Nợ xấu là “cục máu đông” của nền kinh tế cần xử lý

VOV.VN - Nợ xấu được coi là “cục máu đông” của nền kinh tế, nếu không xử lý kịp thời sẽ làm “tắc nghẽn”, cản trở sự phát triển kinh tế đất nước.

Chiều 26/5, Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và Luật các tổ chức tín dụng. Tại phiên thảo luận, đa số các đại biểu cho rằng: Nợ xấu được coi là “cục máu đông” của nền kinh tế, nếu không xử lý kịp thời sẽ làm “tắc nghẽn”, cản trở sự phát triển, đe dọa an ninh tài chính quốc gia, là sự bức xúc, lo lắng của cử tri cả nước.  

Thảo luận tại tổ về Dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và Luật các tổ chức tín dụng chiều 26/5.

Theo ĐBQH Nguyễn Đức Kiên (Đoàn Sóc Trăng), năm 2012 Thủ tướng có Nghị quyết 254 về tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, ban hành Nghị định về thành lập công ty mua bán nợ (VAMC) thuộc ngân hàng Nhà nước, Chính phủ bố trí vốn hỗ trợ. Trong quá trình triển khai, mặc dù đã nỗ lực nhưng sang đến 2014, 2015 một số tổ chức tín dụng vẫn không khắc phục được nên ở thời điểm đó buộc phải mua 3 ngân hàng với giá 0 đồng. 

Tổng số các khoản nợ của các tổ chức tín dụng tại thời điểm trước Đại hội đảng XII là khoảng 600 nghìn tỷ, trong quá trình thực hiện Nghị quyết 254, đã xử lý 400 nghìn tỷ, trong đó chuyển về VAMC mua thông qua trái phiếu đặc biệt khoảng 230 nghìn tỷ. Đến 31/12/2016, các tổ chức tín dụng (TCTD) tự xử lý khoảng 53% tổng số nợ của các TCTD. 

Đến thời điểm này, sau khi  có Nghị quyết Đại hội XII, Chính phủ nhiệm kỳ mới, các cơ quan hữu quan đã đánh giá lại toàn bộ thực lực các TCTD để tìm nguyên nhân, mặc dù đã chỉ đạo kiên quyết nhưng xử lý nợ xấu chưa đạt yêu cầu, hệ lụy không giảm được lãi suất cho vay, cả năm 2016 mới giảm 0,5-1% lãi cho vay, khó hỗ trợ được phát triển doanh nghiệp. 

ĐBQH Nguyễn Đức Kiên (Đoàn Sóc Trăng).

Tại cuộc làm việc của Thủ tướng với các doanh nghiệp (DN), các DN đều kêu vấn đề tiếp cận vốn rất khó khăn. Thủ tướng đã chỉ đạo ngân hành Nhà nước và các cơ quan của Quốc hội phối hợp đưa ra biện pháp xử lý quyết liệt, đồng bộ hơn. Tại thời điểm đó ngân hàng nhà nước đã nghiên cứu một dự thảo luật về hỗ trợ các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu. Sau khi xin ý kiến chủ trương với Chính phủ, tháng 1/2017, các cơ quan của Quốc hội liên tục có nhiều buổi làm việc với NHNN để đánh giá tình hình và đưa ra căn cứ vào thực tế.

ĐBQH Nguyễn Đức Kiên (Đoàn Sóc Trăng) nhìn nhận số lượng nợ xấu lớn đang đe dọa nghiêm trọng không chỉ với hệ thống tài chính mà còn với toàn bộ hệ thống an ninh tiền tệ quốc gia. “Trong bối cảnh này, chúng ta buộc phải có những quyết định rất đặc thù. Do đó việc xây dựng một Nghị quyết về vấn đề nợ xấu là điều cấp bách” - ông Kiên cho biết.

Tuy nhiên, khi thực hiện xử lý nợ xấu thì quan điểm chỉ đạo xuyên suốt, có 6 vấn đề: Thứ nhấn là ko trái Hiến pháp; thứ 2 không phá vỡ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, đảm bảo giới hạn, khống chế thời gian áp dụng; Thứ 3, do tính chất đặc thù Nghị quyết có hiệu lực ngay sau khi được Quốc hội thông qua; thứ 4, việc xử lý nợ xấu phải tuân thủ quy luật của nền kinh tế thị trường, có thể bán giá cao hơn, thấp hơn giá nợ xấu; thứ 5 là không loại trừ trách nhiệm hình sự của các tổ chức cá nhân đã gây ra sai phạm do cố ý làm trái để trục lợi; thứ 6 là Nghị quyết bảo đảm tính kế thừa quan điểm của Chính phủ không sử dụng ngân sách nhà nước để khắc phục nợ xấu.

