Cư dân chung cư Keangnam đòi chủ đầu tư trả hơn 100 tỷ đồng

VOV.VN - Cư dân chung cư Keangnam như “ngồi trên đống lửa” khi chủ đầu tư vẫn chưa bàn giao số tiền 2% quỹ bảo trì cho Ban quản trị.

Trước thông tin Tập đoàn Keangnam (Hàn Quốc) có nguy cơ phá sản, phải rao bán tòa nhà cao nhất Việt Nam Keangnam Landmark 72 tại Hà Nội, cư dân chung cư ở đây như ngồi trên đống lửa khi chủ đầu tư vẫn chưa bàn giao số tiền 2% quỹ bảo trì cho Ban quản trị chung cư. 

Theo Ban Quản trị chung cư Keangnam, 922 căn hộ cao cấp ở đây có giá bán trung bình 60 triệu đồng/m2, khoản phí bảo trì phải lên đến 160 tỷ đồng, chưa tính lãi suất ngân hàng. Theo hợp đồng mua nhà, khách hàng đã đóng 2% phí bảo trì từ khi mua căn hộ.

Văn bản trả lời của Công ty Keangnam Vina với Ban Quản trị chung cư (Ảnh: Lưu Huyền)

Thế nhưng, sau 4 năm Ban Quản trị chung cư được thành lập, chủ đầu tư là Công ty TNHH MTV Keangnam Việt Nam (Keangnam Vina) vẫn chưa hoàn trả khoản tiền quỹ bảo trì này.

Ông Phạm Văn Công, thường trực Ban Quản trị chung cư Keangnam cho biết: “Rất nhiều lần Chủ đầu tư đã không trả lời thư của Ban Quản trị và cũng từ chối gặp Ban Quản trị. Ban Quản trị đã gửi 8 công văn đến Chủ đầu tư thì đến tháng 3/2015, chủ đầu tư mới công nhận số tiền quỹ bảo trì là 125 tỷ, trong đó đã bỏ ra 1,7 tỷ đồng để duy tu các hạng mục của tòa nhà trong vòng 4 năm qua.”

Ông Phạm Văn Công - Thường trực Ban Quản trị chung cư Keangnam (Ảnh: Lưu Huyền)

Theo văn bản trả lời của Công ty Keangnam Vina với Ban Quản trị chung cư, tổng phí bảo trì là 125 tỷ đồng, nhưng lại cho biết không đủ khả năng trả một lúc mà đề nghị trả cho Ban quản trị của cư dân trong vòng 25 năm, mỗi năm 5 tỉ đồng.

Cư dân ở đây không chấp nhận phương án này vì nếu mỗi năm trả 5 tỷ đồng thì còn thấp hơn cả tiền lãi ngân hàng. Đặc biệt là sau khi báo chí Hàn Quốc và Việt Nam đưa tin tập đoàn Keangnam rao bán tòa nhà Keangnam Landmark 72 với giá hơn 770 triệu USD, thì người dân ở khu chung cư này càng đứng ngồi không yên về khoản tiền phí bảo trì vẫn đang trong tình trạng mất hút.

Ông Đoàn Kỳ Thụy, đang ở căn hộ A2110 Keangnam bức xúc: trước đó, Ban Quản trị chung cư cũng đã nhiều lần gửi công văn đến Bộ trưởng Bộ Xây dựng và các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội, nhưng chưa nhận được phản hồi nào. Mới đây, Ban Quản trị và cư dân đã gửi thư “kêu cứu” lên Thủ tướng Chính phủ với mong mỏi giúp cư dân đảm bảo quyền lợi.

Ông Đoàn Kỳ Thụy - căn hộ A2110 chung cư Keangnam (Ảnh: Lưu Huyền)

Ông Đoàn Kỳ Thụy kiến nghị: “Cư dân mong muốn nhất hiện nay là các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển đổi tài sản cho chủ nhân khác thì buộc họ phải thanh toán tất cả những nợ nần, sau đó mới cho phép họ chuyển đổi. Chúng tôi đòi hỏi số tiền 2% ấy sẽ phải đưa vào một quỹ chung để bảo trì tòa nhà chung cư này”.

Nhiều chuyên gia và luật sư cũng nhận định, pháp luật đã quy định rõ chủ đầu tư phải có trách nhiệm trả lại phí bảo trì 2% cho Ban Quản trị chung cư, nhưng thực tế là việc thực hiện vẫn chưa nghiêm túc.

Trả lời câu hỏi về trách nhiệm của chủ đầu tư về việc này, Luật sư Trương Thanh Đức, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam cho rằng, chủ nợ là Công ty Keangnam Vina phải trả lại khoản tiền 2% phí bảo trì cho cư dân. Trong trường hợp này, cư dân cần gửi đơn kiến nghị đến các cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý hoặc có thể kiện ra tòa.

Tiến độ trả tiền phí bảo trì mà Keangnam Vina đề xuất (Ảnh: Lưu Huyền)

“Bây giờ đang trong tình huống gấp rút thế này, có thể yêu cầu tòa án kê biên, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để giữ lại số tiền nào đó ở đâu đó trong tài khoản. Còn nếu như không có tiền, thì đương nhiên trở thành một khoản nợ chuyển cho chủ mới và chủ mới phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ trả nợ cũng như quyền của người tiếp quản”, luật sư Trương Thanh Đức cho biết.

