Quảng Nam đi lên từ đổ nát chiến tranh

VOV.VN -Chính quyền và người dân tỉnh Quảng Nam vững bước trên hành trình xây dựng và phát triển quê hương “trung dũng kiên cường”.

Vào những ngày này cách đây 40 năm, khắp chiến trường Khu V đồng loạt nổ ra các cuộc tổng tiến công giải phóng quê hương. Tại tỉnh Quảng Nam, sau khi huyện Tiên Phước là địa phương đầu tiên được giải phóng vào ngày 10/3, quân ta tiếp tục tấn công vào các cứ điểm của chính quyền Việt Nam cộng hòa ở thị xã Tam Kỳ, huyện Núi Thành.

Đúng 10h30 phút ngày 24/3/1975, lá cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam tung bay trên nóc tòa nhà tỉnh đường Quảng Tín, bây giờ là tỉnh Quảng Nam. 40 mùa Xuân đã trôi qua, từ trong đổ nát chiến tranh, mảnh đất và con người Quảng Nam đã hồi sinh mạnh mẽ.

Thành phố Hội An, một trong 2 Di sản Văn hóa Thế giới ở tỉnh Quảng Nam

Vùng đất Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, nơi có địa đạo Kỳ Anh là chứng tích lịch sử hào hùng của dân tộc. Chiến tranh đã lùi xa nhưng nỗi đau thời hậu chiến vẫn còn nhức nhối.

Vợ chồng anh Lê Thanh Nhàn ở thôn Vĩnh Bình, xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ sinh được 3 người con trai nhưng không một ai lành lặn. Chất độc hóa học người Mỹ rải xuống vùng đất này đã ngấm vào máu thịt anh Nhàn trước khi sinh con, để rồi cả 3 con đều bị dị tật.

Bà Nancy, vợ của một cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam trong một lần đến vùng đất Quảng Nam, chứng kiến sự tàn khốc do chiến tranh đã quyết định thành lập “Quỹ hàn gắn hậu quả chiến tranh” nhằm hỗ trợ cho những gia đình nạn nhân chất độc da cam và người khuyết tật ở địa phương này. Việc làm của bà Nancy cũng là thực hiện lời trăn trối của người chồng trước khi qua đời, trả nợ cho hành động điên cuồng là rải chất độc hóa học xuống đất nước Việt Nam. Đã có hơn 220 gia đình ở tỉnh Quảng Nam được Quỹ này giúp đỡ. Vợ chồng anh Lê Thanh Nhàn là một trong số người nhận khoản hỗ trợ này.

Ông Trương Công Quyền, người thân của anh Nhàn cảm kích: “Để hàn gắn vết thương chiến tranh, có hỗ trợ cho cháu xây dựng lại cơ ngơi, thì thấy điều này là một việc làm rất trân trọng của người Mỹ, vì họ cũng đã hàn gắn lại phần nào đối với quê hương ở đây”.

Nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô Chu Lai - Trường Hải tại Khu kinh tế mở Chu Lai đóng góp nguồn thu đáng kể cho ngân sách tỉnh

Câu chuyện hàn gắn vết thương chiến tranh được chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Nam nỗ lực thực hiện từ sau ngày quê hương giải phóng đến nay. Những ngày tháng ba này, ông Nguyễn Văn Bá, nguyên Phó Ban chỉ huy công trình đại thủy nông Phú Ninh dạo bước trên hồ đập được xem là biểu tượng của việc huy động sức dân, lòng ông dâng trào niềm vui. Ông Bá là một trong những người được giao trọng trách xây dựng công trình đại thủy nông Phú Ninh.

Ngay sau giải phóng, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng xác định, lúc này người dân cần lúa, cần lương thực nên mục tiêu đưa ra là làm thủy lợi giải quyết nước tưới, cứu đói cho người dân trong hoàn cảnh kinh tế đang kiệt quệ sau chiến tranh. Ông Nguyễn Văn Bá nhớ lại, sau gần 10 năm xây dựng, dòng nước của hồ Phú Ninh tưới mát cho hơn 23.000 đất sản xuất, gần 1 triệu người dân Quảng Nam - Đà Nẵng thoát khỏi cảnh thiếu đói.

Đầu năm 1997, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng được chia tách thành 2 đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương là thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Sự kiện mang tính lịch sử này đã tạo điều kiện cho cả 2 địa phương cùng phát triển. Ông Lê Trí Tập, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam những năm đầu tái lập tỉnh hồi tưởng về ngày đầu nhiều gian nan vất vả với các trận bão, lũ, hạn hán triền miên. Nhưng từ trong gian khó ấy, tinh thần đoàn kết đã giúp Quảng Nam vững vàng đi lên: “Trong những giai đoạn khó khăn như vậy, trước hết là sự tập trung lãnh đạo của Đảng, nhưng vai trò của đảng viên và các cơ sở Đảng là hết lòng vì Quảng Nam yêu thương. Những lúc cam go nhất thì sự lãnh đạo bao giờ cũng bình tĩnh, sáng suốt và vững vàng để nhân dân tin tưởng”.

