Phát huy giá trị văn hóa dân tộc từ du lịch cộng đồng

VOV.VN - Những năm gần đây, các khu du lịch sinh thái cộng đồng ở miền núi huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng ngày càng trở nên hấp dẫn du khách bốn phương không chỉ bởi phong cảnh sơn thủy hữu tình, mà còn bởi chính những nét đẹp văn hóa riêng có của đồng bào các dân tộc nơi đây.

Giữ gìn văn hóa bản địa để thúc đẩy du lịch phát triển đã và đang là hướng đi đúng giúp bà con miền núi huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng có thêm thu nhập và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.

Nằm ở thượng nguồn sông Cu Đê, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về hướng Tây Bắc, homestay của A Lăng Như nổi lên như một  điểm đến ấn tượng đối với du khách trong và ngoài nước mỗi khi đến với xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Đây cũng là mô hình đầu tiên thực hiện thí điểm đề án “Phát triển du lịch cộng đồng kết hợp bảo tồn văn hóa Cơ Tu tại 2 thôn Tà Lang, Giàn Bí, xã Hòa Bắc”. Cùng với Homestay A Lăng Như, Tổ hợp tác du lịch cộng đồng do anh Như làm Tổ trưởng cũng đã ra đời gồm 45 thành viên là đồng bào Cơ Tu thuộc 2 thôn Tà Lang, Giàn Bí. Tổ này có 7 nhóm ngành, nghề chính gồm: nhóm đan lát, dệt thổ cẩm, điêu khắc gỗ, nhóm cồng chiêng, múa tân tung da dá, nhóm ẩm thực, trecking rừng. Anh A Lăng Như, chủ Homestay này chia sẻ, Tổ hợp tác du lịch cộng đồng Hòa Bắc chính thức đi vào hoạt động từ cuối năm 2019 nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên lượng khách không ổn định, doanh thu của Tổ hợp tác cũng chưa đạt như mong muốn. Tuy nhiên, cái được lớn nhất mà du lịch sinh thái cộng đồng mang lại là giúp bà con có thêm sinh kế, tăng thu nhập và qua đó, nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Cơ Tu.

“Năm 2019, khách đến Homestay rất nhiều. Sau 2 năm dịch, khách quay trở lại, 1tháng 4 lần; còn những ngày lễ lớn khách đến đều (trừ những ngày thời tiết xấu). Doanh thu đến nay được 200 triệu (từ 2019). Sắp tới mở rộng và nâng cao chất lượng hơn nữa để phục vụ khách một cách chuyên nghiệp hơn. Ở đây làm theo mùa, mùa nào có khách thì bà con tham gia rất đông, nhiều khi bà con cả tổ đều tham gia hết. Có thể nói đến nay Hòa Bắc đã có nền móng phát triển du lịch. Khách đến đây có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của núi rừng và trải nghiệm những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Cơ Tu. Thông qua du lịch tạo công ăn việc làm cho 45 thành viên Tổ hợp tác du lịch.” - A Lăng Như cho biết như vậy.

Cùng với Tổ hợp tác du lịch cộng đồng của A Lăng Như, thời gian gần đây nhiều mô hình du lịch sinh thái cộng đồng đã ra đời, đáp ứng nhu cầu tham quan, trải nghiệm của du khách khi đến với Hòa Bắc. Một trong số đó phải kể đến Hợp tác xã Nông nghiệp và Du lịch sinh thái Hòa Bắc do chị Đỗ Thị Huyền Trâm làm Giám đốc. Tuy mới đi vào hoạt động nhưng Tổ hợp tác này đã thu hút khá đông phụ nữ tham gia, trong đó có chị em Cơ Tu ở 2 thôn Tà Lang, Giàn Bí.

Theo chị Huyền Trâm, thông qua các tổ nông nghiệp; tổ nghề truyền thống, tổ văn hóa - văn nghệ, tổ ẩm thực, tổ vận chuyển tour, tuyến… các xã viên không chỉ có thêm thu nhập mà còn gìn giữ, bảo tồn được nghề truyền thống: “Đối với du lịch cộng đồng, bà con vẫn đang làm những gì bà con đang có. Khi du lịch đến thì nghề của họ tăng thêm giá trị thôi, chứ còn thực tế bà con làm dệt thì vẫn dệt, bà con làm nông thì vẫn làm nông; tổ ẩm thực thì vẫn là tổ ẩm thực, bà con vẫn đi rừng, đi rẫy nhưng khi du lịch về thì bà con gắn nghề của mình vào du lịch. Bên cạnh đó, nhờ du khách đến họ cảm thấy yêu nghề hơn và họ muốn gìn giữ, bảo tồn nghề lâu dài hơn. Có thể nói du lịch học tập không làm mất nghề mà tăng giá trị nghề của họ lên”, chị Huyền Trâm cho biết.

Ông Hồ Phú Thanh, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng khẳng định, du lịch cộng đồng là một trong những ngành kinh tế chủ lực của địa phương. Vừa qua, được sự quan tâm của huyện Hòa Vang, xã Hòa Bắc đã đầu tư xây dựng Trung tâm Văn hóa du lịch cộng đồng của đồng bào Cơ Tu tại 2 thôn Tà Lang và Giàn Bí với tổng kinh phí hơn 20 tỷ đồng. Công trình hoàn thành, đưa vào sử dụng sẽ là nơi tiếp đón, điều phối du khách và trưng bày các sản phẩm văn hóa Cơ Tu, đồng thời cũng là điểm giao lưu, trình diễn văn hóa của đồng bào.