Các hộ gia đình tại khu chung cư Keangnam cho rằng, hiện chưa có sự giám sát của các cơ quan chức năng, nên chủ đầu tư đã tranh thủ sử dụng khoản tiền này sai mục đích, trì hoãn trả lại cho cư dân. Sự việc của chung cư Keangnam cho thấy, đã đến lúc cần có giải pháp căn cơ hơn để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người dân ở chung cư./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hàn Quốc khám xét trụ sở tập đoàn Keangnam Enterprises
Hàn Quốc khám xét trụ sở tập đoàn Keangnam Enterprises

Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye tuyên bố sẽ không dung thứ trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng tại đất nước này.

Hàn Quốc khám xét trụ sở tập đoàn Keangnam Enterprises

Hàn Quốc khám xét trụ sở tập đoàn Keangnam Enterprises

Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye tuyên bố sẽ không dung thứ trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng tại đất nước này.

Thủ tướng Hàn Quốc chính thức từ chức vì vụ Keangnam
Thủ tướng Hàn Quốc chính thức từ chức vì vụ Keangnam

Lee trở thành thủ tướng có thời gian tại vị ngắn nhất trong lịch sử Hàn Quốc, chỉ được khoảng 2 tháng.

Thủ tướng Hàn Quốc chính thức từ chức vì vụ Keangnam

Thủ tướng Hàn Quốc chính thức từ chức vì vụ Keangnam

Lee trở thành thủ tướng có thời gian tại vị ngắn nhất trong lịch sử Hàn Quốc, chỉ được khoảng 2 tháng.

Cựu chủ tịch Tập đoàn Keangnam tự tử
Cựu chủ tịch Tập đoàn Keangnam tự tử

VOV.VN - Thi thể ông Sung Woan-jong, 64 tuổi, cựu chủ tịch Tập đoàn Keangnam, được tìm thấy trên núi Bukhan phía bắc Seoul chiều 9/4.

Cựu chủ tịch Tập đoàn Keangnam tự tử

Cựu chủ tịch Tập đoàn Keangnam tự tử

VOV.VN - Thi thể ông Sung Woan-jong, 64 tuổi, cựu chủ tịch Tập đoàn Keangnam, được tìm thấy trên núi Bukhan phía bắc Seoul chiều 9/4.

Thủ tướng Hàn Quốc bị tố trong vụ Keangnam
Thủ tướng Hàn Quốc bị tố trong vụ Keangnam

Công tố Hàn thông báo trước khi treo cổ tự sát, cựu Chủ tịch Tập đoàn Keangnam Sung Wan-jong để lại tờ giấy nêu ra 8 chính trị gia cùng số tiền hối lộ.

Thủ tướng Hàn Quốc bị tố trong vụ Keangnam

Thủ tướng Hàn Quốc bị tố trong vụ Keangnam

Công tố Hàn thông báo trước khi treo cổ tự sát, cựu Chủ tịch Tập đoàn Keangnam Sung Wan-jong để lại tờ giấy nêu ra 8 chính trị gia cùng số tiền hối lộ.

Hàng loạt dự án Keangnam tại Việt Nam nguy cơ đổ vỡ
Hàng loạt dự án Keangnam tại Việt Nam nguy cơ đổ vỡ

Hàng loạt dự án xây dựng Keangnam Enterprises tại Việt Nam, Sri Lanka, Ethiopia và Algeria có thể đổ bể sau khi hãng này phải rút niêm yết ngày 15/4.

Hàng loạt dự án Keangnam tại Việt Nam nguy cơ đổ vỡ

Hàng loạt dự án Keangnam tại Việt Nam nguy cơ đổ vỡ

Hàng loạt dự án xây dựng Keangnam Enterprises tại Việt Nam, Sri Lanka, Ethiopia và Algeria có thể đổ bể sau khi hãng này phải rút niêm yết ngày 15/4.

Tiết lộ gây rúng động Hàn Quốc của cựu Chủ tịch Keangnam
Tiết lộ gây rúng động Hàn Quốc của cựu Chủ tịch Keangnam

Cựu Chủ tịch Keangnam Enterprises Sung Wan-jong là một danh sách liệt kê các chính trị gia và số tiền mà ông này từng đưa hối lộ.

Tiết lộ gây rúng động Hàn Quốc của cựu Chủ tịch Keangnam

Tiết lộ gây rúng động Hàn Quốc của cựu Chủ tịch Keangnam

Cựu Chủ tịch Keangnam Enterprises Sung Wan-jong là một danh sách liệt kê các chính trị gia và số tiền mà ông này từng đưa hối lộ.

Những đại gia nào muốn mua Keangnam Landmark Hà Nội?
Những đại gia nào muốn mua Keangnam Landmark Hà Nội?

VOV.VN -Goldman Sachs sẵn sàng chi tới 900 triệu USD để giành quyền sở hữu tòa nhà, trong khi quỹ đầu tư QIA chỉ muốn bỏ ra 800 triệu USD.

Những đại gia nào muốn mua Keangnam Landmark Hà Nội?

Những đại gia nào muốn mua Keangnam Landmark Hà Nội?

VOV.VN -Goldman Sachs sẵn sàng chi tới 900 triệu USD để giành quyền sở hữu tòa nhà, trong khi quỹ đầu tư QIA chỉ muốn bỏ ra 800 triệu USD.