Từ một tỉnh thuần nông, đối tượng chính sách chiếm gần 20% dân số, đến nay, tỉnh Quảng Nam đã vươn lên thành một trong những địa phương nằm trong tốp đầu ở khu vực miền Trung. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 12%, thu nhập bình quân đầu người hơn 1,7 triệu đồng mỗi tháng.

Ông Lê Phước Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam cho biết, Đảng bộ và chính quyền địa phương luôn quyết tâm chăm lo cho các gia đình chính sách: “Quảng Nam cũng là một tỉnh có nhiều liệt sỹ, nhiều gia đình chính sách và nhiều mẹ Việt Nam Anh hùng. Hằng năm chúng tôi cũng tập trung quan tâm bằng các chính sách của xã hội, chính sách của Đảng, của Nhà nước như tập trung giảm nghèo, xóa nhà tạm. Chúng tôi cũng đang cố gắng phấn đấu làm thế nào để cuộc sống còn lại của các gia đình chính sách đạt ở mức độ trên bình quân chung của khu vực dân cư”.

Tháng ba này, Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng lấy nguyên mẫu Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Thứ quê ở xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam được khánh thành đúng dịp kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam. Công trình nhằm tôn vinh sự hy sinh cao cả của các mẹ Việt Nam Anh hùng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc và giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ mai sau.

Mùa xuân và tháng Ba lịch sử với nền tảng vững chắc trong 40 năm qua là niềm tin để Đảng bộ, chính quyền và người dân tỉnh Quảng Nam vững bước trên hành trình xây dựng và phát triển quê hương “trung dũng kiên cường”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Gia Lai đổi thay diệu kỳ sau 40 năm giải phóng
Gia Lai đổi thay diệu kỳ sau 40 năm giải phóng

VOV.VN - Khắp các vùng trong tỉnh không còn tàn tích của chiến tranh. Thay vào đó là những đô thị phát triển, những vườn cao su, cà phê bạt ngàn

Gia Lai đổi thay diệu kỳ sau 40 năm giải phóng

Gia Lai đổi thay diệu kỳ sau 40 năm giải phóng

VOV.VN - Khắp các vùng trong tỉnh không còn tàn tích của chiến tranh. Thay vào đó là những đô thị phát triển, những vườn cao su, cà phê bạt ngàn

Gia Lai kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng
Gia Lai kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng

VOV.VN - Với tinh thần đoàn kết, phát huy tinh thần tự lực, sau 40 năm giải phóng, Gia Lai đã thoát khỏi khỏi đói nghèo.

Gia Lai kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng

Gia Lai kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng

VOV.VN - Với tinh thần đoàn kết, phát huy tinh thần tự lực, sau 40 năm giải phóng, Gia Lai đã thoát khỏi khỏi đói nghèo.

Đà Nẵng bắn pháo hoa tại 4 điểm kỷ niệm 40 năm giải phóng
Đà Nẵng bắn pháo hoa tại 4 điểm kỷ niệm 40 năm giải phóng

VOV.VN - Lần đầu tiên các điểm bắn pháo hoa không “dồn” hết về dọc theo hai bờ sông Hàn, mà mở rộng ra ở các điểm xa.

Đà Nẵng bắn pháo hoa tại 4 điểm kỷ niệm 40 năm giải phóng

Đà Nẵng bắn pháo hoa tại 4 điểm kỷ niệm 40 năm giải phóng

VOV.VN - Lần đầu tiên các điểm bắn pháo hoa không “dồn” hết về dọc theo hai bờ sông Hàn, mà mở rộng ra ở các điểm xa.

Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam
Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam

VOV.VN -Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án Mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 

Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam

VOV.VN -Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án Mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 

Kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng Kon Tum
Kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng Kon Tum

VOV.VN - Đúng ngày này, các lực lượng của tỉnh Kon Tum cùng với các mũi đột kích của chủ lực F968 đột nhập, tiêu diệt những ổ kháng cự cuối cùng của địch

Kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng Kon Tum

Kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng Kon Tum

VOV.VN - Đúng ngày này, các lực lượng của tỉnh Kon Tum cùng với các mũi đột kích của chủ lực F968 đột nhập, tiêu diệt những ổ kháng cự cuối cùng của địch