Lương tối thiểu vùng 2024: Điều chỉnh thế nào để hài hòa lợi ích các bên?

VOV.VN - Khi khảo sát, người lao động mong muốn mức lương tối thiểu vùng năm 2024 tăng 11%. Trong bối cảnh doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị mức tăng từ 5-6%, trong khi đó, giới chủ - VCCI đề nghị chưa tăng lương ở thời điểm này.

Sau phiên họp đầu tiên sáng 9/8, đại diện người lao động - Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng 2024 từ 5-6%, trong khi đó đại diện giới chủ - VCCI đề xuất chưa tăng lương tại thời điểm này. Hội đồng tiền lương quốc gia quyết định họp phiên tiếp theo vào quý IV/2023.

Ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Chính sách Pháp luật – Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đã có trao đổi với VOV.VN về nội dung liên quan đến đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 2024.

PV: Thưa ông, Hội đồng tiền lương quốc gia đang trong quá trình họp bàn về mức lương tối thiểu vùng 2024, cả người lao động và doanh nghiệp đều "kêu khó" trong giai đoạn hiện nay, vậy mức tăng nên điều chỉnh ra sao để đảm bảo hài hòa lợi ích các bên?

Ông Lê Đình Quảng: Khảo sát mức sống tối thiểu của người lao động năm 2023 chúng tôi nhận thấy có một số thông số cần quan tâm. Thứ nhất tình trạng người lao động có thu nhập không đảm bảo nhu cầu chi tiêu tối thiểu ở mức cao. Thứ 2, sau đại dịch, đời sống người lao động ngày càng khó khăn, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lại tăng cao khiến họ đã khó lại càng khó hơn. Khảo sát của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cho thấy giá thuê nhà của người lao động trung bình gần 1,8 triệu đồng/tháng, con số này cao hơn rất nhiều so với mức tiền thuê nhà trong công thức tính tiền lương tối thiểu vùng. Bên cạnh đó, tỷ lệ tiền chi tiêu cho các khoản lương thực thực phẩm trong thực tiễn cũng khác xa với tỷ lệ lương thực thực phẩm khi tính mức lương tối thiểu vùng. Đây là những con số Hội đồng tiền lương nên xem xét, có tính toán phù hợp với thực tiễn.

Trước phiên họp, tổ chức công đoàn tiến hành khảo sát ở 200 doanh nghiệp thuộc 6 tỉnh cho thấy, trên 75% người được khảo sát cho biết thu nhập không đáp ứng nhu cầu chi tiêu. Bên cạnh đó, 17,3% số người tham gia khảo sát phải vay tiền chi tiêu.

Khi lấy ý kiến của người lao động, họ muốn tăng lương từ đầu năm 2024 với mức trên 11%.

Tuy nhiên, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam nhận thấy giai đoạn này cũng rất cần chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển bền vững song tiền lương cũng cần được điều chỉnh để bù đắp phần trượt giá, cải thiện đời sống. Do đó, phía Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đề xuất mức tăng lương tối thiểu năm 2024 từ 5-6%.

PV: Đến hẹn lại tăng lương, nhưng nhiều ý kiến cho rằng hiện nay việc tăng lương tối thiểu vùng chưa giải quyết được cốt lõi vấn đề đảm bảo đời sống cho người lao động, ông nghĩ sao về vấn đề này?

Ông Lê Đình Quảng: Rất nhiều quốc gia hiện nay không còn quan tâm đến tiền lương tối thiểu mà tập trung vào mức lương đủ sống. Đây là mức lương có thể đảm bảo đời sống cho người lao động và để họ có một phần tích lũy. Khi dịch bệnh bùng phát, người lao động gặp phải rất nhiều khó khăn mà lâu nay chúng ta chưa tính đến. Xu thế chung dần dần tiền lương tối thiểu vùng chỉ nên làm đúng chức năng là mức sàn thấp nhất để bảo vệ người lao động yếu thế, là căn cứ để các bên thương lượng tiền lương. Thời gian tới, tổ chức công đoàn các cấp cần tăng cường đối thoại, thương lượng về tiền lương. Việc thương lượng lâu nay chưa tốt, chủ yếu dựa vào điều chỉnh tiền lương tối thiểu và các doanh nghiệp cũng tăng theo, song thực tế cần thương lượng, quy định rõ trong thỏa ước lao động tập thể hoặc xây dựng quy chế thang bảng lương hàng năm rõ ràng.

