Thương mại điện tử - kênh bán hàng hiệu quả vào EU

VOV.VN - Tận dụng lợi thế thương mại điện tử, việc đăng bán hàng trên kênh Amazon được xem là một trong những hướng đi tốt để chinh phục thị trường EU.

Dù được xem là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, nhưng việc xuất khẩu hàng sang Liên minh châu Âu (EU) vẫn gặp khá nhiều rào cản, nhất là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tận dụng lợi thế của lĩnh vực thương mại điện tử, việc đăng bán hàng trên kênh Amazon được xem là một trong những hướng đi tốt để chinh phục thị trường này.

Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo “Xúc tiến bán hàng tới thị trường EU thông qua kênh Amazon” do Hiệp hội dệt may Việt Nam tổ chức sáng nay (10/5) tại Hà Nội.

Hiện Việt Nam đang có khoảng 100 loại sản phẩm bán trên kênh Amazon.
(Ảnh minh họa: Internet)
EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, hiện có nhiều mặt hàng chủ lực như thực phẩm, dệt may, da giày, đồ gỗ, nội thất… được xuất khẩu sang thị trường này. Mặc dù lượng thặng dư thương mại lớn, giá trị xuất khẩu hàng hóa của nước ta sang châu Âu tăng mạnh trong nhiều năm qua, nhưng các rào cản thương mại đã phần nào làm chững lại tốc độ này và các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn trong việc thực thi.

Bên cạnh đó, số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tới 97% tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam, với 51% lực lượng lao động và chiếm tới hơn 40% GDP. Vì số lượng quá lớn nên dễ xảy ra tình trạng nguồn cung tăng cao, sức cạnh tranh lớn và nhiều doanh nghiệp sẽ phải đóng cửa nếu không tìm hướng đi mới cho riêng mình. Để khắc phục những khó khăn này thì việc tìm giải pháp nhằm mở rộng thị trường là vô cùng cần thiết.

Theo bà Hoàng Ngọc Ánh, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội dệt may Việt Nam, thương mại điện tử là kênh xuất khẩu trực tuyến đem đến cơ hội thành công cao, với lượng khách hàng khổng lồ và mức chi phí thấp.

Trong đó, Amazon là một trong những kênh bán hàng phù hợp, Amazon có khả năng tạo điều kiện cho những người bán chuyển hàng hóa đến các trung tâm chứa hàng của Amazon ở nhiều nơi trên khắp thế giới. Hiện Việt Nam đang có khoảng 100 loại sản phẩm bán trên kênh này.

Để doanh nghiệp có thể tận dụng một cách hiệu quả việc quảng bá, bán hàng trên kênh Amazon, bà Hoàng Ngọc Ánh cho rằng, doanh nghiệp cần phải nắm chắc các quy định pháp lý, các rào cản về bán hàng qua Amazon như các chuyên gia đã cảnh báo. Cùng với đó, doanh nghiệp phải chủ động hơn ứng dụng về công nghệ thông tin, tăng cường hình ảnh sản phẩm của bản thân mình để thu hút hơn khách hàng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những vật dụng quen thuộc ở Việt Nam “cháy hàng” trên Amazon
Những vật dụng quen thuộc ở Việt Nam “cháy hàng” trên Amazon

VOV.VN - Những sản phẩm rất quen thuộc ở Việt Nam đang "cháy hàng" trên trang bán hàng toàn cầu Amazon dù giá bán cao gấp hàng chục lần ở quê nhà.

Những vật dụng quen thuộc ở Việt Nam “cháy hàng” trên Amazon

Những vật dụng quen thuộc ở Việt Nam “cháy hàng” trên Amazon

VOV.VN - Những sản phẩm rất quen thuộc ở Việt Nam đang "cháy hàng" trên trang bán hàng toàn cầu Amazon dù giá bán cao gấp hàng chục lần ở quê nhà.

Thời trang từ bao tải đựng cám của Việt Nam lại đắt giá trên Amazon
Thời trang từ bao tải đựng cám của Việt Nam lại đắt giá trên Amazon

VOV.VN -  Một bao đựng cám sau khi tái chế trở thành sản phẩm thời trang có giá lên tới 4-5 triệu đồng/sản phẩm trên các website bán hàng.

Thời trang từ bao tải đựng cám của Việt Nam lại đắt giá trên Amazon

Thời trang từ bao tải đựng cám của Việt Nam lại đắt giá trên Amazon

VOV.VN -  Một bao đựng cám sau khi tái chế trở thành sản phẩm thời trang có giá lên tới 4-5 triệu đồng/sản phẩm trên các website bán hàng.

Bài học quý từ tỷ phú Amazon và sai lầm chết người của United Airlines
Bài học quý từ tỷ phú Amazon và sai lầm chết người của United Airlines

VOV.VN - Có lẽ hãng hàng không nước Mỹ đã quên đi một điều quan trọng: Quy trình là công cụ của bạn chứ bạn không phải là 'nô lệ' của quy trình.

Bài học quý từ tỷ phú Amazon và sai lầm chết người của United Airlines

Bài học quý từ tỷ phú Amazon và sai lầm chết người của United Airlines

VOV.VN - Có lẽ hãng hàng không nước Mỹ đã quên đi một điều quan trọng: Quy trình là công cụ của bạn chứ bạn không phải là 'nô lệ' của quy trình.