Nguồn lực thực hiện chính sách dân tộc còn hạn chế

VOV.VN - Tổng kết công tác dân tộc năm 2014, nhiều ý kiến cho rằng kinh tế-xã hội vùng dân tộc và miền núi phát triển còn chậm; chênh lệch vùng miền còn lớn

Sáng 14/1, tại Trụ sở Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác dân tộc năm 2014 và triển khai nhiệm vụ năm 2015. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử chủ trì hội nghị. 

Báo cáo kết quả công tác dân tộc năm 2014 nêu rõ: Năm qua, sản xuất công-nông-lâm- ngư nghiệp vùng dân tộc và miền núi có sự phục hồi, phát triển về năng suất, chất lượng, sản lượng; chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Hệ thống thương mại, dịch vụ tiếp tục được mở rộng, tạo điều kiện cho đồng bào giao lưu hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm. Phong trào xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh, bộ mặt nông thôn vùng dân tộc và miền núi ngày càng khởi sắc. Tốc độ tăng trưởng bình quân của các tỉnh vùng dân tộc và miền núi từ 8 - 10%, một số địa phương có mức tăng cao trên 10% như: Thái Nguyên, Tuyên Quang, Sơn La, Thanh Hóa, Lâm Đồng… Tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc và miền núi giảm từ 2-4%; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện; hệ thống công trình hạ tầng tiếp tục được tăng cường góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn mới…

Tại hội nghị, đại diện các tỉnh Cao Bằng, Điện Biên, Thanh Hóa, Quảng Nam, Đắk Nông, thành phố Hồ Chí Minh và Sóc Trăng cho rằng: mặc dù Đảng và Nhà nước đã quan tâm đầu tư nhưng nguồn lực thực hiện chính sách dân tộc còn hạn chế, chưa đủ tạo ra bước đột phá. Kinh tế-xã hội vùng dân tộc và miền núi phát triển còn chậm; khoảng cách chênh lệch còn lớn giữa các vùng miền trong cả nước; kết cấu hạ tầng giao thông, điện, thủy lợi, cơ sở y tế còn nhiều bất cập; đời sống đồng bào vùng dân tộc và miền núi được cải thiện đáng kể nhưng tỷ lệ hộ nghèo vẫn ở mức cao, nguy cơ tái nghèo lớn, công tác giảm nghẻo thiếu tính bền vững; tình trạng di cư tự do, tranh chấp đất đai, mua bán đất trái phép, phá rừng làm nương rẫy…vẫn còn diễn biến phức tạp.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Lệ, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Nông cho rằng: “Tỉnh Đắk Nông dân di cư tự do còn rất đông, hiện còn 33.000 khẩu. Dân di cư tự do cũng là hộ nghèo, vì vậy cần tập trung để chương trình này hoàn thành. Nếu không ổn định dân di cư tự do thì dân ở trong rừng tiếp tục phá rừng, ảnh hưởng nhiều đến công tác bảo vệ và phát triển rừng. Mặt khác không thể đảm bảo an sinh xã hội cho dân di cư tự do”.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị, năm 2015, các Bộ, ngành và địa phương cần quan tâm hơn nữa tới công tác dân tộc; tiếp tục bố trí nguồn lực cho vùng sâu, vùng xa; làm tốt chính sách khuyến nông, khuyến lâm; bố trí cán bộ làm công tác dân tộc đủ năng lực. Đồng thời, tìm mọi cách tăng thêm nguồn lực đầu tư, tổ chức triển khai thực hiện tốt hơn các chính sách đã ban hành, đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách để giảm nghèo nhanh và bền vững hơn, cải thiện tốt hơn đời sống cho đồng bào dân tộc. Rà soát, xây dựng các chính sách đặc thù đối với các dân tộc ít người đặc biệt khó khăn. Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; không để xảy ra các vụ việc gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở vùng dân tộc và miền núi; thực hiện tốt chủ trương đoàn kết dân tộc…./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xúc tiến đầu tư và viện trợ vùng dân tộc miền núi
Xúc tiến đầu tư và viện trợ vùng dân tộc miền núi

VOV.VN -Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự và có chỉ đạo quan trọng tại Hội nghị này.

Xúc tiến đầu tư và viện trợ vùng dân tộc miền núi

Xúc tiến đầu tư và viện trợ vùng dân tộc miền núi

VOV.VN -Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự và có chỉ đạo quan trọng tại Hội nghị này.

Điều tra thực trạng kinh tế- xã hội 53 dân tộc
Điều tra thực trạng kinh tế- xã hội 53 dân tộc

VOV.VN - Đề án sẽ điều tra, thu thập thông tin về dân số và phân bố dân cư; tiếp cận cơ sở hạ tầng; kinh tế; nghèo đói, an sinh xã hội; văn hoá, xã hội...

Điều tra thực trạng kinh tế- xã hội 53 dân tộc

Điều tra thực trạng kinh tế- xã hội 53 dân tộc

VOV.VN - Đề án sẽ điều tra, thu thập thông tin về dân số và phân bố dân cư; tiếp cận cơ sở hạ tầng; kinh tế; nghèo đói, an sinh xã hội; văn hoá, xã hội...

Tập trung hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững
Tập trung hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững

VOV.VN-Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Tái cơ cấu nông nghiệp làm mạnh mẽ hơn về lâm nghiệp gắn với đồng bào dân tộc thiểu số".

Tập trung hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững

Tập trung hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững

VOV.VN-Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Tái cơ cấu nông nghiệp làm mạnh mẽ hơn về lâm nghiệp gắn với đồng bào dân tộc thiểu số".

Cần giải pháp hiệu quả hơn để xóa nghèo ở vùng đồng bào dân tộc
Cần giải pháp hiệu quả hơn để xóa nghèo ở vùng đồng bào dân tộc

VOV.VN -Hiện nay, toàn vùng Tây Nam bộ còn trên 7% hộ nghèo, nhưng tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc so với tổng số hộ dân tộc còn cao.

Cần giải pháp hiệu quả hơn để xóa nghèo ở vùng đồng bào dân tộc

Cần giải pháp hiệu quả hơn để xóa nghèo ở vùng đồng bào dân tộc

VOV.VN -Hiện nay, toàn vùng Tây Nam bộ còn trên 7% hộ nghèo, nhưng tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc so với tổng số hộ dân tộc còn cao.