Phòng ngừa rủi ro và siết chặt công tác quản lý an toàn lao động

VOV.VN - Tình trạng tai nạn lao động liên tiếp xảy ra thực sự là nỗi nhức nhối của toàn xã hội. Phần lớn các vụ tai nạn lao động xảy ra do người sử dụng lao động (chiếm hơn 46% tổng số vụ và 44.37% tổng số người chết). 

 

Tiếp đến là do người lao động vi phạm quy trình, quy chuẩn an toàn lao động. Song điều đáng nói là hiện một bộ phận không nhỏ người lao động không được tiếp nhận thông tin về an toàn vệ sinh lao động nên tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Vậy giải pháp nào để phòng ngừa các yếu tố rủi ro và siết chặt công tác quản lý an toàn lao động? 

Đã có rất nhiều câu nói “giá như” được thốt ra trong muộn màng với nhiều hối tiếc. “Giá như tôi cẩn thận hơn”, “Giá như tôi được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động và tuân thủ điều kiện làm việc an toàn…” thì đã không trở thành người  “Do mình sơ suất, mặc quần áo bảo hộ rồi nhưng không cài khuy nên bị máy cuốn vào. Công ty cũng giúp đỡ và tạo điều kiện chuyển đổi công việc khác và duy trì đến bây giờ. Tuy nhiên, sức khỏe giảm sút, kinh tế khó khăn, mình muốn phấn đấu để có thu nhập tốt hơn cũng không được”.

 “Đôi chân này là chân giả, cũng được bệnh viện cố cứu nhưng không được. Cuộc sống của tôi cũng đã bị xáo trộn quá nhiều vì tôi là lao động chính trong gia đình. Vợ cùng làm công nhân thôi, con thì đang ăn học. Hiện tôi cũng được công ty và gia đình hỗ trợ để con tôi được ăn học. Bây giờ cũng chỉ biết trông vào vợ tôi thôi”.

Dó chỉ là 2 trong số những vụ tai nạn lao động đáng tiếc xảy ra, khiến 2 người đàn ông - những lao động chính trong gia đình bốc chốc trở thành người khuyết tật, mất đi phần lớn khả năng lao động.  

 Còn theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong năm 2023, cả nước đã xảy ra gần 7.400 vụ tai nạn lao động, giảm 324 vụ, tương ứng với 4,2% so với năm 2022. Số vụ tai nạn lao động này khiến 7.553 người bị nạn. Thiệt hại về vật chất và tài sản do tai nạn lao động lên tới hơn 17 nghìn tỷ đồng, tăng hơn so với năm 2022. Trong đó, thiệt hại về vật chất là hơn 16.350 tỷ đồng và thiệt hại về tài sản là hơn 722 tỷ đồng. Những địa phương có số người chết vì tai nạn lao động nhiều nhất trong năm 2023 là: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Quảng Ninh, Đồng Nai, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Bình Định, Gia Lai.

 Mới đây tại buổi họp trao đổi thông tin với báo chí về tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2023, bà Chu Thị Hạnh, Phó Cục trưởng Cục An toàn lao động, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cũng khẳng định: Năm 2023, công tác an toàn, vệ sinh lao động trên toàn quốc đạt được một số kết quả nhất định nhưng số vụ tai nạn lao động, số người mắc bệnh nghề nghiệp, sự cố nghiêm trọng vẫn còn ở mức cao và đáng lo ngại.

 " Nguyên nhân do nhiều người sử dụng lao động vẫn chưa quan tâm, chưa chú ý đến thực hiện các quy định pháp luật về quản lý, kiểm soát nguy cơ rủi ro. Nhiều người lao động chưa được huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động, thiếu kiến thức, kỹ năng làm việc. Công tác thông tin, tuyên truyền cho khu vực không có quan hệ lao động cũng vẫn còn bị hạn chế. Chính quyền cơ sở cũng chưa thực sự quan tâm"- bà Hạnh nói.

Các biên bản điều tra tai nạn lao động chết người nhận được cho thấy, những lĩnh vực sản xuất kinh doanh xảy ra nhiều tai nạn lao động chết người là: Xây dựng chiếm 18,27% tổng số vụ và 20,03% tổng số người chết; khai thác mỏ, khai thác khoáng sản chiếm 16,14% tổng số vụ tai nạn và 17,8% tổng số người chết; cơ khí, luyện kim chiếm 11,78% tổng số vụ và 10,77% tổng số người chết; sản xuất vật liệu xây dựng chiếm 9,56% tổng số vụ và 9,09% tổng số người chết; dệt may, da giầy chiếm 7,18% tổng số vụ và 7,88% tổng số người chết; dịch vụ chiếm 4,5% tổng số vụ và 4,22% tổng số người chết.

Các yếu tố chấn thương chủ yếu làm chết người nhiều nhất là: Tai nạn giao thông; ngã từ trên cao; bị máy, thiết bị cán, kẹp, cuốn; bị điện giật và bị sập đổ….Nguyên nhân các vụ tai nạn lao động chủ yếu do người sử dụng lao động (chiếm 46,05% tổng số vụ và 44.37% tổng số người chết). Tiếp đến là nguyên nhân do người lao động vi phạm quy trình quy chuẩn an toàn lao động. Còn lại do người khác gây ra và khách quan khó tránh. Ý kiến của một số lao động: "Có nhiều yếu tố dẫn tới tai nạn lao động. Theo cá nhân tôi thì trong môi trường làm việc có một số rủi ro. Ví dụ như là tai nạn điện giật, tai nạn ngã hoặc là tai nạn về rơi đổ các đồ vật trong quá trình tham gia sản xuất. Thì theo cá nhân tôi để có thể hạn chế và ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sản xuất thì người lao động phải được nâng cao ý thức trong việc chấp hành những nội quy, quy định về công tác an toàn vệ sinh lao động và tuân thủ đúng quy trình khi vận hành máy móc, thiết bị. Muốn vậy thì công tác phổ biến, tuyên truyền và huấn luyện, đào tạo về công tác an toàn vệ sinh lao động là rất quan trọng".

