lại tòa tháp này, có họ được phép thay đổi công năng hay đầu tư vào mục đích khác hay không?

Cổ đông mới của công ty mẹ, nếu đạt được một tỷ lệ biểu quyết cần thiết, thì có thể quyết định về mọi thứ của công ty mẹ cũng như của công ty con. Do đó, họ có thể thay đổi công năng của các toà nhà hay chuyển đổi hoạt động, thậm chí là giải thể công ty con. Tất nhiên tất cả những việc đó cần phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam về việc tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp cũng như giấy phép đầu tư dự án.

- Từ vụ Keangnam, có thể sắp tới Việt Nam sẽ có nhiều dự án tương tự, vậy theo ông cần phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của người mua nhà cũng như các bên?

Cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật để bảo đảm quyền lợi của người mua nhà, với tư cách là bên yếu thế trong giao dịch với các công ty kinh doanh bất động sản.

Ngay cả quy định mới nhất sắp có hiệu lực của Luật Kinh doanh bất động sản, về việc phải có bảo lãnh của ngân hàng đối với việc bán nhà ở hình thành trong tương lai, vì chỉ bảo lãnh về thời hạn giao nhà, mà không có bảo đảm về chất lượng của công trình nói chung và nguyên vật liệu nói riêng. Cũng chưa có gì bảo đảm cho việc bàn chuyển giao kinh phí bảo trì (do chủ đầu tư thu) cũng như việc thành lập và bàn giao nhà cho Ban quản trị. Và đặc biệt là gần như không có gì bảo đảm cho nghĩa vụ bảo hành nhà ở.

Đối với các hoạt động chuyển nhượng, mua bán, sáp nhập dự án thì chỉ là sự thay đổi ở phía chủ đầu tư và chủ sở hữu (tương tự như việc chuyển nhượng cổ phần, cổ phiếu); do vậy không đáng lo ngại, nếu như đã thực hiện đúng các quy định về quản lý và thực hiện dự án./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hàn Quốc khám xét trụ sở tập đoàn Keangnam Enterprises
Hàn Quốc khám xét trụ sở tập đoàn Keangnam Enterprises

Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye tuyên bố sẽ không dung thứ trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng tại đất nước này.

Hàn Quốc khám xét trụ sở tập đoàn Keangnam Enterprises

Hàn Quốc khám xét trụ sở tập đoàn Keangnam Enterprises

Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye tuyên bố sẽ không dung thứ trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng tại đất nước này.

Cư dân chung cư Keangnam đòi chủ đầu tư trả hơn 100 tỷ đồng
Cư dân chung cư Keangnam đòi chủ đầu tư trả hơn 100 tỷ đồng

VOV.VN - Cư dân chung cư Keangnam như “ngồi trên đống lửa” khi chủ đầu tư vẫn chưa bàn giao số tiền 2% quỹ bảo trì cho Ban quản trị.

Cư dân chung cư Keangnam đòi chủ đầu tư trả hơn 100 tỷ đồng

Cư dân chung cư Keangnam đòi chủ đầu tư trả hơn 100 tỷ đồng

VOV.VN - Cư dân chung cư Keangnam như “ngồi trên đống lửa” khi chủ đầu tư vẫn chưa bàn giao số tiền 2% quỹ bảo trì cho Ban quản trị.

Tiết lộ gây rúng động Hàn Quốc của cựu Chủ tịch Keangnam
Tiết lộ gây rúng động Hàn Quốc của cựu Chủ tịch Keangnam

Cựu Chủ tịch Keangnam Enterprises Sung Wan-jong là một danh sách liệt kê các chính trị gia và số tiền mà ông này từng đưa hối lộ.

Tiết lộ gây rúng động Hàn Quốc của cựu Chủ tịch Keangnam

Tiết lộ gây rúng động Hàn Quốc của cựu Chủ tịch Keangnam

Cựu Chủ tịch Keangnam Enterprises Sung Wan-jong là một danh sách liệt kê các chính trị gia và số tiền mà ông này từng đưa hối lộ.

Những đại gia nào muốn mua Keangnam Landmark Hà Nội?
Những đại gia nào muốn mua Keangnam Landmark Hà Nội?

VOV.VN -Goldman Sachs sẵn sàng chi tới 900 triệu USD để giành quyền sở hữu tòa nhà, trong khi quỹ đầu tư QIA chỉ muốn bỏ ra 800 triệu USD.

Những đại gia nào muốn mua Keangnam Landmark Hà Nội?

Những đại gia nào muốn mua Keangnam Landmark Hà Nội?

VOV.VN -Goldman Sachs sẵn sàng chi tới 900 triệu USD để giành quyền sở hữu tòa nhà, trong khi quỹ đầu tư QIA chỉ muốn bỏ ra 800 triệu USD.

Hàng loạt dự án Keangnam tại Việt Nam nguy cơ đổ vỡ
Hàng loạt dự án Keangnam tại Việt Nam nguy cơ đổ vỡ

Hàng loạt dự án xây dựng Keangnam Enterprises tại Việt Nam, Sri Lanka, Ethiopia và Algeria có thể đổ bể sau khi hãng này phải rút niêm yết ngày 15/4.

Hàng loạt dự án Keangnam tại Việt Nam nguy cơ đổ vỡ

Hàng loạt dự án Keangnam tại Việt Nam nguy cơ đổ vỡ

Hàng loạt dự án xây dựng Keangnam Enterprises tại Việt Nam, Sri Lanka, Ethiopia và Algeria có thể đổ bể sau khi hãng này phải rút niêm yết ngày 15/4.