PV: Mức lương tối thiểu nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, nhưng thực tế hiện nay vẫn chưa có khảo sát về mức sống tối thiểu, thưa ông?

Ông Lê Đình Quảng: Mức sống tối thiểu là yếu tố rất quan trọng trong 7 yếu tố khi tính mức lương tối thiểu vùng. Nghị quyết 27 đã xác định định kỳ hàng năm cơ quan thống kê phải công bố mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ để làm căn cứ. Nhưng từ khi Nghị quyết có hiệu lực đến nay, việc công bố mức sống tối thiểu hàng năm vẫn chưa làm được. Chúng tôi đã kiến nghị cơ quan chức năng cần sớm công bố mức sống tối thiểu để làm căn cứ cho các bên khi thương lượng tiền lương tối thiểu vùng hàng năm.

PV: Theo ông mức lương tối thiểu vùng hiện nay đáp ứng được khoảng bao nhiêu phần trăm mức sống tối thiểu của người lao động? Khi bàn đến vấn đề tăng lương tối thiểu vùng 2024, phía doanh nghiệp bày tỏ quan điểm muốn giãn thời gian tăng lương, ông nghĩ sao về vấn đề này?

Ông Lê Đình Quảng: Nghị định 38 quy định tiền lương tối thiểu vùng năm 2023 tăng thêm 6% từ ngày 1/7/2022, mức điều chỉnh này là phủ hợp. Tuy nhiên, đến nay chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, các yếu tố kinh tế xã hội thay đổi, nhu cầu của người lao động và gia đình họ cũng tăng lên. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh lương tối thiểu là định kỳ hàng năm, do đó sắp tới cần điều chỉnh mức lương để đảm bảo hài hòa, tiến bộ trong quan hệ lao động.

Về thời gian điều chỉnh cũng là một nội dung các bên trong Hội đồng tiền lương quốc gia cần thảo luận kỹ. Nếu lùi thời gian tăng lương, thì đồng nghĩa với việc 1 năm rưỡi không điều chỉnh lương tối thiểu vùng. Trong khi đó Nghị quyết 27 xác định định kỳ hàng năm xem xét điều chỉnh tiền lương. Tuy nhiên cũng cần nhìn nhận rằng, nếu điều chỉnh, doanh nghiệp cũng rất khó khăn. Do đó ý kiến của doanh nghiệp đề nghị lùi thời gian điều chỉnh tiền lương cũng là yếu tố cần thảo luận 1 cách kỹ lưỡng vừa đảm bảo quyền lợi người lao động, vừa đảm bảo khả năng chi trả của doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn.

PV: Xin cảm ơn ông!/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 dự kiến là bao nhiêu?
Mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 dự kiến là bao nhiêu?

VOV.VN - Hội đồng tiền lương quốc gia dự kiến sẽ họp phiên đầu tiên về đàm phán vào ngày 9/8 tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh).

Mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 dự kiến là bao nhiêu?

Mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 dự kiến là bao nhiêu?

VOV.VN - Hội đồng tiền lương quốc gia dự kiến sẽ họp phiên đầu tiên về đàm phán vào ngày 9/8 tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh).

Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ đầu năm 2024: Tăng thế nào cho hợp lý hợp tình
Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ đầu năm 2024: Tăng thế nào cho hợp lý hợp tình

VOV.VN - Vấn đề tăng lương tối thiểu vùng đã đặt ra những năm gần đây nhưng chưa thực sự cải thiện chất lượng cuộc sống người lao động như mong đợi. Với đề xuất tăng lương tối thiểu vùng ngay từ đầu năm 2024 tới, người lao động kỳ vọng và mong mỏi điều gì? TS Phạm Thị Thu Lan, Phó Viện trưởng Viện Công nhân Công đoàn, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam sẽ cùng bàn luận vấn đề này.

Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ đầu năm 2024: Tăng thế nào cho hợp lý hợp tình

Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ đầu năm 2024: Tăng thế nào cho hợp lý hợp tình

VOV.VN - Vấn đề tăng lương tối thiểu vùng đã đặt ra những năm gần đây nhưng chưa thực sự cải thiện chất lượng cuộc sống người lao động như mong đợi. Với đề xuất tăng lương tối thiểu vùng ngay từ đầu năm 2024 tới, người lao động kỳ vọng và mong mỏi điều gì? TS Phạm Thị Thu Lan, Phó Viện trưởng Viện Công nhân Công đoàn, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam sẽ cùng bàn luận vấn đề này.

Lương tối thiểu vùng 2024: Đề xuất mức tăng lương từ 5-6%
Lương tối thiểu vùng 2024: Đề xuất mức tăng lương từ 5-6%

VOV.VN - Lương tối thiểu vùng 2024 đang là nội dung "nóng" được Hội đồng tiền lương quốc gia họp, bàn thảo sáng nay (9/8). Đại diện người lao động - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đang đề xuất mức tăng từ 5-6%.

Lương tối thiểu vùng 2024: Đề xuất mức tăng lương từ 5-6%

Lương tối thiểu vùng 2024: Đề xuất mức tăng lương từ 5-6%

VOV.VN - Lương tối thiểu vùng 2024 đang là nội dung "nóng" được Hội đồng tiền lương quốc gia họp, bàn thảo sáng nay (9/8). Đại diện người lao động - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đang đề xuất mức tăng từ 5-6%.

Lương tối thiểu vùng 2024: Doanh nghiệp khó khăn, có nên tăng lương cho NLĐ?
Lương tối thiểu vùng 2024: Doanh nghiệp khó khăn, có nên tăng lương cho NLĐ?

VOV.VN - Ngày mai (9/8), Hội đồng tiền lương quốc gia sẽ họp phiên đầu tiên về mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 cho người lao động (NLĐ).

Lương tối thiểu vùng 2024: Doanh nghiệp khó khăn, có nên tăng lương cho NLĐ?

Lương tối thiểu vùng 2024: Doanh nghiệp khó khăn, có nên tăng lương cho NLĐ?

VOV.VN - Ngày mai (9/8), Hội đồng tiền lương quốc gia sẽ họp phiên đầu tiên về mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 cho người lao động (NLĐ).

Thuế tối thiểu toàn cầu 15% tạo cơ hội mới hấp dẫn FDI bằng phi thuế
Thuế tối thiểu toàn cầu 15% tạo cơ hội mới hấp dẫn FDI bằng phi thuế

VOV.VN - Mức thuế tối thiểu toàn cầu 15% được 143 nước (2/3 số quốc gia và vùng lãnh thổ toàn thế giới) phê chuẩn áp dụng đối với các công ty có quy mô từ 750 triệu euro hoặc khoảng 850 triệu USD hầu như làm giảm triệt để vai trò miễn, giảm thuế trong hấp dẫn FDI, theo đó, tạo cơ hội để thu hút đầu tư bằng phi thuế. Môi trường đầu tư minh bạch, công bằng, thân thiện tăng lên đáng kể.

Thuế tối thiểu toàn cầu 15% tạo cơ hội mới hấp dẫn FDI bằng phi thuế

Thuế tối thiểu toàn cầu 15% tạo cơ hội mới hấp dẫn FDI bằng phi thuế

VOV.VN - Mức thuế tối thiểu toàn cầu 15% được 143 nước (2/3 số quốc gia và vùng lãnh thổ toàn thế giới) phê chuẩn áp dụng đối với các công ty có quy mô từ 750 triệu euro hoặc khoảng 850 triệu USD hầu như làm giảm triệt để vai trò miễn, giảm thuế trong hấp dẫn FDI, theo đó, tạo cơ hội để thu hút đầu tư bằng phi thuế. Môi trường đầu tư minh bạch, công bằng, thân thiện tăng lên đáng kể.