Ông Hồ Thanh Phú cũng cho biết, giai đoạn 2021-2025, xã Hòa Bắc sẽ tập trung phát triển, hoàn thiện cụm du lịch Tà Lang-Giàn Bí với mục tiêu là phát triển du lịch văn hóa của đồng bào Cơ Tu; du lịch trải nghiệm đời sống sinh hoạt, lao động, sản xuất của người Cơ Tu để du khách và học sinh các trường có trải nghiệm không gian văn hóa của đồng bào. “Đối với lộ trình này, chúng tôi tập trung vào công tác phục dựng, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào Cơ Tu. Hiện nay, chương trình bảo tồn văn hóa của đồng bào đã phát huy hiệu quả tích cực. Hiện đã khôi phục được nghề dệt thổ cẩm, điêu khắc, đan lát múa tân tung da dá của bà con….rất nhiều nội dung trong lĩnh vực văn hóa.”

Xác định, văn hóa là giải pháp tốt nhất để bảo tồn văn hóa, thời gian qua, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng đã triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo tồn nghề truyền thống, kiến trúc, nghệ thuật, phong tục, lễ hội…Qua đó, thúc đẩy du lịch phát triển. Ông Đỗ Văn Tân, Trưởng Phòng Văn hóa huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng cho biết, vùng đồng bào dân tộc Cơ tu được đánh giá có rất nhiều tiềm năng về sinh thái tự nhiên và văn hóa cộng đồng Cơ Tu. Vì thế, thời gian tới, huyện Hòa Vang tiếp tục đầu tư hỗ trợ bà con phát triển mô hình du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân.

“Nền tảng du lịch đã có, kiến thức, kỹ năng của người dân cũng đã có. Hiện nay, người dân cũng đã có ý thức giữ gìn sinh thái tự nhiên nơi mình đang sống và văn hóa dân tộc để phát triển du lịch. Trong thời gian sắp tới, huyện cũng định hướng là giữ nguyên thực trạng không gian ở đây chỉ chỉnh trang 1 ít để phục vụ cho việc phát triển du lịch, xem đây là hướng chính để phát triển kinh tế của đồng bào Cơ Tu, giúp bà con ổn định cuộc sống”, ông Đỗ Văn Tân khẳng định.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Sóc Trăng
Phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Sóc Trăng

VOV.VN - Ngày 30/11, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Tỉnh ủy Sóc Trăng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Sóc Trăng hiện nay”.

Phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Sóc Trăng

Phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Sóc Trăng

VOV.VN - Ngày 30/11, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Tỉnh ủy Sóc Trăng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Sóc Trăng hiện nay”.

Xây dựng phát triển dược liệu vùng dân tộc thiểu số
Xây dựng phát triển dược liệu vùng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Từ 29/11 đến 1/12, tại huyện Đắk Glong (Đắk Nông), Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương phối hợp với Cục Quản lý y, dược cổ truyền (Bộ Y tế) tổ chức Hội thảo tập huấn chia sẻ kinh nghiệm truyền thông nâng cao xây dựng phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Xây dựng phát triển dược liệu vùng dân tộc thiểu số

Xây dựng phát triển dược liệu vùng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Từ 29/11 đến 1/12, tại huyện Đắk Glong (Đắk Nông), Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương phối hợp với Cục Quản lý y, dược cổ truyền (Bộ Y tế) tổ chức Hội thảo tập huấn chia sẻ kinh nghiệm truyền thông nâng cao xây dựng phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Giúp vốn cho bà con người dân tộc thiểu số sản xuất, đẩy lùi tín dụng đen
Giúp vốn cho bà con người dân tộc thiểu số sản xuất, đẩy lùi tín dụng đen

VOV.VN - Nhờ nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Đắk Nông mà nhiều hộ gia đình dân tộc M’ Nông trên địa bàn có điều kiện đầu tư sản xuất, từng bước vươn lên thoát nghèo. Bà con được cung ứng nguồn vốn kịp với thời vụ nên không còn vay tín dụng đen với lãi suất cao như trước đây nữa.

Giúp vốn cho bà con người dân tộc thiểu số sản xuất, đẩy lùi tín dụng đen

Giúp vốn cho bà con người dân tộc thiểu số sản xuất, đẩy lùi tín dụng đen

VOV.VN - Nhờ nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Đắk Nông mà nhiều hộ gia đình dân tộc M’ Nông trên địa bàn có điều kiện đầu tư sản xuất, từng bước vươn lên thoát nghèo. Bà con được cung ứng nguồn vốn kịp với thời vụ nên không còn vay tín dụng đen với lãi suất cao như trước đây nữa.

Tôn vinh 200 người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số
Tôn vinh 200 người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số

VOV.VN - UBND tỉnh Lai Châu hôm nay đã tổ chức hội nghị biểu dương, tôn vinh 200 người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2023.

Tôn vinh 200 người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số

Tôn vinh 200 người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số

VOV.VN - UBND tỉnh Lai Châu hôm nay đã tổ chức hội nghị biểu dương, tôn vinh 200 người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2023.