ĐB Bùi Thanh Tùng (Đoàn Hải Phòng).

Nội dung Nghị quyết kiến nghị thực hiện ngay và có hiệu lực từ 1/7/2017, kết thúc 1/7/2022. Hàng năm Chính phủ có báo cáo với Quốc hội về xử lý nợ xấu, căn cứ vào đó sau 3-4 năm kết thúc hoặc tùy theo thực tế. Nghị quyết không phân biệt thành phần sở hữu của các tổ chức tín dụng mà với tất cả tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam phù hợp với WTO và các hiệp định khác. 

ĐB Nguyễn Đức Kiên cũng nêu kinh nghiệm của các nước trên thế giới đã bị khủng hoảng tài chính, nợ xấu và cách xử lý của họ như Hàn Quốc, Bỉ, Hy Lạp... “Các nước trên thế giới cũng gặp trường hợp như chúng ta nhưng nguồn lực của họ mạnh hơn nên cách làm khác nhau, như với Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), sau sự kiện Hy Lạp cũng phải thành lập cơ quan giám sát chung để quản lý phát sinh nợ xấu. Ngân hàng ECB đã phải thực hiện giám sát kiểm tra điều tra thực địa, đóng cửa, cho phá sản ngân hàng và định giá việc mua bán ngân hàng cũng như bảo đảm tuân thủ pháp luật hiện hành”. 

Qua thảo luận, các đại biểu cho rằng, việc ban hành Nghị quyết nhằm áp dụng thí điểm một số chính sách mới để hỗ trợ xử lý nợ xấu theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa 12) là cần thiết và phù hợp. 

ĐB Hoàng Thanh Tùng (Đoàn Sóc Trăng) cho rằng, nợ xấu đã ảnh hưởng nặng đến nền kinh tế, nếu không giải quyết được gây ách tắc cho nền kinh tế. Qua thẩm tra thấy rằng hết sức cấp thiết, mặc dù Nghị quyết về xửa lý nợ xấu trình gấp, đặt ra khối lượng lớn công việc cần xử lý cho cơ quan liên quan, nhưng cần phải xử lý. 

“Phải có cơ chế theo lộ trình này và cần có cơ quan thẩm định độc lập khách quan để xác định nguồn gốc. Luật các tổ chức tín dụng, Ủy ban kinh tế có thẩm tra đầy đủ, phạm vi điều chỉnh, theo trình của Chính phủ dự kiến sửa tập trung vào tái cơ cấu của các tổ chức tín dụng, đây là vấn đề cấp thiết”, ĐB Hoàng Thanh Tùng nói.

Đồng quan điểm trên, ĐB Bùi Thanh Tùng (Đoàn Hải Phòng) cho rằng cần sớm  ban hành Nghị quyết kịp thời, đúng lúc tạo điều kiện cho Ngân hàng thu hồi nợ xấu, đồng thời tạo điều kiện cho người gửi tiền yên tâm. Bởi vì hiện nay ngân hàng sát nhập, Chính phủ, Quốc hội cho phép ngân hàng hoạt động không hiệu quả thì cho giải thể. Như vậy những người cho vay sợ giải thể, ảnh hưởng mặc dù nhà nước vẫn đảm bảo tiền gửi. Ban hành Nghị quyết để phù hợp, tạo công bằng giữa người vay và người cho vay. Vay phải có trách nhiệm trả.

“Nghị quyết cần bổ sung không được dùng ngân sách nhà nước xử lý nợ xấu. Vấn đề này quan trọng, không cẩn thận chúng ta biến tiền ngân sách chuyển vào xử lý cho các khoản nợ của các tổ chức tín dụng. Nên có nguyên tắc dứt khoát ở đây. Nhất trí ra Nghị quyết nhưng phải ra quy định xử lý hình sự đối với các tổ chức cá nhân làm ăn thua lỗ ảnh hưởng đến nền kinh tế một cách nghiêm minh hơn đảm bảo răn đe, ngăn chặn kịp thời, không thể làm thất thoát xong lại không có người chịu trách nhiệm, vô can là không được", ĐB Bùi Thanh Tùng đề nghị.

