Trung Quốc ồ ạt thu mua gỗ cao su của Việt Nam

VOV.VN - Thương lái Trung Quốc đang tràn sang thu mua gỗ cao su tại Tây Nguyên của Việt Nam.

Hiện tại, các doanh nghiệp Trung Quốc ồ ạt thu mua gỗ cao su của Việt Nam.

Thương lái Trung Quốc đang thâu tóm thị trường gỗ cao su Việt Nam (Ảnh minh họa: KT)

Ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia chính sách của Tổ chức Forest Trends (Hoa Kỳ) tại Việt Nam cho biết, Trung Quốc tăng vọt lượng nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Việt Nam, đặc biệt là gỗ cao su.

Theo ông Phúc, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam đối với các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, trong đó có gỗ nguyên liệu. Năm 2015 kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Trung Quốc đạt gần 965,8 triệu USD, tăng thêm gần 121 triệu USD so với năm trước đó.

Trong 3 quý đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này sang thị trường Trung Quốc đạt 725,3 triệu USD, tương đương 75% giá trị kim ngạch của cả năm ngoái.

Ông Phúc cho hay, lượng và giá trị của gỗ cao su xuất khẩu sang Trung Quốc có sự biến động rất lớn. Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm 2016, lượng gỗ cao su xẻ xuất sang thị trường Trung Quốc lớn hơn gần 1,4 lần tổng lượng gỗ cao su xẻ xuất khẩu của cả năm 2015.

Chuyên gia Tô Xuân Phúc của Tổ chức Forest Trends (Hoa Kỳ)

Hiệp hội gỗ trong nước quan ngại về việc mua bất thường và có dấu hiệu lách thuế của doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam.

Trao đổi với Zing, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA), cho biết nhiều doanh nghiệp Trung Quốc sang ồ ạt thu mua gỗ cao su ở Tây Nguyên, Đông Nam bộ theo cách "triệt hạ" các doanh nghiệp nội.

Theo ông Lập, giá cao su đang tăng cao trong bối cảnh từ năm 2017, Trung Quốc sẽ đóng cửa toàn bộ rừng tự nhiên và nguồn nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến nước này sẽ thiếu hụt…

Về cách thu mua của doanh nghiệp Trung Quốc, Chủ tịch FPA cho biết: "Họ xách vali tiền sang đến các xưởng, nhà máy tại Việt Nam, đặt cọc vài trăm nghìn USD là  bình thường".

Bên cạnh đó, các thương lái Trung Quốc còn đặt các xưởng chế biến của Việt Nam hạ giá cấp gỗ, từ đó để hạ giá hàng hóa để lách thuế./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giá xuống đáy, lãi suất cao, nhiều nhà vườn chặt bỏ cây cao su
Giá xuống đáy, lãi suất cao, nhiều nhà vườn chặt bỏ cây cao su

VOV.VN -Tại Gia Lai, nhiều doanh nghiệp trồng cao su khó khăn, giá xuống đáy trong khi lãi suất tăng cao, khả năng thua lỗ lớn, nhà vườn chặt bỏ cao su.

Giá xuống đáy, lãi suất cao, nhiều nhà vườn chặt bỏ cây cao su

Giá xuống đáy, lãi suất cao, nhiều nhà vườn chặt bỏ cây cao su

VOV.VN -Tại Gia Lai, nhiều doanh nghiệp trồng cao su khó khăn, giá xuống đáy trong khi lãi suất tăng cao, khả năng thua lỗ lớn, nhà vườn chặt bỏ cao su.

Điện Biên – những tín hiệu vui từ cây cao su
Điện Biên – những tín hiệu vui từ cây cao su

VOV.VN - Sau 8 năm triển khai, những ngày này, Công ty cổ phần cao su Điện Biên đang bắt đầu mở cạo những diện tích cao su đầu tiên.

Điện Biên – những tín hiệu vui từ cây cao su

Điện Biên – những tín hiệu vui từ cây cao su

VOV.VN - Sau 8 năm triển khai, những ngày này, Công ty cổ phần cao su Điện Biên đang bắt đầu mở cạo những diện tích cao su đầu tiên.

Góp đất trồng cao su - hướng liên kết làm kinh tế mới
Góp đất trồng cao su - hướng liên kết làm kinh tế mới

VOV.VN - Với trên 6.000 ha cao su đến đầu tháng 7 này cho thu hoạch sẽ tạo ra thu nhập, góp phần nâng cao đời sống cho hơn 2.500 công nhân.

Góp đất trồng cao su - hướng liên kết làm kinh tế mới

Góp đất trồng cao su - hướng liên kết làm kinh tế mới

VOV.VN - Với trên 6.000 ha cao su đến đầu tháng 7 này cho thu hoạch sẽ tạo ra thu nhập, góp phần nâng cao đời sống cho hơn 2.500 công nhân.

Vì sao dự án “cưa rừng trồng cao su” gây phản ứng mạnh?
Vì sao dự án “cưa rừng trồng cao su” gây phản ứng mạnh?

VOV.VN - Việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án khai thác rừng trồng cao su sau chỉ đạo của Chính phủ khiến dư luận nghi ngờ có khuất tất.

Vì sao dự án “cưa rừng trồng cao su” gây phản ứng mạnh?

Vì sao dự án “cưa rừng trồng cao su” gây phản ứng mạnh?

VOV.VN - Việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án khai thác rừng trồng cao su sau chỉ đạo của Chính phủ khiến dư luận nghi ngờ có khuất tất.

Bầu Đức có thể bán 20.000 ha cao su cho đối tác Trung Quốc
Bầu Đức có thể bán 20.000 ha cao su cho đối tác Trung Quốc

Nhằm tạo dòng tiền trả nợ, Hoàng Anh Gia Lai Agrico sẽ bán mía đường và có thể bán 20.000 ha cao su cho Trung Quốc nếu công ty mẹ không được cứu.

Bầu Đức có thể bán 20.000 ha cao su cho đối tác Trung Quốc

Bầu Đức có thể bán 20.000 ha cao su cho đối tác Trung Quốc

Nhằm tạo dòng tiền trả nợ, Hoàng Anh Gia Lai Agrico sẽ bán mía đường và có thể bán 20.000 ha cao su cho Trung Quốc nếu công ty mẹ không được cứu.