Rừng Sơn Trà bị phá tan hoang: Ai chịu trách nhiệm?

VOV.VN -Hôm nay (26/2), lãnh đạo thành phố Đà Nẵng chỉ đạo làm rõ vụ phá rừng trên bán đảo Sơn Trà, thuộc phường Thọ Quang, quận Sơn Trà.

Điều khiến dư luận bức xúc là vì sao sự việc diễn ra cả tháng trời mà lực lượng kiểm lâm không hề hay biết? Việc phát hiện, cung cấp thông tin cũng do người dân chứ không phải lực lượng chức năng.

Sau khi kiểm tra tại hiện trường, cơ quan chức năng thành phố Đà Nẵng phát hiện cả một khu rừng bị chặt phá nham nhở. Nhiều cây cối bị triệt hạ đã khô khốc, lán trại được dựng lên với nhiều vật dụng đồ dùng nấu ăn, phương tiện làm rừng, cho thấy dấu hiệu rừng bị xâm hại một thời gian khá dài.

Dù chưa được cấp phép nhưng chủ rừng đã mở đường vào sâu trong rừng

Báo cáo của Ủy ban nhân dân phường Thọ Quang gửi lãnh đạo thành phố và ngành chức năng sáng nay (26/2) thừa nhận, việc các hộ nhận giao khoán đất trồng rừng tự ý mở rộng lối đi, phát tầng cây bụi và dựng lán trại trái phép trên bán đảo Sơn Trà.

Ông Võ Đình Công, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Thọ Quang cho rằng, hiện nay, Hạt kiểm lâm quận Sơn Trà đã bàn giao tổng thể cho địa phương quản lý hơn 1.000ha đất, với hơn 200 hồ sơ giao khoán. Tuy nhiên, công việc giao khoán này mới thực hiện trên văn bản giấy tờ chứ chưa tổ chức bàn giao thực địa. Do đó, theo ông Võ Đình Công, trách nhiệm chính trong vụ phá rừng này thuộc về lực lượng kiểm lâm.

Cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đi kiểm tra tại hiện trường rừng bị xâm hại

“Hạt kiểm lâm đã cử một kiểm lâm địa bàn về để tham mưu cho UBND phường cũng như Chủ tịch phường xử lý, phát hiện các trường hợp như vừa qua, nhưng trách nhiệm của kiểm lâm địa bàn không thực hiện đúng quy định. Do đó, chúng tôi cũng kiến nghị với Hạt kiểm lâm làm rõ trách nhiệm và xử lý  trách nhiệm đối với cán bộ kiểm lâm địa bàn thực hiện nhiệm vụ này” - ông Võ Đình Công nói.

Tuy nhiên, theo ông Trần Văn Thanh, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn thì việc bàn giao đã hoàn thành cách đây vài tháng. Hiện Hạt kiểm lâm Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn chỉ quản lý trong diện tích Khu bảo tồn 2.536ha, diện tích còn lại hơn 1.000ha là do chính quyền địa phương quản lý.

Một con vọoc chà vá bị dính bẫy

Ông Hạt Trưởng cũng thừa nhận, cán bộ cấp dưới chủ quan, lơ là trong công tác quản lý, bảo vệ rừng: “Anh em có chủ quan là thế này, sau khi có Quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố về phân cấp trách nhiệm quản lý rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn quận Sơn Trà, thì Hạt kiểm lâm quản lý trong diện tích Khu bảo tồn. Việc phối kết hợp thì có, tuy nhiên anh em do sơ suất chỗ đó nên phát hiện bị chậm”.

Nguyên nhân sâu xa của vụ việc này được ông Nguyễn Phú Ban, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng lý giải, khu vực rừng bị xâm hại thuộc tiểu khu 62 rừng Sơn Trà đã được thành phố quy hoạch để giao cho Công ty dịch vụ du lịch Tiên Sa làm chủ đầu tư thực hiện dự án du lịch.