"Theo tôi để ngăn ngừa rủi ro và phòng ngừa tai nạn lao động thì việc quan trọng nhất là nâng cao nhận thức của người lao động trong việc nghiêm túc tuân thủ những nội quy, quy định, quy trình vận hành máy móc thiết bị để đảm bảo công tác an toàn vệ sinh lao động. Vì khi chúng ta không thực hiện đúng những nội quy, quy định, quy trình vận hành máy móc thiết bị, tuân thủ an toàn lao động thì đều có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đáng tiếc".

Có thể thấy, trong những năm qua công tác an toàn vệ sinh lao động được đầu tư đáng kể nhưng trên thực tế số vụ tai nạn lao động xảy ra vẫn là những con số nhức nhối. Hiện nay, việc tuân thủ pháp luật về an toàn vệ sinh lao động của nhiều doanh nghiệp chưa nghiêm, thậm chí nhiều doanh nghiệp thực hiện chỉ để đối phó sự kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước.

Trong quá trình hội nhập, Việt Nam phải chấp hành nghiêm ngặt các tiêu chuẩn lao động, trong đó có tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao động của Tổ chức lao động quốc tế, Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế và trong các hiệp định thương mại thế hệ mới. Đặc biệt trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 mức độ cạnh tranh trong nền kinh tế cũng ngày càng quyết liệt…Tất cả điều này sẽ tạo áp lực làm thế nào để người lao động, doanh nghiệp đảm bảo tốt nhất công tác an toàn vệ sinh lao động. Để phòng ngừa các yếu tố rủi ro và siết chặt công tác quản lý về an toàn lao động, hạn chế thấp nhất các vụ tai nạn lao động thương tâm có thể xảy ra, ông Hà Tất Thắng, Cục trưởng Cục an toàn lao động, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết: "Còn nhiều khi vẫn có những hình thức chống đối, ví dụ như quan trắc môi trường lao động theo hình thức chống đối, không thể hiện được bản chất và không có sự giám sát của người lao động. Việc đó phải tăng cường. Ngoài ra, cũng có một số đơn vị sử dụng lao động nông nhàn, không được đào tạo và không huấn luyện, không tuân thủ những quy định nên có trong lúc xảy ra những vụ cũng rất đáng tiếc. Vì vậy, đâu đó vẫn còn những chỗ vi phạm. Chúng ta phải tiếp tục công tác tuyên truyền, huấn luyện, thanh tra kiểm tra, xử lý vi phạm, thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự. Năm 2023, cả nước các đoàn điều tra đề nghị Công an khởi tố 22 vụ và các cơ quan công an đã khởi tố 19 vụ, cũng thể hiện sự nghiêm khắc và mang tính chất răn đe".

Tai nạn lao động là nỗi ám ảnh, gây đau đớn về thể xác và dai dẳng về tinh thần, giảm sút, thậm chí suy kiệt về kinh tế không chỉ của những nạn nhân bị tai nạn, mà với cả gia đình, người thân của họ. Bởi vậy, mỗi doanh nghiệp đừng vì tiết kiệm, bỏ qua một số khâu đảm bảo an toàn, rồi gây ra những thiệt hại không đáng có. Nhưng trước hết, mỗi người lao động, cần nghiêm túc tuân thủ các quy định trong quá trình sản xuất để tạo nên một môi trường làm việc an toàn vì sức khỏe, tính mạng của bản thân và những người xung quanh.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng chỉ đạo nóng về vụ tai nạn lao động tại nhà máy xi măng ở Yên Bái
Thủ tướng chỉ đạo nóng về vụ tai nạn lao động tại nhà máy xi măng ở Yên Bái

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 39/CĐ-TTg ngày 22/4/2024 về vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.

Thủ tướng chỉ đạo nóng về vụ tai nạn lao động tại nhà máy xi măng ở Yên Bái

Thủ tướng chỉ đạo nóng về vụ tai nạn lao động tại nhà máy xi măng ở Yên Bái

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 39/CĐ-TTg ngày 22/4/2024 về vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.

Yên Bái thông tin về vụ tai nạn tại công ty xi măng làm 7 công nhân tử vong
Yên Bái thông tin về vụ tai nạn tại công ty xi măng làm 7 công nhân tử vong

VOV.VN - Vào hồi 13 giờ 30 phút, ngày 22/4/2024 đã xảy ra vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, có trụ sở tại thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.

Yên Bái thông tin về vụ tai nạn tại công ty xi măng làm 7 công nhân tử vong

Yên Bái thông tin về vụ tai nạn tại công ty xi măng làm 7 công nhân tử vong

VOV.VN - Vào hồi 13 giờ 30 phút, ngày 22/4/2024 đã xảy ra vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, có trụ sở tại thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.

Tai nạn lao động tại công ty xi măng ở Yên Bái khiến 7 người tử vong
Tai nạn lao động tại công ty xi măng ở Yên Bái khiến 7 người tử vong

VOV.VN - Theo thông tin ban đầu, sự cố xảy ra trong quá trình các công nhân sửa chữa dây chuyền nghiền đá tại Công ty Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.

Tai nạn lao động tại công ty xi măng ở Yên Bái khiến 7 người tử vong

Tai nạn lao động tại công ty xi măng ở Yên Bái khiến 7 người tử vong

VOV.VN - Theo thông tin ban đầu, sự cố xảy ra trong quá trình các công nhân sửa chữa dây chuyền nghiền đá tại Công ty Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.