Họp HĐND Bình Thuận: “Nóng” vấn đề quản lý lao động Trung Quốc

VOV.VN -Sở Lao động -Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Thuận cho biết, đến ngày 30/6 còn 694 lao động Trung Quốc, trong đó chỉ có 298 lao động có giấy phép.

Tại Kỳ họp thứ 9, Hội đồng Nhân dân khóa IX tỉnh Bình Thuận, vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm chính là việc quản lý lao động nước ngoài, chủ yếu là lao động Trung Quốc tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân.

Theo báo cáo của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Bình Thuận, trong quý I/2014 đã có hơn 1000 lao động Trung Quốc làm việc tại Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân. Tuy nhiên, trong số này chỉ có hơn 160 lao động có giấy phép. 

Ngày 1/4/2014, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh cùng với Phòng xuất nhập cảnh- Công an tỉnh Bình Thuận đã kiểm tra 4 công ty tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân. Khi kiểm tra công ty Hồ Bắc thì trong tổng số 269 lao động, chỉ có 144 lao động Trung Quốc có giấy phép lao động, 125 lao động không phép, có 36/269 lao động không có hộ chiếu.

 

Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân

Lao động phổ thông Trung Quốc tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân đã hình thành một "làng" ngay tại gần khu vực nhà máy. Nhiều nhà hàng, quán ăn ở đây cũng xuất hiện nhiều chữ Hoa trên bảng hiệu. Số lượng lao động này cũng thay đổi liên tục và có xu hướng giảm sau vụ Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ nước ta. Theo Sở Lao động -Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Thuận, đến ngày 30/6 còn 694 lao động Trung Quốc, trong đó chỉ có 298 lao động có giấy phép.

Theo ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Thuận, việc quản lý người lao động nước ngoài, đặc biệt là lao động Trung Quốc ở Bình Thuận rất khó khăn bởi thiếu nhiều chế tài. Tình hình quản lý lao động nước ngoài còn bất cập. Việc xử phạt cũng khó bởi trong Nghị định 102 và Thông tư 03 chỉ nói không đủ điều kiện thì trục xuất nhưng ai trục xuất thì không nói rõ.

Qua báo cáo của các cơ quan chức năng thì phần lớn lao động Trung Quốc tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân đều gắn mác là chuyên gia, kỹ sư, nhưng thực chất chỉ là lao động phổ thông. Theo qui định của Nghị định 102 của Chính phủ ban hành tháng 9/2013 và Thông tư 03 có hiệu lực 10/3/2014 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện thì Việt Nam chỉ tuyển các lao động nước ngoài là các chuyên gia, nhà quản lý… không chấp nhận lao động phổ thông. Nếu các lĩnh vực mà chuyên gia Việt Nam có thể làm được thì cũng không tuyển chuyên gia nước ngoài. Vì thế, điều mà các đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận quan tâm là việc xử lý kẽ hở này bởi Thông tư 03 này lại không có qui định về chế tài xử phạt. Chính quyền huyện Tuy Phong chỉ quản lý về cư trú, an ninh trật tự, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội chỉ kiểm tra về giấy phép lao động chứ không xử lý được các lao động Trung Quốc gắn mác kỹ sư.

 

Khu nhà ở của lao động Trung Quốc

Cần quản lý chặt hơn lao động người nước ngoài

Đại biểu Phạm Văn Long, đơn vị Tuy Phong đề nghị: Kẽ hở của Thông tư 03 khiến các nhà thầu nước ngoài tự tung tự tác trong việc sử dụng lao động. Vì vậy, bên cạnh việc phối hợp với Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân ổn định tư tưởng cho số chuyên gia và lao động Trung Quốc có giấy phép hợp pháp sau sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc hạ đặt trái phép trên vùng biển Việt Nam thì việc quản lý lao động người nước ngoài trên tỉnh, nhất là ở Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân cần được quan tâm chặt chẽ hơn nữa.

Trước tình hình trên, tỉnh Bình Thuận đã chỉ đạo chặt chẽ việc quản lý lao động Trung Quốc tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân. Nhất là từ đầu tháng 5 tới nay, việc kiểm tra lao động Trung Quốc thường xuyên hơn. Lãnh đạo tỉnh Bình Thuận cũng đã yêu cầu các ngành chức năng tham mưu cho tỉnh để có cơ chế đặc thù phù hợp, kiến nghị với Bộ Lao động thương binh xã hội vận dụng Nghị định 102 và Thông tư 05 để quản lý tốt lao động nước ngoài.

Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định: Hội đồng Nhân dân tỉnh sẽ tiếp tục suy nghĩ về vấn đề này. Trong trường hợp cần thiết xin thêm ý kiến của bộ quản lý chuyên ngành và các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết, làm sao các cá nhân, tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật của Nhà nước.