Lán trại xây dựng trái phép trên rừng Sơn Trà đã được tháo dỡ

Khu rừng này trước đây được Kiểm lâm bàn giao UBND phường Thọ Quang quản lý. Sau đó, địa phương này giao khoán cho ông Nguyễn Văn Tâm quản lý và trồng rừng. Theo nguyên tắc, trước khi phát rừng để trồng cây thì chủ rừng phải làm đơn gửi UBND phường Thọ Quang cũng như Hạt kiểm lâm liên quận Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn để được xem xét và hướng dẫn thực hiện. Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Tâm không thực hiện đúng các thủ tục mà đã tự ý thuê công nhân vào phá rừng, làm đường, dựng lán trại.

Ông Nguyễn Phú Ban cho biết: “Trước mắt sở đã chỉ đạo đình chỉ mọi hoạt động xâm hại rừng, cho tháo dỡ toàn bộ lán trại; đồng thời xem xét xử lý trách nhiệm các cá nhân và tập thể đã buông lỏng quản lý để xảy ra vụ việc. Rừng đã cho phép thì anh phải có phương án khi tác động vào rừng. Phương án do cơ quan chức năng xử lý, anh mới được làm mà chủ nhà chưa cho phép làm anh sai. Bởi vì rừng đây đã giao cho địa phương quản lý, đáng lẽ trách nhiệm kiểm lâm phát hiện sớm, ngăn chặn lại. Bây giờ đang tập trung xử lý, quy trách nhiệm  kiểm điểm”.

Nhiều thảm thực vật bị phát trụi để mở đường vào rừng

Hôm qua, chính quyền phường Thọ Quang đã đến nhà ông Tuấn, người cung cấp thông tin để cảm ơn và nắm lại thông tin ngoài thực địa. Đầu giờ sáng nay, phường đã tiến hành tháo dỡ toàn bộ phần lán trại xây dựng trái phép và tịch thu vật dụng trồng cây, dừng các hoạt động trồng cây tại Tiểu khu 54 và Tiểu khu 62 trên bán đảo Sơn Trà./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vụ phá rừng ở Quảng Nam: “Nương tay” khi xử lý cán bộ đứng đầu?
Vụ phá rừng ở Quảng Nam: “Nương tay” khi xử lý cán bộ đứng đầu?

VOV.VN - Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Tranh tự nhận hình thức cách chức, nhưng Sở NN-PTNT xử lý ở mức kiểm điểm trách nhiệm.

Vụ phá rừng ở Quảng Nam: “Nương tay” khi xử lý cán bộ đứng đầu?

Vụ phá rừng ở Quảng Nam: “Nương tay” khi xử lý cán bộ đứng đầu?

VOV.VN - Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Tranh tự nhận hình thức cách chức, nhưng Sở NN-PTNT xử lý ở mức kiểm điểm trách nhiệm.

Rủ nhau phá rừng, nguyên Phó bí thư xã và Hiệu trưởng bị bắt
Rủ nhau phá rừng, nguyên Phó bí thư xã và Hiệu trưởng bị bắt

Nguyên Phó Bí thư xã “nhờ” nguyên Hiệu trưởng trường tiểu học thuê người chặt phá rừng, biến đất rừng thành đất của mình.

Rủ nhau phá rừng, nguyên Phó bí thư xã và Hiệu trưởng bị bắt

Rủ nhau phá rừng, nguyên Phó bí thư xã và Hiệu trưởng bị bắt

Nguyên Phó Bí thư xã “nhờ” nguyên Hiệu trưởng trường tiểu học thuê người chặt phá rừng, biến đất rừng thành đất của mình.

Tái diễn nạn phá rừng phòng hộ ở Bình Thuận
Tái diễn nạn phá rừng phòng hộ ở Bình Thuận

VOV.VN -Tình trạng phá rừng lại tiếp tục xảy ra trên địa bàn, hơn 58ha rừng phòng hộ tại huyện miền núi Đức Linh đang bị tàn phá nghiêm trọng.

Tái diễn nạn phá rừng phòng hộ ở Bình Thuận

Tái diễn nạn phá rừng phòng hộ ở Bình Thuận

VOV.VN -Tình trạng phá rừng lại tiếp tục xảy ra trên địa bàn, hơn 58ha rừng phòng hộ tại huyện miền núi Đức Linh đang bị tàn phá nghiêm trọng.