Báo động nạn tảo hôn ở Krông Pa, Gia Lai

VOV.VN -  Ở nhiều nơi trên địa bàn huyện huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai, nhiều em gái mới chỉ 14, 15 tuổi đã nghỉ học để lấy chồng và sinh con.

Trong những năm qua, ở nhiều nơi trên địa bàn huyện huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai, nhiều em gái mới chỉ 14, 15 tuổi đã nghỉ học để lấy chồng và sinh con. Mỗi năm, ở huyện này có từ 100 đến 150 trường hợp tảo hôn. Thực trạng báo động này, không chỉ vi phạm pháp luật, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng dân số cũng như phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương.

Năm nay mới 16 tuổi, nhưng em Ksor H’Nam ở buôn Choanh xã Uar, Krông Pa, Gia Lai đã làm vợ được 2 năm và là mẹ của đứa con hơn 1 tuổi, nheo nhóc còi cọc. 

Ksor H'Em ở buôn Chai, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa, Gia Lai
 là một trong số rất nhiều học sinh bỏ học lấy chồng.
H’Nam tâm sự: "Sau khi sinh con được hơn 3 tháng thì gia đình thiếu ăn nên không có sữa cho con bú nên cháu bị suy dinh dưỡng. Để thay sữa cho con, hàng ngày em nấu cháo gạo cho con ăn;  thậm chí nhiều hôm gạo cũng không có để mà nấu".

Lý do lấy chồng của H’Nam rất đơn giản, thích nhau thì lấy thôi. Gia đình hai bên cũng đồng, nhưng do không đăng ký kết hôn, nên chính quyền và ngành chức năng không can thiệp. Ksor H’Nam cho biết, sau 2 năm lấy chồng, cuộc sống gia đình ngày càng khó khăn.

 “Em lấy chồng từ năm 14 tuổi, cuộc sống của em bây giờ rất là khổ, không có đất làm ăn. Chồng thì đi lang thang không lo cho vợ con. Nhiều hôm không có gạo ăn, con cái thì đau ốm, bệnh tật và em rất là hối hận, em mong mọi người đừng mắc sai lầm như em”, H’Nam tâm sự.

Xã Ia Rmok cũng là địa phương đang “nóng” về tình trạng tảo hôn ở huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai. Trường hợp Rơ Lan H’Riếm ở buôn H’Nga xã Ia Rmok, huyện Krông Pa là một ví dụ. Cách đây 3 năm, khi đang hợp lớp 8 thì em bỏ học để “bắt chồng”. Rơ Lan H’Riếm cho biết, từ khi lấy chồng đến nay cuộc sống gia đình diễn biến phức tạp. Hai vợ chồng không có việc làm, hàng ngày vợ cõng con đi chăn bò cho bố mẹ, còn chồng thì chẳng chịu làm mà chỉ đi chơi và uống rượu.

Theo thống kê, trong năm 2016 trên địa bàn huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai có hơn 150 trường hợp tảo hôn; còn từ đầu năm đến nay, cơ quan chức năng cũng đã phát hiện hơn 100 trường hợp.

Ông Đỗ Đức Trình – Giám đốc Trung tâm Dân số huyện Krông Pa, Gia Lai cho biết, để ngăn chặn tình trạng tảo hôn, thời gian qua Trung tâm cũng đã có rất nhiều giải pháp. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, như trình độ dân trí thấp, hiểu biết pháp luật của người dân còn hạn chế, đặc biệt là phong tục tập quán của bà con chưa thay đổi nhiều. Cùng với đó, sự can thiệp của chính quyền địa phương chưa thực sự quyết liệt.

“Có nhiều nguyên nhân tảo hôn xảy ra ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đây là phong tục từ trước đến nay của đồng bào, kể cả cha mẹ hoặc là con cái. Có nhiều học sinh đã nghỉ học để lấy chồng, 16,17 tuổi là đã có chồng”, ông Trình cho biết thêm.

Dù cơ quan chức năng nêu ra rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tảo hôn, nhưng tình trạng mỗi năm có hàng trăm trường hợp như ở huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai là rất đáng báo động. Thực tế này cho thấy việc kiểm soát tình trạng hôn nhân ở đây chưa chặt chẽ, dẫn đến nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến chất lượng dân số cũng như phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chùm ảnh: Hồn nhiên trẻ em vùng cao Tây Bắc
Chùm ảnh: Hồn nhiên trẻ em vùng cao Tây Bắc

VOV.VN - Dù thiếu thốn vật chất nhưng trẻ em vùng cao Tây Bắc chưa bao giờ thiếu đi sự hồn nhiên với những ánh mắt thân thiện, nụ cười lạc quan đầy sức sống.

Chùm ảnh: Hồn nhiên trẻ em vùng cao Tây Bắc

Chùm ảnh: Hồn nhiên trẻ em vùng cao Tây Bắc

VOV.VN - Dù thiếu thốn vật chất nhưng trẻ em vùng cao Tây Bắc chưa bao giờ thiếu đi sự hồn nhiên với những ánh mắt thân thiện, nụ cười lạc quan đầy sức sống.

Cứu người Chứt khỏi bị suy thoái giống nòi từ hôn nhân cận huyết
Cứu người Chứt khỏi bị suy thoái giống nòi từ hôn nhân cận huyết

VOV.VN -Điều khó khăn nhất nhưng bộ đội biên phòng làm được đó là đã thuyết phục người Chứt thay đổi tập tục kết hôn quanh quẩn trong tộc.

Cứu người Chứt khỏi bị suy thoái giống nòi từ hôn nhân cận huyết

Cứu người Chứt khỏi bị suy thoái giống nòi từ hôn nhân cận huyết

VOV.VN -Điều khó khăn nhất nhưng bộ đội biên phòng làm được đó là đã thuyết phục người Chứt thay đổi tập tục kết hôn quanh quẩn trong tộc.

Chùm ảnh: Vẻ đẹp dung dị của phụ nữ vùng cao trong lao động
Chùm ảnh: Vẻ đẹp dung dị của phụ nữ vùng cao trong lao động

VOV.VN - Con người lao động vốn đã rất đẹp, và hình ảnh người phụ nữ trong lao động lại càng đẹp hơn.

Chùm ảnh: Vẻ đẹp dung dị của phụ nữ vùng cao trong lao động

Chùm ảnh: Vẻ đẹp dung dị của phụ nữ vùng cao trong lao động

VOV.VN - Con người lao động vốn đã rất đẹp, và hình ảnh người phụ nữ trong lao động lại càng đẹp hơn.

Đìu hiu những làng tái định cư tại Gia Lai
Đìu hiu những làng tái định cư tại Gia Lai

VOV.VN - Tình trạng người dân bỏ làng mới về nơi ở cũ ngày càng trở nên phổ biến khi đất sản xuất tại nơi ở mới không đủ đáp ứng cho cuộc sống.

Đìu hiu những làng tái định cư tại Gia Lai

Đìu hiu những làng tái định cư tại Gia Lai

VOV.VN - Tình trạng người dân bỏ làng mới về nơi ở cũ ngày càng trở nên phổ biến khi đất sản xuất tại nơi ở mới không đủ đáp ứng cho cuộc sống.