Trong 6 tháng đầu năm có hơn 164.000 người nước ngoài đến Bình Thuận du lịch, thăm thân nhân, tăng hơn 31.000 so với cùng kỳ năm 2013. Tình trạng người Trung Quốc nhập cảnh mua bán không đăng ký lưu trú, có quan hệ phức tạp vẫn tiếp tục xảy ra nên chính quyền các cấp của tỉnh Bình Thuận cần siết chặt hơn nữa việc quản lý đối tượng này, không để xảy ra các vụ việc đáng tiếc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quản lý lao động nước ngoài- còn nhiều kẽ hở
Quản lý lao động nước ngoài- còn nhiều kẽ hở

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Kim Ngân: Phải xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong việc thống kê và quản lý người nước ngoài sang Việt Nam lao động bằng con đường đi du lịch và làm dự án.

Quản lý lao động nước ngoài- còn nhiều kẽ hở

Quản lý lao động nước ngoài- còn nhiều kẽ hở

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Kim Ngân: Phải xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong việc thống kê và quản lý người nước ngoài sang Việt Nam lao động bằng con đường đi du lịch và làm dự án.

Thủ tướng Chỉ thị tăng cường quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc
Thủ tướng Chỉ thị tăng cường quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc

VOV.VN -Thủ tướng đã ban hành Chỉ thị số 12 về việc tăng cường công tác quản lý người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc.

Thủ tướng Chỉ thị tăng cường quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc

Thủ tướng Chỉ thị tăng cường quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc

VOV.VN -Thủ tướng đã ban hành Chỉ thị số 12 về việc tăng cường công tác quản lý người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc.

Tăng cường quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam
Tăng cường quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam

Đối với các trường hợp lao động không đủ điều kiện làm việc tại Việt Nam thì buộc xuất cảnh hoặc trục xuất theo quy định của pháp luật.  

Tăng cường quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam

Tăng cường quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam

Đối với các trường hợp lao động không đủ điều kiện làm việc tại Việt Nam thì buộc xuất cảnh hoặc trục xuất theo quy định của pháp luật.  

Yêu cầu quản lý lao động Việt Nam tại Bờ Biển Ngà
Yêu cầu quản lý lao động Việt Nam tại Bờ Biển Ngà

Các doanh nghiệp đưa lao động Việt Nam đi làm việc trên các tàu  vận tải nước ngoài phải quản lý được số lượng lao động của mình

Yêu cầu quản lý lao động Việt Nam tại Bờ Biển Ngà

Yêu cầu quản lý lao động Việt Nam tại Bờ Biển Ngà

Các doanh nghiệp đưa lao động Việt Nam đi làm việc trên các tàu  vận tải nước ngoài phải quản lý được số lượng lao động của mình

Thành lập Ban quản lý lao động Việt Nam tại Libya
Thành lập Ban quản lý lao động Việt Nam tại Libya

Ban quản lý có nhiệm vụ hướng dẫn doanh nghiệp tiếp cận thị trường, ký hợp đồng đưa lao động sang làm việc tại Libya theo đúng pháp luật của Việt Nam và của Libya.  

Thành lập Ban quản lý lao động Việt Nam tại Libya

Thành lập Ban quản lý lao động Việt Nam tại Libya

Ban quản lý có nhiệm vụ hướng dẫn doanh nghiệp tiếp cận thị trường, ký hợp đồng đưa lao động sang làm việc tại Libya theo đúng pháp luật của Việt Nam và của Libya.  

Quản lý lao động nước ngoài: Chuyện ghi từ Cam Ranh tới Vũng Rô
Quản lý lao động nước ngoài: Chuyện ghi từ Cam Ranh tới Vũng Rô

Không những buông lỏng quản lý suốt thời gian dài, chính quyền địa phương và ngành chức năng còn cấp phép hoạt động một cách vô tội vạ.

Quản lý lao động nước ngoài: Chuyện ghi từ Cam Ranh tới Vũng Rô

Quản lý lao động nước ngoài: Chuyện ghi từ Cam Ranh tới Vũng Rô

Không những buông lỏng quản lý suốt thời gian dài, chính quyền địa phương và ngành chức năng còn cấp phép hoạt động một cách vô tội vạ.

Nga siết chặt quản lý lao động nhập cư bất hợp pháp
Nga siết chặt quản lý lao động nhập cư bất hợp pháp

(VOV) - Người có tội danh tổ chức lao động nhập cư bất hợp pháp có thể bị phạt tù tới 7 năm và phạt một khoản tiền lớn.

Nga siết chặt quản lý lao động nhập cư bất hợp pháp

Nga siết chặt quản lý lao động nhập cư bất hợp pháp

(VOV) - Người có tội danh tổ chức lao động nhập cư bất hợp pháp có thể bị phạt tù tới 7 năm và phạt một khoản tiền lớn.

Tăng cường quản lý lao động nước ngoài trong ngành Ngân hàng
Tăng cường quản lý lao động nước ngoài trong ngành Ngân hàng

Thống đốc NHNN yêu cầu các TCTD chấp hành nghiêm các quy định về tuyển dụng, sử dụng lao động là người nước ngoài...

Tăng cường quản lý lao động nước ngoài trong ngành Ngân hàng

Tăng cường quản lý lao động nước ngoài trong ngành Ngân hàng

Thống đốc NHNN yêu cầu các TCTD chấp hành nghiêm các quy định về tuyển dụng, sử dụng lao động là người nước ngoài...