Quảng Nam ứng phó hạn hán và mặn xâm nhập

VOV.VN - 2 tuần qua, nước mặn liên tục xâm nhập vào bể hút Trạm bơm điện 19 Tháng 5 trên sông Thu Bồn, ở xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Nhiều diện tích lúa vụ đông xuân của địa phương này có nguy cơ thiếu nước tưới.

Vụ đông xuân 2023-2024, gia đình ông Lưu Văn Dũng, ở xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam sản xuất 6 sào lúa, nguồn nước chủ yếu lấy từ sông Thu Bồn qua Trạm bơm điện 19 Tháng 5. Trong 2 tuần qua, nước mặn liên tục xâm nhập hạ lưu sông Thu Bồn, vào tận bể hút trạm bơm này, ảnh hưởng nguồn nước tưới cây trồng. Ông Lưu Văn Dũng cho biết, lúa đang giai đoạn trổ bông, nếu tình trạng mặn tiếp tục xâm nhập, nguy cơ thiếu nước rất cao, ảnh hưởng sự phát triển cây lúa: “Nguồn nước chủ yếu phụ thuộc vào Trạm bơm 19 Tháng 5, HTX Nông nghiệp Duy Phước đã có thông báo nguồn nước sông tại trạm bơm 19 Tháng 5 bị nhiễm mặn, chúng tôi rất lo lắng, vì hiện nay lúa đang trổ, nếu nước mặn thì ảnh hưởng đến cây lúa. Mấy bữa nay HTX bơm lách triều, hiện nay đang ổn định. Dự kiến vụ hè thu tới, những diện tích lúa khó tưới chuyển qua cây trồng cạn, cây hoa màu như ít nước tưới”.

Hơn 500 héc ta lúa và hoa màu ở các xã Duy Phước, Duy Vinh, huyện Duy Xuyên và xã Cẩm Kim, thành phố Hội An phụ thuộc vào nguồn nước tại Trạm bơm 19 Tháng 5 có nguy cơ thiếu nước tưới do hạ lưu sông Thu Bồn nhiễm mặn. Ông Lê Trung Nam, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Duy Phước, huyện Duy Xuyên cho biết, 2 tuần trước, mặn xâm nhập, nồng độ liên tục tăng. Hợp tác xã cử lực lượng thường xuyên túc trực đo nồng độ mặn ở khu vực bể hút của Trạm bơm 19 Tháng 5 và phối hợp với các ngành theo dõi chặt chẽ lịch thủy triều, để bơm lách triều: “Chúng tôi thường xuyên đo độ mặn ở đây, 2 tiếng đồng hồ đo một lần. Đặc biệt trong lúc triều cường là chúng tôi phải túc trực kể ngày và đêm khi độ mặn cho phép chúng tôi bơm hết công suất, bơm hết máy để cứu lúa.”

Chủ động chống hạn, mặn, UBND huyện Duy Xuyên đề nghị ngành Nông nghiệp tỉnh Quảng Nam tăng cường lượng nước ngọt từ hệ thống kênh chính Bắc Phú Ninh và trạm bơm Xuyên Đông ở thị trấn Nam Phước xuống sông Đào. Về lâu dài, địa phương khuyến cáo nông dân chuyển đổi những diện tích lúa không chủ động nguồn nước tưới sang trồng cây hoa màu.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam khuyến cáo người nông dân sử dụng nước tiết kiệm, be bờ giữ nước, đắp chặn các kênh tiêu để tận dụng nước hồi quy tưới trở lại những vùng thấp. Tỉnh Quảng Nam hỗ trợ nông dân chuyển đổi hơn 1.100 héc ta đất lúa không chủ động nguồn nước sang trồng các loại cây trồng cạn, trồng hoa màu, trồng cỏ nuôi bò và đào ao thả cả.

Ông Trương Xuân Tý, Phó Giám đốc Sở Nông và Phát triển nông và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam cho biết “Thực tế hiện nay sản xuất vụ đông xuân năm 2023-2024 trên địa bàn tỉnh có một số khu vực ở vùng hạ du sông Thu Bồn xảy ra hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn. Sở Nông nghiệp đã phối hợp các nhà máy thủy điện trên thượng nguồn tổ chức vận hành nước để cơ bản đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Đối với công tác xâm nhập mặn, chỉ đạo các địa phương đắp các đập tạm và thực hiện bơm lách triều. Đối với những diện tích lúa kém hiệu quả chuyển qua cây trồng cạn có giá trị kinh tế cao”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trạm đo mặn tự động giúp người dân ứng phó hiệu quả với mặn xâm nhập
Trạm đo mặn tự động giúp người dân ứng phó hiệu quả với mặn xâm nhập

VOV.VN - Từ đầu mùa khô đến nay, tình hình xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang diễn ra phức tạp, khó lường, tuy nhiên, nhờ đầu tư, vận hành tốt các trạm đo mặn tự động nên Hậu Giang có được thông tin dự báo nhanh, chính xác để người dân ứng phó kịp thời và giảm áp lực cho cán bộ đi đo mặn.

Trạm đo mặn tự động giúp người dân ứng phó hiệu quả với mặn xâm nhập

Trạm đo mặn tự động giúp người dân ứng phó hiệu quả với mặn xâm nhập

VOV.VN - Từ đầu mùa khô đến nay, tình hình xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang diễn ra phức tạp, khó lường, tuy nhiên, nhờ đầu tư, vận hành tốt các trạm đo mặn tự động nên Hậu Giang có được thông tin dự báo nhanh, chính xác để người dân ứng phó kịp thời và giảm áp lực cho cán bộ đi đo mặn.

Bảo vệ vườn sầu riêng khi nước mặn xâm nhập
Bảo vệ vườn sầu riêng khi nước mặn xâm nhập

VOV.VN - Những ngày gần đây, gió chướng thổi mạnh, nước mặn đã xâm nhập nhanh vào các hệ thống sông, rạch trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Việc ngăn mặn, trữ nước ngọt để bảo vệ an toàn vườn cây sầu riêng ven sông là rất cấp thiết.

Bảo vệ vườn sầu riêng khi nước mặn xâm nhập

Bảo vệ vườn sầu riêng khi nước mặn xâm nhập

VOV.VN - Những ngày gần đây, gió chướng thổi mạnh, nước mặn đã xâm nhập nhanh vào các hệ thống sông, rạch trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Việc ngăn mặn, trữ nước ngọt để bảo vệ an toàn vườn cây sầu riêng ven sông là rất cấp thiết.

Nước mặn xâm nhập nhiều vườn sầu riêng ở Tiền Giang
Nước mặn xâm nhập nhiều vườn sầu riêng ở Tiền Giang

VOV.VN - Hiện nay, mặn xâm nhập dưới sông Tiền đã bắt đầu đến “lãnh địa” trồng cây sầu riêng chuyên canh của tỉnh Tiền Giang. Nhiều diện tích sầu riêng ven sông Tiền đã cạn nguồn nước ngọt, đứng trước nguy cơ bị ảnh hưởng nếu hạn mặn kéo dài.

Nước mặn xâm nhập nhiều vườn sầu riêng ở Tiền Giang

Nước mặn xâm nhập nhiều vườn sầu riêng ở Tiền Giang

VOV.VN - Hiện nay, mặn xâm nhập dưới sông Tiền đã bắt đầu đến “lãnh địa” trồng cây sầu riêng chuyên canh của tỉnh Tiền Giang. Nhiều diện tích sầu riêng ven sông Tiền đã cạn nguồn nước ngọt, đứng trước nguy cơ bị ảnh hưởng nếu hạn mặn kéo dài.