Trên cơ sở đó, một số đại biểu đề nghị cần có hồ sơ báo cáo giải trình rõ vì sao nợ xấu tăng cao, con số nợ xấu hiện nay là bao nhiêu, nguyên nhân phát sinh nợ xấu tăng nhanh, đồng thời phải phân loại cơ cấu nợ xấu.  

 Cũng trong chiều nay, các đại biểu cho ý kiến vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng. Theo đó đa số đại biểu nhất trí việc cần thiết sửa đổi, bổ sung dự án luật nhằm làm cơ sở để lành mạnh hóa nguồn vốn, và để xử lý nợ xấu trong thời gian tới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thống đốc Lê Minh Hưng: Nợ xấu và sự rủi ro của nền kinh tế
Thống đốc Lê Minh Hưng: Nợ xấu và sự rủi ro của nền kinh tế

VOV.VN - Thống đốc Lê Minh Hưng cho rằng quá trình xử lý nợ xấu còn gặp nhiều vướng mắc, cần phải có một Nghị quyết về xử lý nợ xấu do Quốc hội ban hành.

Thống đốc Lê Minh Hưng: Nợ xấu và sự rủi ro của nền kinh tế

Thống đốc Lê Minh Hưng: Nợ xấu và sự rủi ro của nền kinh tế

VOV.VN - Thống đốc Lê Minh Hưng cho rằng quá trình xử lý nợ xấu còn gặp nhiều vướng mắc, cần phải có một Nghị quyết về xử lý nợ xấu do Quốc hội ban hành.

Ngân  hàng nào có mức nợ xấu cao nhất hiện nay?
Ngân hàng nào có mức nợ xấu cao nhất hiện nay?

VOV.VN - Sacombank là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong số các ngân hàng niêm yết hiện nay với 4,89%.

Ngân  hàng nào có mức nợ xấu cao nhất hiện nay?

Ngân hàng nào có mức nợ xấu cao nhất hiện nay?

VOV.VN - Sacombank là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong số các ngân hàng niêm yết hiện nay với 4,89%.

Chính phủ lập Ban chỉ đạo xử lý nợ xấu, giải quyết 12 dự án thua lỗ
Chính phủ lập Ban chỉ đạo xử lý nợ xấu, giải quyết 12 dự án thua lỗ

VOV.VN - Đối với 12 dự án thất thoát, thua lỗ lớn, Thủ tướng đã thành lập Ban Chỉ đạo nhằm xử lý đối với từng dự án cụ thể, xử lý các khoản nợ xấu.  

Chính phủ lập Ban chỉ đạo xử lý nợ xấu, giải quyết 12 dự án thua lỗ

Chính phủ lập Ban chỉ đạo xử lý nợ xấu, giải quyết 12 dự án thua lỗ

VOV.VN - Đối với 12 dự án thất thoát, thua lỗ lớn, Thủ tướng đã thành lập Ban Chỉ đạo nhằm xử lý đối với từng dự án cụ thể, xử lý các khoản nợ xấu.  

Đề xuất nhiều đặc quyền cho VAMC xử lý nợ xấu
Đề xuất nhiều đặc quyền cho VAMC xử lý nợ xấu

VOV.VN -Ngân hàng Nhà nước đang đề xuất một loạt đặc quyền cho VAMC và các tổ chức tín dụng trong xử lý nợ xấu, đặc biệt là về quyền xử lý tài sản bảo đảm.

Đề xuất nhiều đặc quyền cho VAMC xử lý nợ xấu

Đề xuất nhiều đặc quyền cho VAMC xử lý nợ xấu

VOV.VN -Ngân hàng Nhà nước đang đề xuất một loạt đặc quyền cho VAMC và các tổ chức tín dụng trong xử lý nợ xấu, đặc biệt là về quyền xử lý tài sản bảo đảm.

Mở rộng tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa có làm tăng nợ xấu?
Mở rộng tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa có làm tăng nợ xấu?

VOV.VN - Ngân hàng Chính sách xã hội là nơi cho người nghèo, những người rất khó khăn nhưng tỷ lệ nợ xấu ở nhóm khách hàng này lại rất thấp.

Mở rộng tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa có làm tăng nợ xấu?

Mở rộng tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa có làm tăng nợ xấu?

VOV.VN - Ngân hàng Chính sách xã hội là nơi cho người nghèo, những người rất khó khăn nhưng tỷ lệ nợ xấu ở nhóm khách hàng này lại rất thấp.